Gửi tới các bạn link download các bản mẫu báo cáo thực tập mới nhất cho sinh viên hiện nay (mình vừa update thêm do một số bạn quan tâm – trong đó có Nhật Kí Thực Tập).. Mẫu báo cáo thực tập file word, Mẫu báo cáo thực tập tại công ty, Mẫu báo cáo thực tập nghề nghiệp Bài mẫu báo cáo thực tập kế toán, Mẫu báo cáo thực tập thực tế, Mẫu báo cáo thực tập theo tuần, Download báo cáo thực tập tốt nghiệp, Mẫu báo cáo thực tập tốt nghiệpĐây là những mẫu rất hay và hiếm (các bạn có thể đọc qua một mẫu ở đây) -linkdown load ở cuối cùng – nguồn bài viết từ thư viện điện tử Học Viện tài chính (mình vừa mới update thêm 1 mẫu báo cáo nữa cuối bài nhé)
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
BỘ MÔN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
————***———–
ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN NỘI DUNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CHO SINH VIÊN HỆ ĐH CHÍNH QUY CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Để thực hiện phương châm giáo dục của Đảng: học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, và thực hiện yêu cầu đào tạo cán bộ Tài chính – Kế toán có trình độ đại học, sinh viên hệ đại học chính quy trước khi tốt nghiệp ra trường đều phải qua một thời gian thực tập tốt nghiệp.
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
– Mục đích:
+ Giúp sinh viên có điều kiện củng cố và bổ sung thêm những kiến thức đã học đồng thời vận dụng các kiến thức đã tiếp thu vào việc nghiên cứu phân tích, đánh giá và giải quyết những vấn đề thực tiễn trong công tác quản trị tài chính ở các doanh nghiệp.
+ Tạo điều kiện cho sinh viên tập dượt tham gia lao động nghề nghiệp, rèn luyện phương pháp công tác và năng lực tổ chức thực hiện công tác tài chính, kế toán ở các doanh nghiệp.
+ Tiếp tục bồi dưỡng cho sinh viên về quan điểm lập trường, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần và thái độ phục vụ, ý thức chấp hành các chính sách chế độ và kỷ luật tài chính của người cán bộ Tài chính – Kế toán.
– Yêu cầu:
+ Phải nắm rõ tình hình, đặc điểm tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh, nội dung công tác quản trị tài chính và phương pháp điều hành công tác nghiệp vụ tài chính hàng ngày, nội dung và phương pháp phân tích tình hình tài chính ở các doanh nghiệp.
+ Phải biết vận dụng tổng hợp kiến thức đã được trang bị về kinh tế và tài chính để nghiên cứu, đánh giá và đề xuất các quyết định tài chính, các biện pháp tài chính cần thiết để giải quyết những vấn đề đang đặt ra phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp.
+ Rèn luyện phương pháp và kỹ năng công tác nghiệp vụ Tài chính – Kế toán, rèn luyện tư cách, đạo đức tác phong, có mối liên hệ mật thiết, tôn trọng CBCNV ở các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tốt các nội dung thực tập đã được đề ra.
II. NỘI DUNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
1. Chính sách đầu tư vốn
– Cơ cấu đầu tư vào hoạt động SXKD, hoạt động tài chính hiện nay của doanh nghiệp.
– Trình tự và thủ tục ra quyết định đầu tư, công tác quản trị dự án đầu tư; cơ sở cho việc dự báo dòng tiền, phương pháp xác định dòng tiền vào, dòng tiền ra của dự án đầu tư; cơ sở và cách xác định chi phí sử dụng vốn cho phân tích dự án đầu tư; các phương pháp đánh giá đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư ở doanh nghiệp. Lập hồ sơ dự án đầu tư vốn để tham gia đấu thầu, xin vay vốn tín dụng.
– Cách thức dự báo và đánh giá rủi ro trong phân tích hiệu quả dự án đầu tư.
