Tổng hợp đầy đủ và mới nhất 110 câu hỏi trắc nghiệm thi kho bạc (Đề số 8)- sát đề-(có đáp án) ôn thi kho bạc nhà nước 2017

Tổng hợp đầy đủ và mới nhất 110 câu hỏi trắc nghiệm thi kho bạc- sát đề-(có đáp án) ôn thi kho bạc nhà nước 2017, nằm trong series đề thi thử kho bạc nhà nước 2017. Bài do bạn Võ Hải Hiền công phu biên soạn và gửi đến chúng ta. Đáp án mình sẽ up vào hôm sau.

110 câu hỏi trắc nghiệm thi kho bạc- sát đề

Câu 1: Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết là khoản thu mà NSĐP đc?
a. Hưởng 100%.
b. Xác định theo tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữa NSTW và NSĐP
Câu 2: Khoản thu nào sau đây không thuộc thu NSNN:
a. Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước.
b. Tiền sử dụng đất.
c.  Thu học phí.
d. Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính
Câu 3: Theo Luật NSNN 2015, chi từ nguồn trái phiếu Chính phủ:
a. Được đưa vào cân đối chi NSNN
b. Không đưa vào cân đối chi NSNN
Câu 4: Luật NSNN năm 2015 quy định bội chi NSNN bao gồm:
a. Bội chi NSTW
b. Bội chi NSĐP cấp tỉnh
c. Cả 2
Câu 5: Bội chi NSĐP cấp tỉnh là?
a. Tổng hợp bội chi cấp tỉnh của từng địa phương, đc xđ bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng số chi ngân sách cấp tỉnh không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng số thu ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương.
b. Tổng hợp bội chi cấp tỉnh của từng địa phương, đc xđ bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng số chi ngân sách cấp tỉnh bao gồm chi trả nợ gốc và tổng số thu ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương
Câu 6: Bội chi NSNN bao gồm
a. Toàn bộ các khoản vay để bù đắp chênh lệch thu, chi NSNN không bao gồm chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do Chính phủ vay
b. Toàn bộ các khoản vay để bù đắp chênh lệch thu, chi NSNN bao gồm chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do Chính phủ vay
Câu 7: Theo Luật NSNN năm 2015, thay vì khống chế mức huy động trên chi đầu tư XDCB như Luật NSNN 2002 thì
a. Khống chế mức giới hạn vay của NSĐP tính trên số thu NSĐP được hưởng theo phân cấp
b. Giữ nguyên quy định như luật NSNN 2002
Câu 8: Dư nợ vay không vượt quá 30% thu ngân sách được hưởng theo phân cấp được áp dụng đối với:
a. Địa phương có tổng số thu NSĐP đc hưởng theo phân cấp lớn hơn tổng số chi thường xuyên của NSĐP
b. Địa phương có tổng số thu NSĐP đc hưởng theo phân cấp nhỏ hơn tổng số chi thường xuyên của NSĐP
c. Địa phương có tổng số thu NSĐP đc hưởng theo phân cấp bằng hơn tổng số chi thường xuyên của NSĐP
Câu 9: Nguồn chi trả nợ gốc bao gồm:
a. bội thu NSNN
b. tăng thu, tiết kiệm chi so với dự toán trong quá trình chấp hành NSNN,
c. kết dư ngân sách
d. cả a,b,c
Câu 10: Mặc dù chi trả nợ gốc không phải là khoản chi cân đối của NSNN nhưng cơ quan có thẩm quyền vẫn:
a) Bố trí nguồn để bảo đảm chi trả đầy đủ, đúng hạn theo cam kết;
b) Không đủ nguồn tài chính để chi trả nợ thì chuyển các khoản nợ qua năm tiếp;
Câu 11: Theo quy định tại Luật NSNN năm 2015, dự toán chi đến hết năm ngân sách chưa thực hiện được hoặc chưa chi hết phải hủy bỏ, trừ một số khoản chi được chuyển nguồn sang năm sau:
a.   Chi đầu tư phát triển thực hiện chuyển nguồn sang năm sau theo quy định của Luật đầu tư công;
