Giới thiệu sách Petrus ký – nỗi oan thế kỷ . Sách Petru – nỗi oan thế kỷ ký nói về Pétrus Trương Vĩnh Ký một tri thức uyên bác, tâm hồn bay bổng, am tường và có cống hiến lớn trên nhiều lĩnh vực văn hóa cổ kim Đông Tây, nên được kết nạp làm thành viên thứ 18 của hội “Savants du Monde”, một hội gồm nhiều nhà khoa học, văn học Pháp. Ngoài ra, vì biết và sử dụng tốt nhiều (27 ) ngoại ngữ, nên ông trở thành một trong số ít những người biết nhiều thứ tiếng ở Việt Nam, và đứng vào hàng những người biết nhiều ngoại ngữ bậc nhất trên thế giới
Có gì hay trong sách Petrus ký – nỗi oan thế kỷ
1. Sách có phần đầu sơ lược giới thiệu về thân thế sự nghiệp của cụ Trương Vĩnh Ký. Có liệt kê các tác phẩm của cụ và trích mấy tác phẩm cơ bản, quen thuộc của cụ.
Nhưng đó không phải là phần quan trọng của cuốn sách. Cho nên tôi không đồng tình với PGS. Đoàn Lê Giang chê cuốn sách này không đưa ra được những tác phẩm độc, hiếm, mới phát hiện của cụ Ký. Đó nhất định không phải ý định của những người chủ trương cuốn sách này. Lúc nào rảnh tôi nói về việc này sau – nếu thấy là cần nói thêm.
2. Phần thứ hai là phần quan trọng. Phần này gồm các nhóm bài nghiên cứu hay bình luận về Trương Vĩnh Ký theo thời gian, được chia theo các khoảng thời gian như sau: Đương thời khi cụ còn sống, từ sau khi cụ mất đến trước 1945, từ 1945 đến 1975 (chia ra hai miền Bắc – Nam), và từ năm 1975 đến nay. Đây là phần có ý nghĩa nhất của cuốn sách này.
Và hẳn đây là phần khiến cho một số người cấp cao – từ Bắc Hà – gọi điện chỉ đạo Sở Văn hoá HCM phải làm một việc thiếu văn hoá nhất trong năm 2017 là ra lệnh miệng ngưng buổi nói chuyện ra mắt cuốn sách. Còn có lệnh nào liên quan đến sửa chữa, đục bỏ nội dung cuốn sách hay không, thì chỉ có Chúa và Nha Nam biết thôi.
Tất cả các bài viết trong các giai đoạn đều bộc lộ rõ một niềm khâm phục, ái mộ và tôn kính Trương Vĩnh Ký trên nhiều khía cạnh. Chỉ riêng có giai đoạn 1945-1975 tại miền Bắc, thì các bài viết đều có tính miệt thị, khinh rẻ và đấu tố Trương Vĩnh Ký. Các bài được trích vào trong sách đây, đều được rút ra từ Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, và nội dung rõ ràng là một vụ đánh đấm có tổ chức. Bài mở đầu của Toà soạn do một người chỉ ghi bút danh là H.H, các bài sau lồng lộn đánh dần lên. Có những tên tuổi quen thuộc như Nguyễn Khắc Đạm, ngoài ra có những cái tên rõ là bút danh như Mẫn Quốc, Mai Hanh… mà kẻ hậu sinh sơ học như tôi không biết là ai và chắc cũng không định biết. Cuối cùng là bài kết của Trần Huy Liệu, hể hả như một bản cáo trạng, tuyên án Trương Vĩnh Ký là một chấm đen trong lịch sử dân tộc (gọi là chấm thôi cho nó bé, chứ gọi là “vết” có nhẽ Huy Liệu sợ thành ra to, Tố Hữu mà lèo nhèo lại thành cái vạ miệng.)
