Lời khuyên của chuyên gia cho ứng viên khi đi phỏng vấn

Gửi tới các bạn một bài đầy đủ về lời khuyên của các chuyên gia tuyển dụng cho ứng viên khi đi phỏng vấn việc làm. Đây là những lời khuyên chuyên nghiệp, chân thành và đặc biệt tốt cho các bạn làm ở các công ty nước ngoài.

Lời khuyên của chuyên gia cho ứng viên khi đi phỏng vấn

1. Chuẩn bị tác phong trước khi phỏng vấn:Ø Quần áo chỉnh tề, lịch sự, không nhăn nhúm, lòe loẹt… Nên đi giày, nữ có thể đi dép quai hậu không cao quá 5cm, không đi dép lê/ xỏ ngón.
Ø Điện thoại tắt hoặc để chế độ rung. Trong khi phỏng vấn nếu có điện thoại cũng không nên nghe máy.
Ø Không nên đeo trang sức quá to, quá lòe loẹt…
Ø Móng tay, đầu tóc cắt ngắn, cạo râu sạch sẽ…
Ø Không ăn uống, nhai kẹo cao su trong buổi phỏng vấn.
Ø Không ngồi dựa lưng vào ghế, khoanh tay trước ngực, bấm bút hoặc tay gõ nhịp lên bàn.
Ø Buổi tối trước hôm phỏng vấn không nên uống bia rượu hoặc chất kích thích… Nên ngủ sớm để có tinh thần thật sảng khoái, sẵn sàng cho buổi phỏng vấn ngày hôm sau.
2. Tác phong khi phỏng vấn
Ø Đến đúng giờ phỏng vấn, tốt hơn các bạn nên đến trước ít nhất 5 hoặc 10 phút để có thời gian chuản bị tâm lý phỏng vấn. Nếu đến muôn hoặc quá sát giờ, các bạn sẽ mất bình tĩnh và sẽ trả lời không tốt. Nguyên tắc vàng khi đi phỏng vấn là có mặt trước buổi phỏng vấn ít nhất từ 10-15 phút. Nhà tuyển dụng sẽ không đánh giá cao ứng viên đến trễ, cũng như sử dụng các lí do: “Hết xăng”, “bị kẹt xe” hoặc “xe hỏng giữa đường”. Trong Trường hợp dự đoán có thể đến trễ, nên chủ động báo cho nhà tuyển dụng biết trước giờ phỏng vấn. Hoặc gọi điện cho tư vấn viên thông báo về việc đi trễ.
Ø Khi vào phỏng vấn phải gõ cửa 2 lần, nếu được mời thì mới bước vào. Khi bước vào cần chào hỏi, nói rõ tên họ.
Ø Phải được mời ngồi thì mới ngồi. Ngồi xuống ghế phải nhẹ nhàng, tránh gây tiếng động, người thả lỏng, ngồi thẳng lưng, không dựa lưng vào ghế, không khoanh tay, bấm bút hay làm bất cứ cử chỉ nào trong khó coi, gây phản cảm cho người đối diện. Thông thường các cuộc phỏng vấn chỉ kéo dài 30’ đến 1 tiếng nên nếu cuộc phỏng vấn diễn ra quá dài, các bạn thấy mỏi thì nên cử động nhẹ nhàn, tránh gây chú ý đến người đối diện.  Trong quá trình phỏng vấn cần thể hiện sự thiện chí, nhiệt tình và mong muốn làm việc tại công ty.
Ø Khi cuộc phỏng vấn kết thúc, đứng dậy cảm ơn và xin phép ra về. Khi ra đến cửa có thể chào lại một lần nữa và nhẹ nhàng mở cửa ra về.
3. Chuẩn bị trả lời phỏng vấn:
– Tìm hiểu về Công ty, thông qua website của họ. Đặt trước 1 số câu hỏi cho nhà tuyển dụng.
– Trả lời được lí do tại sao bạn muốn vào làm cho Công ty.
– Nhà tuyển dụng thật sự quan tâm liệu bạn có biết về sản phẩm/ hoặc dịch vụ của họ.
– Tìm đường đi đến công ty trước buổi phỏng vấn. (www.diadiem.com).
– Thực hành các kĩ năng phỏng vấn: tập trả lời các câu hỏi phỏng vấn để tạo sự tự tin.
– Thái độ trong buổi phỏng vấn:
– Thân thiện: nên thể hiện sự thân thiện, lắng nghe nhiều hơn nói.
– Giao tiếp bằng mắt: nhìn thẳng vào mắt nhà tuyển dụng để tạo niềm tin.
– Lắng nghe: cần lắng nghe tích cực và trả lời vào chủ đề được hỏi. Khi không hiểu hoặc không nghe rõ có thể hỏi lại trước khi trả lời. Nhà tuyển dụng không đánh giá cao ứng viên hấp tấp, hoặc trả lời sai chủ đề được hỏi.

Một số câu hỏi thường được hỏi trong buổi phỏng vấn:
1. Giới thiệu về bản thân
Cần giới thiệu cụ thể rõ ràng các Công việc mình đã làm. Đưa ra các ví dụ cụ thể chi tiết. Tránh nói dài
dòng về gia đình, tuổi tác. Xoáy sâu vào phần kinh nghiệm và khả năng. Trong trường hợp đã làm qua nhiều Công ty khác nhau, nên tóm tắt và kể ra những Công việc chính thay vì kể dài dòng từng Công ty.
2. Tại sao bạn muốn làm cho Công ty
Nên tìm kiếm các thông tin trên trang web và các thông tin liên quan để trả lời cho câu hỏi này. Nhà tuyển
dụng muốn nghe câu trả lời cụ thể, chi tiết, không phải câu trả lời chung chung. Không nên chỉ nói lí do, vì bạn muốn được sử dụng tiếng Nhật.
3. Thành tích nổi bật hoặc ưu điểm/ khuyết điểm của bạn là gì
Nêu ra những thành tích hoặc ưu điểm nổi bật liên quan đến Công việc. Có thể nói về khả năng thích ứng
và nỗ lực cho Công việc mới.
4. Tại sao bạn muốn thay đổi Công việc
Cần nêu lí do cụ thể việc chuyển đổi từng Công ty. Tuy nhiên hạn chế chỉ trích hoặc nói xấu Công ty cũ. Có thể nói lí do muốn được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp hơn, được phát huy thế mạnh của bản thân.

Có thể bạn quan tâm:

3 thoughts on “Lời khuyên của chuyên gia cho ứng viên khi đi phỏng vấn

  1. Pingback: casinos not on gamstop

  2. Pingback: pop over to this web-site

  3. Pingback: ข่าวบอล

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);