Giá xăng tăng kỉ lục và những phân tích vu vơ của tôi

Giá xăng tăng kỉ lục và những phân tích vu vơ của tôi .Ngày xưa tôi học ngành kinh tế năng lượng của Bách Khoa mà thật chất đó là ngành kinh tế điện. Ngay từ lúc vào học các thầy cũng nói rằng ngành này học khó, tên nghe hay, gắn bó với lĩnh vực năng lượng giàu có và thiết yếu của quốc gia, nhưng khó lòng xin được việc. Đến nỗi các thầy phải cấp cho chúng tôi cái bằng Kinh tế công nghiệp (Industrial Economics) để chúng tôi dễ xin việc ngoài khu vực tư.

 
Ngày đó, khi bước chân chuyển sang ngành kinh tế này,  tôi  cực kì thích nghiên cứu về kinh tế, và thật sự là những người thầy ở BK làm tôi được mãn nguyện với sự uyên thâm sâu sắc về cả kinh tế lẫn kinh tế ngành. Nhưng các thầy cũng không quên nhắc chúng tôi những sự thật mà sau này phải đối mặt. Và quả thật, ngoài 3 bạn xin được về kinh tế điện ở Hải Dương, những người học còn lại hầu hết không ai xin được việc nào trong ngành. Bản thân tôi có may mắn hơn một chút khi được nghiên cứu về hạ tầng năng lượng và có cơ hội tiếp tục con đường nghiên cứu kinh tế vĩ mô.

Kinh tế ngành giống như y học vậy, bạn không thể làm nó nếu không trải qua những giờ học như ngành y. Nó không phải là một cái bằng được đào tạo trong vài 3 năm dù ở đâu đi nữa.

Ngày nay rất nhiều người đang đặt những câu hỏi rất lớn về các bê bối của ngành năng lượng nước ta, bản thân tôi khi tự tổng hợp xong ” hạ tầng năng lượng Việt Nam” cũng đã nghĩ rất nhiều về hạ tầng mềm, về những người đang quản lý ngành năng lượng hiện nay, tôi không hiểu có bao nhiều người được đào tạo về kinh tế năng lượng  trong khi một năm chỉ có khoảng 25 sinh viên chính quy được đào tạo gốc rễ 1 năm đại cương và 4 năm chuyên ngành về kinh tế năng lượng, và cũng chỉ khoảng 10-15 người là thật sự hứng thú với ngành và chỉ vài người là xin được việc.
Sau khi ra trường, được làm việc và học kinh nghiệm của các bậc tiền bối, tôi mới dần thấy rằng những người học kinh tế ngành quan trọng như thế nào với quốc gia. Nếu kinh tế ngành giỏi, họ sẽ thừa nhận biết những dự án “vẽ” kiểu như xây dựng nhà máy thép 30  tỷ usd của Eminence , và gần đây nhất là quả chém gió ngoạn mục về dự án lọc dầu 27 tỷ USD của tập đoàn dầu khí Thái Lan mà lãnh đạo Bình Định đánh giá là khả thi . 
 
Những bê bối của ngành điện và ngành xăng dầu đang ngập tràn các mặt báo, người quản lý kinh tế không hiểu rằng ở một đất nước đang thiếu trầm trọng về niềm tin thì việc tăng giá các mặt hàng đại trà và thiết yếu như điện và xăng sẽ là động cơ vô cùng lớn dẫn đến sự gian lận ngày càng gia tăng.
 
Một chuyên gia kinh tế của Việt Nam là Nguyễn Đức Thành có viết trên facebook:
“Khi Việt Nam bắt đầu xây dựng Dung Quất, kinh tế gia Vũ Quốc Huy và tôi cùng đồng ý về một giả thuyết rằng giá xăng nội địa sẽ tăng dần khi Dung Quất đi vào vận hành. Và thuế nhập khẩu xăng dầu sẽ cao hơn khi Dung Quất thực sự hoạt động. Mục đích để bảo hộ xăng Dung Quất có giá thành cao hơn thế giới. Kết quả là nhờ Dung Quất, người VN sẽ tiêu dùng xăng dầu ở mức giá cao hơn giá thế giới một cách bền vững.
 