2. Chính sách huy động vốn
– Các nguồn tài trợ nhu cầu vốn đầu tư và hoạt động của doanh nghiệp; thành phần cấu thành nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
– Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp; mối quan hệ giữa cơ cấu nguồn vốn với cơ cấu tài sản hiện hành của doanh nghiệp.
– Nghiên cứu các căn cứ hoạch định cơ cấu nguồn vốn mục tiêu của doanh nghiệp.
– Chính sách vay nợ hiện hành của doanh nghiệp, lãi suất vay vốn, phương thức thanh toán hoàn trả vốn vay.
– Nghiên cứu các hình thức huy động vốn kinh doanh của doanh nghiệp như hình thức huy động vốn từ vay ngân hàng thương mại, từ các thành viên góp vốn, từ phát hành cổ phiếu, phát hành trái phiếu, thuê tài chính, lợi nhuận giữ lại tái đầu tư…
– Nghiên cứu phương pháp xác định chi phí sử dụng vốn vay, vốn chủ sở hữu, cách xác định cơ cấu nguồn vốn, phương pháp tính chi phí sử dụng vốn bình quân ở doanh nghiệp.
– Phương pháp dự báo và quản trị rủi ro tài chính.
3. Quản trị sử dụng vốn kinh doanh.
* Quản trị vốn cố định của doanh nghiệp
– Cơ cấu TSCĐ và các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu TSCĐ của doanh nghiệp.
– Tình hình quản lý, sử dụng TSCĐ và ảnh hưởng của nó đến hiệu quả sản xuất kinh doanh; các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp.
– Căn cứ lựa chọn phương pháp khấu hao và các phương pháp khấu hao TSCĐ đang áp dụng tại doanh nghiệp.
– Tình hình quản lý và sử dụng quỹ khấu hao TSCĐ, vai trò của tài chính trong việc kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp; các biện pháp tài chính để huy động vốn đầu tư đổi mới TSCĐ của doanh nghiệp.
– Nội dung và chỉ tiêu phân tích, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp và các biện pháp để tăng cường quản trị VCĐ của doanh nghiệp.
* Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
– Cơ cấu TSLĐ và vốn lưu động, những nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu VLĐ của doanh nghiệp.
– Nguồn vốn lưu động thường xuyên và mô hình tài trợ vốn lưu động của doanh nghiệp.
– Phương pháp xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp; trình tự, thời gian và nội dung lập kế hoạch nhu cầu vốn VLĐ của doanh nghiệp.
– Phương thức quản trị vốn tồn kho, cách xác định nhu cầu vốn tồn kho của doanh nghiệp, cơ chế trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
– Phương pháp quản trị nợ phải thu, chính sách bán chịu, chính sách chiết khấu thanh toán của doanh nghiệp, cơ chế trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi.
– Nội dung và chỉ tiêu phân tích, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng VLĐ và các biện pháp để tăng cường quản trị VLĐ của doanh nghiệp.
4. Quản trị kết quả hoạt động và chính sách phân phối lợi nhuận.
– Nội dung và kết cấu chi phí sản xuất kinh doanh, phương pháp lập dự toán chi phí và kế hoạch giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.
– Các biện pháp quản lý nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
– Doanh thu, cơ cấu doanh thu và các biện pháp tài chính đã và đang thực hiện để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp.
– Tình hình thực hiện lợi nhuận (quy mô, cơ cấu lợi nhuận doanh nghiệp) và tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp.
– Tình hình thực hiện các khoản nộp ngân sách, các khoản thuế; tình hình phân phối lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp…
– Tình hình trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp.
– Hình thức trả cổ tức, mức và tỷ lệ cổ tức, thu nhập cổ phần thường, hệ số chi trả cổ tức; quy trình và cách thức thực hiện chi trả cổ tức; cơ sở lựa chọn chính sách cổ tức (đối với công ty cổ phần).
5. Đánh giá tình hình tài chính và lập kế hoạch tài chính của doanh nghiệp.
* Đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp
– Đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu tài chính đặc trưng của doanh nghiệp (Hệ số khả năng thanh toán, cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản, hiệu suất hoạt động, hiệu quả hoạt động, hệ số phân phối lợi nhuận, hệ số giá trị thị trường,..
– Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận theo phương trình Dupont.
– Đánh giá diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền của doanh nghiệp trong kỳ.
– Phân tích tình hình dòng tiền, rủi ro và tăng trưởng… của doanh nghiệp.
* Lập kế hoạch tài chính của doanh nghiệp
– Tìm hiểu phương pháp lập kế hoạch tài chính, căn cứ lập kế hoạch tài chính, quy trình, nội dung và phương pháp lập kế hoạch tài chính của doanh nghiệp .
– Xem xét cách thức điều chỉnh kế hoạch tài chính và quản trị theo kế hoạch tài chính
– Tìm hiểu cách thức quản trị dòng tiền của doanh nghiệp: Gồm phương pháp lập kế hoạch lưu chuyển tiền tệ, các biện pháp thực hiện để xử lý thiếu tiền hoặc thừa tiền.
Chú ý: Do công tác quản trị tài chính gắn liền với công tác kế toán của doanh nghiệp; vì vậy, bên cạnh việc thực tập công tác quản trị tài chính, sinh viên cần tìm hiểu tình hình tổ chức bộ máy kế toán, các nghiệp vụ kế toán, quy trình hạch toán kế toán và hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán của doanh nghiệp.
III. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
1. Thời gian thực tập: từ ngày 29/12/2016 đến ngày 27/5/2017
2. Quá trình thực tập: Được chia thành 2 giai đoạn.
2.1. Giai đoạn 1: Từ 29/12/2016 đến 20/01/2017, nghe hướng dẫn đề cương thực tập; nghe Báo cáo thực tế và lập bản Kế hoạch cá nhân trong suốt thời gian thực tập:
– Nghe Bộ môn TCDN hướng dẫn thực tập ngày 29/12/2016 (Thứ năm)
– Nghe báo cáo thực tế tại Học viện Tài chính: cả ngày 14/01-->15/01/2017 tại HT.
– Lập bản Kế hoạch cá nhân trong suốt thời gian thực tập.
Nội dung Kế hoạch cá nhân cần đề cập:
+ Mục đích.
+ Đề tài dự kiến sẽ chọn.
+ Phương pháp thu thập dữ liệu.
+ Phương pháp nghiên cứu/khảo sát.
+ Phương pháp phân tích dữ liệu.
+ Thời gian chi tiết hoàn thành từng nội dung trong kế hoạch cá nhân.
Link các tài liệu:
Link dự phòng khác ở đây
Mình update thêm mẫu nữa ở đây
CHIA SẺ MÙA THỰC TẬP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH:
Chào các bạn, mình là sinh viên khóa 50 trường mình, đã ra trường, vừa mới chấm dứt quãng đời sinh viên với nhiều loại cảm xúc khác nhau nhưng mà có lẽ làm mình nhớ lâu nhất là thời điểm năm cuối, thời điểm đi thực tập viết Báo cáo với làm Khóa luận. Mình cá là nhiều bạn năm 3 , thậm chí là năm 4 kỳ I còn chưa hình dung ra là thực tập nó là cái gì – như mình nè. Hì hì hì. Nếu có bạn nào mà như mình nói thì đừng có giật mình nhé. Tại sao lại viết là thời điểm mình nhớ lâu nhất, tức là vào tầm tháng 10, 11 chúng mình phải nộp giấy giới thiệu Công ty thực tập và đăng ký với Nhà trường. Mình có một vài kinh nghiệm thế này:
– Về nơi thực tập: ( Loại các bạn đã có nơi thực tập ra nhá) Hãy hỏi trước đi tất cả các nguồn các bạn có thể hỏi đi, nếu bần cùng bất đắc dĩ hãy đăng ký một khóa học thực tế: Có 2 lý do:
+ Mình học lý thuyết trên trường nhiều rồi thì mình đi học thực hành thôi
+ Sau khi học xong mình còn có số liệu và được giới thiệu công ty thực tập.
