Những bảo hiểm cần có khi tham gia giao thông và sử dụng chiếc xe ô tô của bạn

Khi sở hữu một chiếc ô tô, chủ xe cần mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự được quy định tại nghị định số 03/2021/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 15/01/2021. Thế nhưng ngoài bảo hiểm bắt buộc thì còn có các loại hình bảo hiểm tự nguyện khác mà chủ xe cũng nên quan tâm đầu tư để giảm thiểu thiệt hại.

Những bảo hiểm cần có khi tham gia giao thông và sử dụng chiếc xe ô tô của bạn
Những bảo hiểm cần có khi tham gia giao thông và sử dụng chiếc xe ô tô của bạn

1. Bảo hiểm ô tô là gì?

Bảo hiểm xe ô tô là phương thức bảo vệ nhóm đối tượng con người, tài sản và cả những hàng hóa vận chuyển có liên quan khỏi những rủi ro hay tổn thất có thể xảy ra. Khi người lái xe tham gia giao thông và gặp rủi ro thì công ty bảo hiểm sẽ chi trả cho những thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản theo đúng hợp đồng đền bù đã được ký kết.

2. Tại sao cần mua bảo hiểm?

Chính vì điều quan trọng mà bảo hiểm mang lại là chuyển giao rủi ro, giảm gánh nặng tài chính cho người được thụ hưởng bảo hiểm. Do đó, mua bảo hiểm là hình thức mua sự an tâm, đổi những điều chưa chắc đã có thể xảy ra (nguy hiểm, tai nạn) bằng sự chắc chắn thông qua việc bù đắp bằng tài chính.

3. Các loại bảo hiểm xe ô tô quan trọng chủ xe cần biết

Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người mua, các công ty bảo hiểm đã cung cấp nhiều gói dịch vụ để khách hàng lựa chọn.

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS)

Bảo hiểm TNDS là gói bảo hiểm bắt buộc dành cho ô tô khi mua. Cùng với giấy phé lái xe, giấy đăng kí xe, giấy đăng kiểm thì bảo hiểm TNDS sẽ là một trong những giấy tờ bắt buộc phải có khi tham gia giao thông. Trong trường hợp thiếu giấy bảo hiểm TNDS mà bị cảnh sát giao thông kiểm tra thì chủ xe sẽ vi phạm hành chính.

heo đó, công ty bảo hiểm sẽ có trách nhiệm thanh toán cho chủ xe cơ giới số tiền mà chủ xe cơ giới phải bồi thường cho bên thứ ba và hành khách do việc sử dụng xe cơ giới gây ra trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm.

Loại xeSố tiền bảo hiểm TNDS
5 chỗ480.700đ
7 chỗ943.400đ
8 chỗ953.400đ

Bảng tính chi phí mua bảo hiểm TNDS cho xe ô tô ở Việt Nam

Bảo hiểm vật chất

Bảo hiểm vật chất xe thường được tính vào chi phí lăn bánh xe dù không bắt buộc nhưng rất cần thiết đối với mỗi chiếc ô tô. Gói bảo hiểm vật chất sẽ tùy thuộc vào giá trị của xe, xe càng đắt tiền thì gói bảo hiểm này càng đắt và ngược lại.

Mục đích mua bảo hiểm vật chất là khi xảy ra tai nạn hay va chạm gây hư hỏng hay bị mất cắp phụ kiện của xe (lốp, gương…) thì bên bảo hiểm sẽ đền bù những khoản phí khắc phục thiệt hại nên chủ xe sẽ không phải quá lo lắng trong trường hợp gặp sự cố và chủ động được tài chính.

Bảo hiểm thân vỏ

Bảo hiểm thân vỏ là loại bảo hiểm tự nguyện do chủ xe chủ động mua nhằm bảo vệ xe trước những va chạm, xước sơn, móp méo thân vỏ, hỏa hoạn, xe ngập nước (thủy kích)… Những va chạm này hoàn toàn là do chủ xe gây ra, không phải lỗi từ phía người khác thì sẽ được bảo hiểm chịu hoàn toàn 100% chi phí sửa chữa, làm mới.

Mức mua bảo hiểm thân vỏ cho xe ô tô thường được tính theo % dựa vào niên hạn sử dụng xe, đa số công ty bảo hiểm sẽ áp dụng mức phí thân vỏ cho ô tô dưới 9 chỗ ngồi không kinh doanh vận tải cụ thể như sau:

Loại xe

Niên hạn sử dụng
Dưới 6 nămTừ 6-10 năm
Dưới 9 chỗ ngồi1,5%1,6%

 

Bảo hiểm người ngồi trên xe

Bảo hiểm dành cho người ngồi trên xe bao gồm cả lái và phụ xe là hình thức bảo hiểm tự nguyện. Khi mua gói bảo hiểm này, tất cả những người ngồi trên xe sẽ được đền bù thiệt trong trường hợp bị thương thân thể hoặc tử vong khi đang ở trên xe, trong quá trình xe tham gia giao thông.

Các trường hợp không phải đền bù

Trong hợp đồng khi mua bảo hiểm, chủ xe cần nên đọc kỹ những điều khoản, trong đó sẽ có những điểm loại trừ không được công ty bảo hiểm chấp nhận. Dưới đây là những trường hợp loại trừ phổ biến của công ty bảo hiểm như:

• Chủ xe cố ý gây thiệt hại cho xe

• Khi xảy ra tai nạn, lái xe cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe, lái xe cơ giới.

• Tài xế không có giấy phép lái xe

• Thiệt hại giảm giá trị xe

• Không được bền đù nếu tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp khi xảy ra tai nạn

• Không đền bù khi xảy ra chiến tranh, khủng bố, động đất

• Những tài sản có giá trị cao như: vàng, bạc, đá quý, tiền, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm… sẽ không được đền bù.

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu Blog

Cuộc sống - cho đi là còn mãi- chia sẻ và yêu thương!

Chào các bạn- Mình là Ngô Hải Long - Ceo công ty Giải pháp số LBK- Chuyên seo web, quảng cáo Google , Facebook, Zalo và lập trình web wordpress, App (ứng dụng) IOS, Android. Các blog lập ra với mục đích chia sẻ kiến thức cuộc sống, thủ thuật máy tính, việc làm, tài liệu miễn phí. Trong quá trình đội ngũ biên soạn không tránh khỏi thiếu sót hoặc trùng lặp nội dung với các quý blog khác, thành thật xin lỗi nếu có sự cố đó xảy ra - Vậy bạn Vui lòng liên hệ giúp tới ngolonglbk@gmail.com nếu có bất cứ ý kiến, thắc mắc , yêu cầu xóa bài nào! Trân trọng cám ơn các bạn!

Chào mừng các bạn đến với  ngolongnd.net - Blog thư giãn và chia sẻ kiến thức, tài liệu miễn phí! 

Liên hệ quảng cáo- mua back link tại đây

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);