b.   Chi mua sắm trang thiết bị đã đầy đủ hồ sơ, hợp đồng mua sắm trang thiết bị ký trước ngày 31 tháng 12 năm thực hiện dự toán;
c.   Kinh phí được giao không tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập và các cơ quan nhà nước
XEM ĐIỀU 64
Câu 12: Về quản lý các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, Trường hợp được ngân sách nhà nước hỗ trợ vốn điều lệ theo quy định của pháp luật thì phải phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và chỉ thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a. được thành lập và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật
b. có khả năng tài chính độc lập
c. có nguồn thu, nhiệm vụ chi không trùng với nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước
d. Cả 3
Câu 13: Kế hoạch tài chính 5 năm xác định
a. mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể về tài chính – ngân sách nhà nước
b. các định hướng lớn về tài chính, ngân sách nhà nước
c. số thu và cơ cấu thu nội địa, thu dầu thô, thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu, số chi và cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi trả nợ, chi thường xuyên
d. định hướng về bội chi ngân sách
đ. giới hạn nợ nước ngoài của quốc gia, nợ công, nợ Chính phủ
e. các giải pháp chủ yếu để thực hiện kế hoạch
f. Tất cả các đ/á trên
Câu 14: Các hành vi bị cấm trong lĩnh vực NSNN:
a. Thu sai quy định của các luật thuế và quy định khác của pháp luật về thu ngân sách
b. Chi không có dự toán.
c. Trì hoãn việc chi ngân sách khi đã bảo đảm các điều kiện chi theo quy định của pháp luật.
d. Cả 3
Câu 15: Quốc hội quyết định về:
a.   Chính sách cơ bản về tài chính – NSNN.
b.   Mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ;
c.   Kế hoạch tài chính 5 năm
d.   Bội chi NSNN
đ.   Tổng mức vay của NSNN, bao gồm vay để bù đắp bội chi NSNN và vay để trả nợ gốc của NSNN
e.    Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu phân chia giữa NSTW và ngân sách từng địa phương
f.   Tất cả các đ/á trên
Câu 16: Việc Quyết định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ NSNN; bổ sung dự toán số tăng thu NSNN; phân bổ, sử dụng số tăng thu, số tiết kiệm chi của NSTW thuộc thẩm quyền của:
a.    Chính phủ
b.   Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
c.   Quốc hội.
Câu 17: Quyết định những chế độ chi ngân sách quan trọng, phạm vi ảnh hưởng rộng, liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội của cả nước sau khi xin ý kiến Ủy ban thường vụ Quốc hội thuộc thẩm quyền của:
a.    Chính phủ
b.   Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
c.   Quốc hội.
Câu 18: Luật NSNN năm 2015, toàn bộ thuế thu nhập doanh nghiệp (trừ thuế tndn từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí) thì:
a. NSTW hưởng 100%.
b.  Là khoản thu phân chia giữa NSTW và NSĐP.
Câu 19:  Cơ quan có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm của địa phương mình?
a. HĐND
b. UBND
c. Mặt trận TQVN
d. Sở tài chính
Câu 20: Ngân sách xã, thị trấn được phân chia nguồn thu từ:
a. từ thuế nhà đất
b. thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh
c. thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình, lệ phí trước bạ nhà đất
d. Cả 3.