Điều này cũng hàm ý rằng, sau khi xây xong Dung Quất, Chính phủ cần thực hiện một nhiệm vụ mới: chống nhập lậu xăng dầu.
 

 

Đã đến lúc nên kiểm định giả thuyết này.”
 
Đó có thể là một phân tích đúng, đương nhiên có nhiều nguyên nhân trong một quyết định, hoặc đôi khi quyết định được đưa ra bởi cảm hứng, đó là chuyện bình thường như cái  gọi là cấm thịt bán heo sau 8 tiếng bị rút bỏ ngay sau đó. (Tôi sẽ có một bài ghi lại các quyết định lăn ra cười ở ta), không rõ đây có phải là nguyên nhân căn bản dẫn đến việc tăng giá xăng ở nước ta hay không, nếu thế thật thì tự bỏ tiền ra bóp .. mình hay sao? nhưng tôi thấy có niềm tin vào giả thuyết này, còn kiểm định nó phải hỏi người ra quyết định.
 
Với những người học ngành năng lượng như chúng tôi thì Dung Quất được biết đến như là một trong những quyết định đúng nhưng thực hiện sai. Cái đúng là Việt Nam cần phải xây dựng nhà máy lọc dầu, cái sai là cách xây thế nào, công suất bao nhiêu, xây ở đâu…Nhưng cái sai lớn nhất vẫn là ý chí lãnh đạo vượt qua hiệu quả kinh tế quá nhiều, cả về lựa chọn nhà đầu tư lẫn thời gian, địa điểm xây dựng, rồi mai đây Dung Quất sẽ trở thành một case study nổi tiếng nhất trong thời chuyển giao thế kỷ 20-21 của VN.
 
Có lẽ ngoài đường dây 500kV của thủ tướng giỏi nhất Võ Văn Kiệt, chắc chưa có quyết định lớn nào từ phía nội tại nước ta là đúng trong ngành năng lượng. Từ quản lý giá, cột điện đến quản lý các dự án đầu tư về điện ( thay vì cải thiện khả năng thất thoát thì tăng cường đầu tư nhà máy nhiệt điện- nhà máy nhiệt điện rất dễ ăn)
 
Người ta thường nói khi sai lầm thì sẽ liên tiếp có sai lầm, nhưng ở một quốc gia mà để những chuyện này lâu dài sẽ ảnh hưởng quá nhiều đến xương máu và công sức của các thế hệ trước. Đặc biệt trong chiến lược phát triển và quản lý của những ngành xương sống.
 
Chưa nói đến lâu dài thì hiện nay, việc quản lý giá xăng và giá điện đã gây đau khổ cho cả nhà cầm quyền và người dân, gia tăng thêm khoảng cách tìch cảm giữa họ.
 
Đó cũng là một phần vì sao ngày trước báo chí ca ngợi một thế hệ bộ trưởng mới nhưng giờ thấy im re. Họ không có những phụ tá giỏi về từng ngành của họ, bởi ít người được làm tư vấn cho bộ trưởng bằng thi cử và phỏng vấn lắm.
 
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hệ quả, cuộc sống bây giờ đã khác, nhu cầu người Việt cũng thay đổi về mong muốn là hướng tới một đất nước giàu có chứ không cần đủ ăn nữa. Hãy bố trí nhân lực cho việc tư vấn, quản lý (thực thi) quốc gia một cách phù hợp.
 

Có thể bạn quan tâm:

4 thoughts on “Giá xăng tăng kỉ lục và những phân tích vu vơ của tôi

  1. Pingback: วิเคราะห์บอลวันนี้

  2. Pingback: ดูซีรี่ย์ออนไลน์

  3. Pingback: Look At This

  4. Pingback: บริษัทเขียนโปรแกรม

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);