Tại sao phiếu phổ thông (popular vote) lại ko có nghĩa lí trong cuộc bầu cử Mỹ ?

Tại sao phiếu phổ thông (popular vote) lại ko có nghĩa lí trong cuộc bầu cử Mỹ ?Hiểu thế nào về việc bà Hilary Clinton lại thua tuyệt đối trong cuộc bầu cử vừa qua khi mà số phiếu phổ thông được kiểm lại thắng trong khi số phiếu đại cử tri lại thấp hơn nhiều. Bài viết sau sẽ lý giải điều đó.

Tại sao phiếu phổ thông (popular vote) lại ko có nghĩa lí trong cuộc bầu cử Mỹ ?
Tại sao phiếu phổ thông (popular vote) lại ko có nghĩa lí trong cuộc bầu cử Mỹ ?

Thể chế của nước Mỹ

Đầu tiên cần phải nhấn mạnh 1 điều mà nhiều người lầm tưởng, đó là nước Mỹ ko phải là 1 nền dân chủ (Democracy) mà là 1 nền cộng hòa (Republic). Sự khác biệt giữa nền dân chủ và cộng hòa ở đây đó là nền Dân Chủ thì người dân tham dự vào nền chính trị của quốc gia 1 cách trực tiếp thông qua phiếu bầu của mình; còn nền Cộng Hòa thì họ lại bầu ra người đại diện của mình rồi thông qua đó để tham gia vào tiến trình chính trị của quốc gia. Cái này tương tự như VN dc gọi là Cộng Hòa XHCN tức người dân VN không  trực tiếp bầu ra lãnh đạo mà họ bầu ra đại biểu quốc hội của mình vậy (tất nhiên về hình thức thì là như thế còn thực tiễn ra sao thì chúng ta không bàn ở đây).

Vậy tại sao nước Mỹ lại không theo đuổi mô hình Dân Chủ mà lại chọn mô hình Cộng Hòa ? Bởi nếu học kĩ về lịch sử Mỹ chúng ta sẽ thấy cách đây hơn 300 năm nước Mỹ ko phải là một quốc gia thống nhất như ngày hôm nay mà gồm có hơn chục quốc gia nhỏ do người nhập cư Châu Âu tới cư trú, sinh sống và làm ăn. Sau này để liên kết lại thành một quốc gia thống nhất (bao gồm nhiều quốc gia nhỏ) thì nước Mỹ ra đời với tên gọi United States of America – Liên minh các quốc gia Châu Mỹ.

Và với mô hình như vậy các nhà lập quốc Mỹ đã đưa ra hệ thống bầu phiếu theo đại cử tri chứ ko bầu theo phiếu phổ thông. Bởi khi nước Mỹ thành hình thì có những quốc gia dân số đông kinh tế phát triển như vùng California (40 triêu) hay Newyork (19 triệu), ngược lại có những quốc gia dân số ít như vùng Nevada hay New Mexico chỉ khoảng 2 triệu dân thôi. Do đó, để liên minh được hơn 50 các quốc gia nhỏ như thế vào thành 1 liên minh hùng mạnh, bắt buộc phải trao quyền và tiếng nói cho các đất nước có dân số ít, kinh tế kém phát triển.

Chính vì là các quốc gia riêng rẽ cho nên hiện tại nước Mỹ có 50 bang(state) thì mỗi bang có hệ thống kinh tế, luật pháp riêng và có người lãnh đạo chính quyền bang riêng. Không có bang nào giống bang nào về chính sách hay có quyền áp đặt lên nhau chính sách của mình cả. Như ở VN thì buôn ma túy số lượng lớn là tử hình, nhưng ở Mỹ thì ở bang này buôn ma túy lên ghế điện làm bún chả, nhưng chạy được sang bang khác thì lại đi tù nhẹ nhàng thôi.
Vận hành bầu cử nước Mỹ
Các nhà lập quốc Mỹ đã nghĩ ra phương án bầu tổng thống Mỹ theo phiếu đại cử tri như là một cách tốt nhất để đảm bảo quyền lợi cho toàn nước Mỹ,  ví dụ như bang California dân số tới 40 triệu gấp gần 60 lần so với dân số bang Alaska (700 ngàn). Nhưng bang Cali chỉ có 55 phiếu đại cử tri so với 3 phiếu đại cử tri của Alaska mà thôi (gấp 18 lần). Làm như vậy, để các bang nhỏ có tiếng nói và ko bị chèn ép bởi các bang lớn. Chứ nếu cá mè 1 lứa hết tất cả thì nước Mỹ sẽ ko bao giờ có sự thống nhất, rộng lớn như ngày hôm nay.