Câu 21: Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, các khoản phạt, tịch thu khác do:
a. các cơ quan nhà nước thuộc cấp nào thu thì ngân sách cấp đó hưởng
b. Nộp toàn bộ về NSNN
Câu 22: Chi nghiên cứu khoa học cho các cấp chính quyền địa phương, Luật NSNN năm 2015 quy định:
a. Phân cấp nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cho cấp tỉnh, cấp huyện, xã
b. Chỉ phân cấp nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cho cấp tỉnh, còn các cấp huyện, xã chỉ thực hiện nhiệm vụ ứng dụng khoa học công nghệ
ĐIỀU 17 NGHỊ ĐỊNH 163
Câu 23: Căn cứ vào nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phân cấp cụ thể nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp ở địa phương theo nguyên tắc nào?.
a.   Phù hợp với phân cấp nhiệm vụ kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh đối với từng lĩnh vực và đặc điểm kinh tế, địa lý, dân cư, trình độ quản lý của từng vùng, từng địa phương
b.   Ngân sách xã, thị trấn được phân chia nguồn thu từ các khoản: thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; lệ phí môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh; thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình; lệ phí trước bạ nhà, đất.
c.   Ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã không có nhiệm vụ chi nghiên cứu khoa học và công nghệ. Ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã được chi cho nhiệm vụ ứng dụng, chuyển giao công nghệ
d. Trong phân cấp nhiệm vụ chi đối với thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương phải có nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng các trường phổ thông công lập các cấp, điện chiếu sáng, cấp thoát nước, giao thông đô thị, vệ sinh đô thị và các công trình phúc lợi công cộng khác
e. Cả 4
Câu 24: Về quản lý ngân sách và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn được giao cho:
a.   Chính phủ.
b.   Bộ tài chính.
c.   Quốc hội
Câu 25: Về số bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới, Tổng mức hỗ trợ vốn đầu tư phát triển hàng năm của ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương :
a.   không vượt quá 50% tổng chi đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách trung ương.
b.   không vượt quá 20% tổng chi đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách trung ương.
c.   không vượt quá 30% tổng chi đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách trung ương
ĐIỀU 19 NGHỊ ĐỊNH 163
Câu 26: Theo quyết định 695/QĐ-KBNN quy định Kho bạc Nhà nước cấp huyện có quyền:
a.   Trích tài khoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân để nộp ngân sách nhà nước hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
b.   Được từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
c.   Cả 2.
Câu 27: Theo quyết định 695/QĐ-KBNN, Kho bạc Nhà nước cấp huyện tổ chức thành:
a.   2 tổ: Tổ Hành chính và Tổ Kế toán nhà nước..
b.   2 tổ: Tổ Tổng hợp – Hành chính và Tổ Kế toán nhà nước..
Câu 28: Theo quyết định 696/QĐ-KBNN, cơ quan thực hiện chức năng tham mưu, giúp Giám đốc KBNN cấp tỉnh tổ chức thực hiện công tác kế toán nhà nước :
a.   Phòng Kế toán nhà nước.
b.   Bộ Tài chính.
c.   Sở tài chính
Câu 29: Kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm là:
a. Kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước được lập hàng năm cho thời gian 3 năm, dựa trên kế hoạch tài chính 5 năm được lập kể từ năm dự toán ngân sách và 2 năm tiếp theo, theo phương thức cuốn chiếu
b. Kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước được lập hàng năm cho thời gian 3 năm
Câu 30: Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương
a. Thuế GTGT, trừ thuế GTGT hàng nhập khẩu
b. Thuế thu nhập cá nhân
c. Thuế tiêu thụ đặc biệt, không kể thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu
d. Cả 3
Câu 31: Đâu là nguồn thu của NSTW?
a. Thuế tài nguyên từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí
b. Thuế tài nguyên từ việc khai thác các sp tài nguyên
c. Không có p/a nào
Câu 32: Nguyên tắc ứng trước dự toán năm sau?
a. Mức ứng trước dự toán ngân sách năm sau tối đa không vượt quá 30% dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản năm thực hiện của các dự án, công trình xây dựng cơ bản thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
b. Mức ứng trước dự toán ngân sách năm sau tối đa không vượt quá 20% dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản năm thực hiện của các dự án, công trình xây dựng cơ bản thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
c. Mức ứng trước dự toán ngân sách năm sau tối đa không vượt quá 50% dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản năm thực hiện của các dự án, công trình xây dựng cơ bản thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
Câu 33: Các khoản thu thuộc ngân sách các năm trước, nhưng nộp từ ngày 01 tháng 01 năm sau thì:
a. Phải hạch toán và quyết toán vào thu ngân sách năm sau
b. Phải hạch toán và quyết toán vào thu ngân sách năm nay
Câu 34: Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 quy định việc phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách phải bảo đảm:
a.   Đúng với dự toán ngân sách được giao cả về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực, nhiệm vụ thu, chi được giao;
b.   Đúng với dự toán ngân sách được giao về tổng mức thu, chi được giao.
