Trong mớ bòng bong đó, rất may, UNESCO đã đưa ra câu trả lời giúp chúng ta nhân dịp bước sang thiên niên kỷ mới, rằng: Học để biết, Học để làm, Học khẳng định mình và Học để chung sống với người khác (learning to know, learning to do, learning to be and learning to live together). Đây là một nhận định sáng suốt của UNESCO và cần được phổ biến. Nhưng đây không phải là câu trả lời duy nhất.
Trong số các câu trả lời mà tôi nhận được thì cá nhân tôi cho rằng, học để làm người là một nhận định xác đáng và sẽ vẫn còn chỗ đứng trong giáo dục. Vấn đề là người như thế nào?
Điều đó cho thấy câu trả lời này có nội hàm mập mờ, thậm chí hàm chứa cạm bẫy áp đặt quan niệm, nên cần làm rõ. Chẳng hạn, chỉ cần dấn thêm một bước bằng câu hỏi người là gì, hay làm người theo tiêu chí nào, thì câu trả lời này sẽ rơi vào thế tắc hoặc hỗn loạn vì có quá nhiều đáp án.
Thử tự trả lời: Trong ba câu hỏi của việc học, thì đâu là câu hỏi quan trọng nhất? Bạn đã từng đặt câu hỏi “Học để làm gì?” chưa? Nếu có thì câu trả lời của bạn là gì? Bạn hiểu thế nào về học để làm người?
Bạn sẽ có đáp án cho việc học của mình.
Chia sẻ
Học để làm gì? – Suy ngẫm về cuộc đời
Học để làm gì? – Suy ngẫm về cuộc đời : Đọc bài viết của TS Giáp Văn Dương trên vnexpress, Ts có đưa ra một câu hỏi học để làm gì. Sau một hồi phân tích ngược xuôi, Ts đã có một cái kết trả lời mở như sau:
Tóm lại cả bài viết phân tích của TS này focus vào ý rằng: học để làm người, và người là thế nào thì các độc giả cố gắng suy nghĩ đi. Mình ước gì có thể hỏi ông ấy học gì để làm thủ tướng. Dạo này xem cả tiến sĩ Alanphan trả lời cũng thấy thế, những câu hỏi trực diện , tốt nhất là nên trả lời né, không trả lời rằng cái này tôi không biết, mà cần vòng vo tam quốc một hồi kiểu người khôn ăn nói nửa chừng ?
Có lẽ trong xã hội hiện nay là vậy, An toàn là bạn trước đã? Trả lời cần tránh động chạm, tránh ném đá, được thêm nhiều comment ủng hộ phía dưới. Bây giờ các ông ấy đặt ngược lại mình câu hỏi: nếu là ông ông sẽ trả lời sao? – đơn giản: không biết.- liệu có bị cười trong bụng là không biết thì làm cóc gì được mời để mà có tiền ăn không?
Mình đã từng lên voz, từng nghe nhiều em sinh viên khóa dưới than vãn về việc bị nợ môn, nguy cơ cao, buồn, chán nản…Thì trước cũng thế, Bách Khoa năm nào chẳng đều đặn trên 500 học sinh lưu ban, có năm cả gần nghìn. Mình nhớ hồi đó có ông thầy cười, cho rằng đấy là cái khắc nghiệt của học bách khoa. Đương nhiên, sinh viên , đồng nghiệp còn đặt tên một số ông thầy là : dũng sĩ diệt sinh viên cơ mà. Sao họ không đặt ngược lại hoàn cảnh của hàng nghìn người lưu ban đó cùng gia đình họ, đặt thêm câu hỏi bao nhiêu sinh viên bách khoa tốt nghiệp được xin được việc trên 6 triệu- mức đủ sống bây giờ.
Con người ta, sinh ra trên đời, giống con linh dương vậy, đẻ cái vài phút sau đã biết chạy– để được sống. Tối thượng sinh ra là sống. Muốn sống phải có miếng ăn, mà muốn có miếng ăn thì với số đông phải có việc làm. Nhìn vậy mà ra, học làm sao thì học, phải thích nghi được với xã hội mình đang sống, hoặc cố gắng tìm một bến đỗ ở một quốc gia giàu có hơn. Ai đi nước ngoài về chẳng nhìn thấy ngay vì sao họ giàu hơn ta. Từ cái thích nghi tồn tại được rồi thì dần dần sẽ sớm tìm ra được những chân lí cho cuộc sống trở nên sung sướng hơn thôi.
Còn muốn làm thế nào để thích nghĩ với xã hội mình đang sống thì chỉ có va vấp, trải nghiệm và lắng nghe. Đấy là cách duy nhất.