– Trong lúc thực tập: Xác định đừng mơ lấy được số liệu thực. Cố gắng xin người ta cho sắp xếp chứng từ và ngó nghiêng thật nhiều chứng từ càng tốt, ( xin chụp vài tờ từ những năm trước) sau đó tự làm số liệu trong bài của mình. Nhưng mà phải thật hợp lý, k được kiểu râu ông nọ cắm cằm bà kia.
– LƯU Ý: Trường mình có nhiều thầy cô cần chứng từ thật, hãy cứ dày mặt xin đi, chắc người ta k cho chụp hóa đơn mới đâu, xin chụp hóa đơn cũ ấy rồi chỉnh sửa để cho nó là năm hiện tại. Xin dấu và phô tô nó ra là đk.
– Về cách thức làm Báo cáo hay làm khóa luận thì mỗi thầy cô có một cách hướng dẫn khác nhau. Nhưng hãy tham khảo bài đề cương của các thầy cô như khoa chị là thầy Quang Anh, thầy Sang, thầy Xanh, cô Trang…..hoặc bài từ năm trk đấy – chỉ cần sườn thôi, k cần bài, hãy viết theo văn phong của mình nhé. Nhớ là: ĐỪNG VIẾT QUÁ NHIỀU, ĐỪNG MÀU MÈ, VĂN VẺ QUÁ NHIỀU …làm thật NHIỀU BẢNG BIỂU VÀ SỐ LIỆU THẬT KHỚP NHAU, đừng copy quá nhiều không phải trường hợp như 10 bạn khoa chị bị chọn vào vòng bảo vệ lại đấy…
– Về việc Photo: Tham khảo giá cả với chỉnh sửa các kiểu ở nhà trước đi, đừng có nhờ mấy ông Photo chỉnh cho quá nhiều không là mất ối tiền đấy, mà in trước cả tuần đi, gần đến ngày nộp vừa đông mà lại bị ép giá gấp đôi đấy, kinh nghiệm xương máu rồi.
– Phần tế nhị nhất: việc cảm ơn thầy cô, cái này cũng tùy thôi các em ạ: như chị thì thầy chị hướng dẫn nhiệt tình từng chương từng chương một, thức hôm thức khuya, nhiều lúc thầy mắng té tát đến nỗi về nhà khóc vì sợ.. nhưng thầy cũng muốn tốt cho mình cả thôi ( chả thế mà điểm luận văn giấy của mình mới được 10 còn phần thực hành thì mình bị yếu chút).. Vì vậy nên bạn nên cảm ơn thầy cô những người đã tận tình giúp đỡ mình, bạn nên tìm đúng thời điểm và nên tham khảo từ các anh chị khóa trên…
CỐ LÊN NÀO !!
Nguồn: bạn Vân vui vẻ
Các tài liệu khác của học viện tài chính ôn thi chuẩn nhất các năm ở đây :
Tìm trong site ngolongnd.net từ khóa:
Trong website mình đã tổng hợp đồ sộ một lượng lớn gần 300 bài viết về tài liệu, cách học, đề cương, kinh nghiệm, cách học tiếng Anh .v.v dành riêng cho sinh viên Học Viện Tài Chính, các bạn có thể tìm bằng cách gõ vào thanh tìm kiếm các từ như:
“Học Viện Tài Chính“
“ Đề cương Học Viện Tài Chính“
“Tài Liệu Học Viện Tài Chính“
“Kinh nghiệm học Học Viện Tài Chính“
Hoặc các từ như “mẹo thi”, mẫu luận văn, đề thi cao học .v.v.v.
Các bài viết khác nên đọc
Bài 1: Cấu trúc đề thi , phương pháp thi, tài liệu thi, đề cương thi các môn quan trọng nhất của học Viện Tài Chính
Bài 2: Tổng hợp nhiều tài liệu năm 1-2-3-4 của Học Viện Tài Chính- link Google driver
Bài 3: Kế hoạch học tập, đề cương thực tập, báo cáo thực tập, luận văn tốt nghiệp cập nhập mới nhất 2016