Câu 35: Việc thu hồi ứng trước ngân sách sau quy định câu nào sau đây là đúng?
a.   Khi phân bổ dự toán năm sau chỉ thu một phần số vốn đã ứng trước và được tiếp tục ứng trước dự toán năm sau khi chưa thu hồi hết số ngân sách đã ứng trước.
b.   Khi phân bổ dự toán năm sau phải thu hồi hết số vốn đã ứng trước, không được ứng trước dự toán năm sau khi chưa thu hồi hết số ngân sách đã ứng trước.
Câu 36: Khoản nào sau đây không phải là chi NSNN?
a. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính
b. Chi bổ sung quỹ tài chính nhà nước ngoài NS
c. Chi dự trữ quốc gia
Câu 37: Trong thời hạn bao nhiêu ngày kể từ ngày kết thúc năm ngân sách trước năm xây dựng dự toán, không phát sinh nợ quá hạn đối với các khoản nợ vay phải thanh toán trong năm ngân sách trước năm xây dựng dự toán?
a.  90 ngày
b. 60 ngày
c. 30 ngày
Câu 38: Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương?
a.   Chi đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật
b.   Chi đầu tư vào các dự án do địa phương quản lý.
c.   Chi dự trữ quốc gia
Câu 39: Nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
a. Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng và triển khai thực hiện phương án vay để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước
b. Tạm ứng cho ngân sách nhà nước để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ
c. Cả 2
Câu 40: Bộ Tài chính được giao nhiệm vụ:
a.    Quản lý quỹ ngân sách nhà nước, quỹ dự trữ nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước theo quy định của pháp luật.
b. Đánh giá hiệu quả chi ngân sách nhà nước.
c.    Cả hai nhiệm vụ trên
Câu 41: Theo quy định tại Luật NSNN năm 2015, chi ngân sách nhà nước bao gồm:
A.Chi đầu tư phát triển, Chi thường xuyên, Chi trả nợ lãi, Chi viện trợ, Các khoản chi khác theo quy định của Quốc hội.
B.Chi đầu tư phát triển,Chi dự trữ quốc gia, Chi thường xuyên, Chi trả nợ lãi, Chi viện trợ, Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
C. Chi đầu tư phát triển, Chi thường xuyên, Các khoản chi khác theo quy định của Quốc hội.
D. Chi đầu tư phát triển,Chi dự trữ quốc gia, Chi thường xuyên, Chi viện trợ, Các khoản chi khác theo quy định của Chính phủ.
Câu 42: Theo quy định tại Luật NSNN năm 2015, năm ngân sách:
A. Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 năm dương lịch
B. Bắt đầu từ ngày 01tháng 01 và kết thúc vào ngày 31tháng 3 năm dương lịch kế tiếp
C. Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 năm dương lịch kế tiếp
D. Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 28 tháng 12 năm dương lịch kế tiếp

Câu 43: Theo quy định tại Luật NSNN năm 2015, nhiệm vụ chi nào sau đây không thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương:
A. Chi viện trợ
B. Chi trả nợ lãi các khoản tiền do Chính phủ vay.
C. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính địa phương
D. Chi cho vay theo quy định của pháp luật.
Câu 44Theo quy định tại Luật NSNN năm 2015:
A. Thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách nhà nước kết thúc vào ngày 31 tháng 02 năm sau.
B. Thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách nhà nước kết thúc vào ngày 31 tháng 01 năm sau.
C. Thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách nhà nước kết thúc vào ngày 31 tháng 12.
D. Thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách nhà nước kết thúc vào ngày 31 tháng 03 năm sau.
Câu 45: Theo quy định tại Luật NSNN năm 2015:
A. Các nhiệm vụ chi đã bố trí trong dự toán được bảo đảm 90% kinh phí theo đúng tiến độ thực hiện và trong phạm vi 90% dự toán được giao.