Nói qua về Petrus ký Cụ Ký là người bay bổng cao nhã lắm. Phân tích về cụ thì nhiều học giả lớn đã nói trong sách này. Nhưng có thể thấy một cái niềm bàng bạc của một người Việt Nam xuất chúng hiếm hoi bị giằng xé giữa chủ nghĩa nhân văn mang tính nhân loại mà Cụ đã tiếp thu và nhận thức sâu sắc từ nước Pháp và cả thế giới mà Cụ đã bôn ba lịch duyệt, với cái tình cảm thiết tha da diết với mảnh đất quê hương nơi Cụ lớn lên và sẽ chết vùi nơi ấy. Như con đại bàng lượn trên bầu trời cao xanh rực nắng, mà không bao giờ quên cái tổ nhỏ bé trên vách đá heo hút cheo leo nơi quả trứng thần ưng tách vỏ.
Cụ hiểu rằng lý trí của cụ đã hoà vào văn minh nhân loại, nhưng trái tim Cụ mãi mãi thuộc về quê hương xứ sở.
Cho nên, cuốn sách này không phải một cuốn sách khảo cứu nghiêm mật về danh nhân văn hoá Trương Vĩnh Ký, mà là một cuốn sách dành cho đại chúng giới thiệu về sự thật con người ông. Và giống như một khối kim cương khổng lồ bất hoại, theo thời gian ông vẫn phản chiếu những đôi mắt trong sáng đẹp đẽ ngắm nhìn ông, cũng như những trái tim đen tối muốn vùi dập bôi nhọ chôn lấp ông.
Đọc cuốn sách này, do nhà sử học lão thành đáng kính bậc nhất thời nay, GS. Nguyễn Đình Đầu, lên kế hoạch và biên tập, chúng ta học được thật nhiều từ Trương Vĩnh Ký, từ thời đại của ông, và cả từ những người đã sống dưới cái bóng của ông, cũng như cái thời đại trong đó họ đi qua.
Nỗi oan của Trương Vĩnh Ký dường như vẫn còn kéo dài, qua cái cách chính quyền TP HCM vừa rồi ứng xử một cách thật nhỏ bé với ông. Nhưng mà có lẽ đó không phải là những người có thể phán xét ông. Hẳn trong chốn u linh, ông đang ngồi trà dư tửu hậu với một người tiền bối, người đã chia sẻ với ông những vần thơ từ hàng trăm năm trước:
“Bui một tấc lòng ưu ái cũ,
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều Đông.”
Kính chúc các Cụ an vui!!!
(thảm khảo – TS. Nguyễn Đức Thành)
1. Sách có phần đầu sơ lược giới thiệu về thân thế sự nghiệp của cụ Trương Vĩnh Ký. Có liệt kê các tác phẩm của cụ và trích mấy tác phẩm cơ bản, quen thuộc của cụ.
Nhưng đó không phải là phần quan trọng của cuốn sách. Cho nên tôi không đồng tình với PGS. Đoàn Lê Giang chê cuốn sách này không đưa ra được những tác phẩm độc, hiếm, mới phát hiện của cụ Ký. Đó nhất định không phải ý định của những người chủ trương cuốn sách này. Lúc nào rảnh tôi nói về việc này sau – nếu thấy là cần nói thêm.
2. Phần thứ hai là phần quan trọng. Phần này gồm các nhóm bài nghiên cứu hay bình luận về Trương Vĩnh Ký theo thời gian, được chia theo các khoảng thời gian như sau: Đương thời khi cụ còn sống, từ sau khi cụ mất đến trước 1945, từ 1945 đến 1975 (chia ra hai miền Bắc – Nam), và từ năm 1975 đến nay. Đây là phần có ý nghĩa nhất của cuốn sách này.
Và hẳn đây là phần khiến cho một số người cấp cao – từ Bắc Hà – gọi điện chỉ đạo Sở Văn hoá HCM phải làm một việc thiếu văn hoá nhất trong năm 2017 là ra lệnh miệng ngưng buổi nói chuyện ra mắt cuốn sách. Còn có lệnh nào liên quan đến sửa chữa, đục bỏ nội dung cuốn sách hay không, thì chỉ có Chúa và Nha Nam biết thôi.