Khi đó các vùng như California hay Newyork có dân số đông sẽ thay mặt toàn bộ nước Mỹ để chọn ra người lãnh đạo tất cả, mà các vùng khác do dân số ít ỏi nên chả đủ tiếng nói. Và các ứng viên tổng thống thay vì chỉ quan tâm tới những vùng đông dân số thì họ phải xuống tận những nơi khỉ ho cò gáy, ít dân số nhất để đưa ra các chính sách làm sao cho dân cư ở đó cảm thấy phù hợp để bầu chọ họ – như thế vùng thiểu số ko bị lãng quên và bỏ rơi so với vùng đông dân sô. Mô hình đại cử tri này hiện nay liên minh Châu Âu (EU) cũng đang áp dụng để bầu ra ng lãnh đạo EU.

Sự thật về thất bại của Hilary Clinton

Trong kì bầu cử tổng thống vừa rồi nếu tính theo phiếu phổ thông thì Clinton hơn Trump 2 triệu phiếu – số này tập trung chủ yếu ở 2 bang là California và NewYork. Thế nhưng, nếu tính theo vùng địa lý tức tính theo quận (county) thì Trump chiến thắng 3,084 trên tổng số 3,141 quận; còn Hillary Clinton chỉ thắng vỏn vẹn có 57 quận mà thôi. Các khu vực mà Clinton thắng chủ yếu là vùng duyên hải ở California và New York là những nơi dân số chủ yếu sống bằng dịch vụ, công nghệ, giải trí như thung lũng Silicon, Holywood, ngân hàng v…v. Đây là những khu vực có thu nhập rất cao và được lợi nhiều từ các chính sách hướng ngoại, làm outsourcing bên ngoài, cởi mở. Khu vực này càng  đẩy ra bên ngoài được nhiều việc quay bán trở lại nước mỹ ( vẫn được hưởng các ưu tiên của hàng hóa nước mỹ sản xuất, không chịu bất cứ hàng rào phi thuế quan nào, thế này thì 1 chiếc Oppo gắn mác Apple sẽ dễ dàng vào được nước mỹ với chi phí rẻ hơn nhiều so với Motorola sản xuất tại Mỹ).

Còn lại toàn bộ nước Mỹ (như hình minh họa) đều ủng hộ Trump vì họ là những người trực tiếp sản xuất, lao động tạo ra của cải giúp bọn người nổi tiếng, ngành dịch vụ, công nghệ của Mỹ phát triển và giầu có.

 Và các bạn biết đấy, có người nói xa xả cả  ngày không ai nghe, không có người lao động Mỹ thì bọn ca sĩ, diễn viên phục vụ giải trí cho ai xem ? Không có hàng hóa sản xuất ra bởi người lao động thì bọn dịch vụ, ngân hàng, bds bán cho ai dùng ? Bởi vậy, đây là lời giải đáp cho tại sao mặc dù báo chí truyền thông, rồi người nổi tiếng ca sĩ, diễn viên mặc sức kêu gào người dân Mỹ bầu cho Clinton. Nhưng tiếng nói của họ đã trở nên lạc lõng, bị dân Mỹ coi thường và khinh rẻ.
Chú thích hình minh họa: màu đỏ là số quận mà Trump chiến thắng, mầu xanh là số quận mà Clinton chiến thắng – Rất rõ ràng Trump đã chiến thắng tuyệt đối trên toàn nước Mỹ.
(bài viết chỉnh sửa lời từ Hoàng Anh chuối)

Có thể bạn quan tâm:

2 thoughts on “Tại sao phiếu phổ thông (popular vote) lại ko có nghĩa lí trong cuộc bầu cử Mỹ ?

  1. Pingback: Demo Slot PG

  2. Pingback: auto pgslot เล่นง่ายจ่ายจริงระบบออโต้

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);