Bài đăng và bài đàm luận hay về tầu sân bay của Nga từ các chuyên gia

Bài đăng và bài đàm luận hay về tầu sân bay của Nga từ các chuyên gia .Nay đọc được bài phân tích của Ts Nguyễn Đức Thành và lời phản pháo ở phía  dưới rất hay đăng lại cho mọi người xem, bài viết về tầu sân bay của nga, công nghệ vũ khí quân sự ở Nga, quân sự mỹ, lịch sử tầu sân bay
 

Bài trên fanpage của TS. Nguyễn Đức Thành:
Một bài PR rất khéo và hóm của Mỹ. Đại khái khi Putin điều tầu sân bay tới vùng biển để tham chiến ở Syries, Mỹ bảo phải canh chừng không sợ tàu mà chìm thì lại phải cứu. 🙂

Nhưng qua đây thấy công nghệ của Mỹ được khoe rất khéo như sau:

 

1. Hiện trên thế giới chỉ có vài nước có tàu sân bay là Mỹ, Pháp, Nga, Tầu (thực ra Tầu có mỗi một cái nhưng là mua lại đồ đồng nát của Liên Xô, giờ đang tập lái).

2. Các tàu của Nga và Trung Quốc có cùng một dạng là mũi tàu hếch lên để cho máy bay cất cánh được. Mỹ thì không. Lý do là chỉ có Mỹ có công nghệ đẩy máy bay cất cánh trên đường băng ngang, và tàu cũng đóng được đủ dài để máy bay có đủ thời gian chạy tăng tốc và cất cánh trên mặt phẳng. Còn các tàu của Nga (và TQ mua lại) không có các công nghệ trên, nên phải làm mũi hếch giúp máy bay cất cánh.

3. Khi công nghệ bị hạn chế như vậy, số máy bay chuyên trở trên các tàu của Nga chỉ bằng khoảng một nửa của Mỹ.

4. Điều thú vị là, do khả năng cất cánh chật vật trên tàu Nga, nên máy bay muốn cất cánh được phải NHẸ. Như thế, nó chỉ mang được một nửa số bom nó có thể mang, và xăng cũng chỉ được đổ một nửa bình.

5. Như thế, một tàu sân bay Nga chỉ có sức dội bom bằng khoảng 1/4 tàu Mỹ.

6. Nhưng điều cốt tử ở đây là, vì máy bay cất cánh từ tàu Nga chỉ được đổ một nửa bình xăng (cho nhẹ) nên nó không bay được xa. Nên tàu sân bay của Nga phải áp sát gần bờ hơn nhiều so với tàu Mỹ. Do đó, nó dễ có khả năng bị tấn công từ đất liền hơn. Và đó là lý do vì sao, Mỹ e ngại tàu sân bay của Nga có thể bị đánh chìm.

7. Qua phân tích trên, mới thấy công nghệ của Mỹ hơn hẳn một bậc rất xa so với các cường quốc còn lại, tiêu biểu là Nga. (Lưu ý Tầu còn thua Nga một bậc rất xa nữa, vì Tầu còn chưa đóng được tàu sân bay như của Nga).


Bình luận của một tri thức Sài Gòn:


Công nhận bài PR tế nhị và thành công. :)Chính bài viết này mới là bài PR cho “nước Mỹ thần thánh” một cách không tế nhị do các giả chỉ biết chém mà không chịu tìm hiểu: thật ra Nga cố tình không làm thật to và cũng cố tình thiết kế Amiral Kouznetsov hơi khác một tàu sân bay bình thường để lý sự cùn rằng đây chỉ là một “tàu tuần dương hạng nặng mang máy bay” để hỗ trợ và bảo vệ các tàu ngầm mang tên lửa, tàu mặt nước, và máy bay mang tên lửa của hải quân trong hạm đội Nga. Nghĩa là tàu này không phải là một tàu sân bay theo Hiệp ước Montreux và không phải là đối tượng áp dụng những hạn chế kích thước khi đi qua Dardanelles, Bosporu và biển Đen (mời Google về vị trí địa lý chiến lược của nó như thế nào mà sau thế chiến thứ nhất, các siêu cường phải ngồi lại để thỏa thuận về nó). Còn tàu Liêu Ninh của Trung Quốc hoàn toàn không phải là đồng nát: nó vốn có tên là Varyag (em sinh đôi, à không, tàu đóng đôi cùng thế hệ và công nghệ với Kouznetsov). Varyag được Liên Xô bắt đầu đóng tại căn cứ Mykolaïv ở Ukraine. Do biến cố lịch sự, Liên Xô tan rã, rồi Ukraine li khai nhưng nhất định không chịu giao trả Varyag cho Nga (ngu sao trả, trả rồi có biến nó đem đánh mình à) và cũng không có ngân sách để có thể hoàn thiện và đưa vào hoạt động (một tàu sân bay là quá xa xỉ với quy mô hai quân Ukraine). Năm 1998, một công ty tay trong của Trung Quốc dụ mua lại Varyag, nói là để kéo về làm casino di động ở Ma Cao (các công ty tay trong của Trung Quốc đã từng mua HMAS Melbourne, Kiev và Minsk về làm khu giải trí và bảo tàng nổi; và sự thật là đã làm đúng như tuyên bố, nên lần này Nga dù lo ngại nhưng vẫn nghĩ là Trung Quốc chưa đủ khả năng để hoàn thiện và tự học cách sử dụng một tàu sân bay nên cũng không thật sự tìm mọi cách để ngăn cản). Dĩ nhiên, những tàu sân bay đồng nát mà Trung Quốc đã mua trước đó, dù bên ngoài vẫn triển khai các dự án thương mại như đã công bố để tung hỏa mù và tạo lòng tin, trong quá trình tháo dỡ, các kỹ sư Trung Quốc đã âm thầm nghiên cứu học hỏi công nghệ. Thậm chí vào năm 2011, khi Trung Quốc đã công khai thừa nhận đã lừa tình Ukraine và đem Liêu Ninh ra sử dụng thì các « chiên gia » quân sự thế giới vẫn cho rằng Trung Quốc chỉ mới sơn phết và đem máy bay để lên để thị uy vậy thôi, ít nhất khoản 5 năm nữa mới có đủ khả năng tham chiến. Nhưng chỉ năm sau, khi tình hình xung đột với Nhật về vùng đảo Senkaku trở nên căng thẳng, Trung Quốc đã đưa Liêu Ninh đi « tuần tra trên biển » và nó đã hoạt động tích cực trong hải quân Trung Quốc cho đến nay.

 

Xin mời xem hình phía dưới để biết lớp tàu Kouznetsov lợi hại cỡ nào so với tàu sân bay của các quốc gia khác nhé. Nhưng công nghệ cũng chỉ một phần, quan trọng hơn là kinh phí : Canada, Úc, Argentina và Hà Lan vốn là những nước từng có tàu sân bay mua của Anh nhưng do kinh phí quốc phòng hạn hẹp nên sau khi số tàu đã mua lỗi thời cũng không mua nữa, chịu cảnh không có. Nhật và Đức thì bị hạn chế bởi các hiệp ước sau thế chiến thứ hai nên không có quyền sở hữu, giờ có thể rồi và cũng đang khá dư dả nhưng vẫn đắn đo do kinh phí đóng/mua tàu và huấn luyện quân lội để đưa tàu sân bay vào lại biên chế quá cao. Các cường quốc khác cũng chỉ còn 1-2 chiếc lỗi thời đang hoạt động cầm chừng. Thậm chí Anh giờ cũng không có tàu sân bay nào hoạt động do các tàu cũ đã được cho về hưu theo kế hoạch, nhưng tiến trình đưa 2 tàu mới vào sử dụng lại chậm trễ do thiếu hụt ngân sách. Trong khi đó Trung Quốc giờ đang phát triển công nghệ (đang đóng Yin Zhou), ngân sách lại rủng rỉnh -> là kẻ đi sau nhưng cứ đà này thì sẽ về trước.

Thế nên câu « thực ra Tầu có mỗi một cái nhưng là mua lại đồ đồng nát của Liên Xô, giờ đang tập lái » chỉ nên xuất phát từ miệng những kẻ ngu mà cố tỏ ra nguy hiểm hoặc mấy bác xe ôm hay chị hàng cơm chém gió với nhau thôi. Không ngờ lại có thể chui ra từ miệng một tiến sĩ tư vấn chính sách tầm quốc gia. Thật là thất vọng quá!

Nếu các cố vấn quân sự Việt Nam cũng chém quân đội chúng ta thiện chiến, trang bị hiện đại còn giặc thì ô hợp, khí tài lạc hậu để lãnh đạo an vui « lo kinh tế » kiểu này, khi chiến sự nổ ra thì…mà chắc sẽ không có chiến tranh đâu : tân bộ trưởng quốc phòng và tân chủ tịch nước vừa lên ngôi đã sang Trung Quốc đi sứ rồi còn gì. Thế nên tiến sĩ cứ yên tâm nghiên cứu kinh thế đi!

Có thể bạn quan tâm:

4 thoughts on “Bài đăng và bài đàm luận hay về tầu sân bay của Nga từ các chuyên gia

  1. Pingback: white cherry runtz strain online

  2. Pingback: https://www.toasterjeep.com/proxy.php?link=https://phforums.co.za/world-sports-betting-south-africa-betting/

  3. Pingback: cei mai buni medici chirurgie vasculara

  4. Pingback: ทีเด็ดฟุตบอล

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);