Tất cả các bài viết trong các giai đoạn đều bộc lộ rõ một niềm khâm phục, ái mộ và tôn kính Trương Vĩnh Ký trên nhiều khía cạnh. Chỉ riêng có giai đoạn 1945-1975 tại miền Bắc, thì các bài viết đều có tính miệt thị, khinh rẻ và đấu tố Trương Vĩnh Ký. Các bài được trích vào trong sách đây, đều được rút ra từ Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, và nội dung rõ ràng là một vụ đánh đấm có tổ chức. Bài mở đầu của Toà soạn do một người chỉ ghi bút danh là H.H, các bài sau lồng lộn đánh dần lên. Có những tên tuổi quen thuộc như Nguyễn Khắc Đạm, ngoài ra có những cái tên rõ là bút danh như Mẫn Quốc, Mai Hanh… mà kẻ hậu sinh sơ học như tôi không biết là ai và chắc cũng không định biết. Cuối cùng là bài kết của Trần Huy Liệu, hể hả như một bản cáo trạng, tuyên án Trương Vĩnh Ký là một chấm đen trong lịch sử dân tộc (gọi là chấm thôi cho nó bé, chứ gọi là “vết” có nhẽ Huy Liệu sợ thành ra to, Tố Hữu mà lèo nhèo lại thành cái vạ miệng.)
Nói qua về Petrus ký Cụ Ký là người bay bổng cao nhã lắm. Phân tích về cụ thì nhiều học giả lớn đã nói trong sách này. Nhưng có thể thấy một cái niềm bàng bạc của một người Việt Nam xuất chúng hiếm hoi bị giằng xé giữa chủ nghĩa nhân văn mang tính nhân loại mà Cụ đã tiếp thu và nhận thức sâu sắc từ nước Pháp và cả thế giới mà Cụ đã bôn ba lịch duyệt, với cái tình cảm thiết tha da diết với mảnh đất quê hương nơi Cụ lớn lên và sẽ chết vùi nơi ấy. Như con đại bàng lượn trên bầu trời cao xanh rực nắng, mà không bao giờ quên cái tổ nhỏ bé trên vách đá heo hút cheo leo nơi quả trứng thần ưng tách vỏ.
Cụ hiểu rằng lý trí của cụ đã hoà vào văn minh nhân loại, nhưng trái tim Cụ mãi mãi thuộc về quê hương xứ sở.
Cho nên, cuốn sách này không phải một cuốn sách khảo cứu nghiêm mật về danh nhân văn hoá Trương Vĩnh Ký, mà là một cuốn sách dành cho đại chúng giới thiệu về sự thật con người ông. Và giống như một khối kim cương khổng lồ bất hoại, theo thời gian ông vẫn phản chiếu những đôi mắt trong sáng đẹp đẽ ngắm nhìn ông, cũng như những trái tim đen tối muốn vùi dập bôi nhọ chôn lấp ông.
Đọc cuốn sách này, do nhà sử học lão thành đáng kính bậc nhất thời nay, GS. Nguyễn Đình Đầu, lên kế hoạch và biên tập, chúng ta học được thật nhiều từ Trương Vĩnh Ký, từ thời đại của ông, và cả từ những người đã sống dưới cái bóng của ông, cũng như cái thời đại trong đó họ đi qua.
Nỗi oan của Trương Vĩnh Ký dường như vẫn còn kéo dài, qua cái cách chính quyền TP HCM vừa rồi ứng xử một cách thật nhỏ bé với ông. Nhưng mà có lẽ đó không phải là những người có thể phán xét ông. Hẳn trong chốn u linh, ông đang ngồi trà dư tửu hậu với một người tiền bối, người đã chia sẻ với ông những vần thơ từ hàng trăm năm trước:
“Bui một tấc lòng ưu ái cũ,
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều Đông.”
Kính chúc các Cụ an vui!!!
(thảm khảo – TS. Nguyễn Đức Thành)