B. Các nhiệm vụ chi đã bố trí trong dự toán được bảo đảm 95% kinh phí theo đúng tiến độ thực hiện và trong phạm vi 95% dự toán được giao.
C. Các nhiệm vụ chi đã bố trí trong dự toán được bảo đảm kinh phí theo đúng tiến độ thực hiện và trong phạm vi dự toán được giao.
D. Các nhiệm vụ chi đã bố trí trong dự toán được bảo đảm 80% kinh phí theo đúng tiến độ thực hiện và trong phạm vi 80% dự toán được giao.
Câu 46: Theo quy định tại Luật NSNN năm 2015:
A. Ngân sách cấp dưới được tạm ứng từ ngân sách cấp trên để thực hiện nhiệm vụ chi của ngân sách cấp trên.
B. Ngân sách cấp dưới được tạm ứng từ ngân sách cấp trên để thực hiện nhiệm vụ chi theo dự toán ngân sách được giao trong trường hợp cần thiết.
C. Ngân sách cấp trên được tạm ứng từ ngân sách cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ chi theo dự toán ngân sách được giao trong trường hợp cần thiết.
D. Ngân sách cấp dưới không được tạm ứng từ ngân sách cấp trên để thực hiện nhiệm vụ chi theo dự toán ngân sách được giao trong trường hợp cần thiết.
Câu 47: Theo quy định tại Luật NS 2015, mức bố trí dự phòng từ:
A. 8% đến 9% tổng chi ngân sách mỗi cấp
B. 2% đến 4% tổng chi ngân sách mỗi cấp
C. 5% đến 7% tổng chi ngân sách mỗi cấp
D. 10% đến 15% tổng chi ngân sách mỗi cấp
Câu 48: Theo quy định tại Luật NS năm 2015, cơ quan thu ngân sách là:
A. Cơ quan Dự trữ, cơ quan Thuế, cơ quan Hải quan và cơ quan khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao hoặc ủy quyền tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.
B. Cơ quan thanh tra, cơ quan Thuế , cơ quan Hải quan và cơ quan khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao hoặc ủy quyền tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.
C. Cơ quan Tài chính, cơ quan Thuế , cơ quan Hải quan và cơ quan khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao hoặc ủy quyền tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.
D. Kiểm toán nhà nước, cơ quan Thuế , cơ quan Hải quan và cơ quan khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao hoặc ủy quyền tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.
Câu 49: Luật NSNN năm 2015 có hiệu lực thi hành từ:
A. Năm ngân sách 2015
B. Năm ngân sách 2017
C. Năm ngân sách 2018
D. Năm ngân sách 2016
Câu 50: Theo quy định tại Luật NSNN năm 2015, trong nhiệm vụ chi NSTW, thì chi dự trữ quốc gia thuộc:
A. Không thuộc các nhiệm vụ chi nào
B. Chi viện trợ
C. Chi thường xuyên
D. Chi đầu tư phát triển
Câu 51: Theo quy định tại Luật NSNN năm 2015:
A. KBNN định kỳ báo cáo chính phủ và các cơ quan có liên quan về thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
B. Bộ Kế hoạch và đầu tư định kỳ báo cáo Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan có liên quan về thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
C. Ngân hàng Nhà nước định kỳ báo cáo Chính phủ và các cơ quan có liên quan về thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
D. Bộ Tài chính định kỳ báo cáo Chính phủ và các cơ quan có liên quan về thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Câu 52: Theo quy định về tổ chức điều hành ngân sách nhà nước tại Luật NSNN 2015:
A. Cơ quan Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm bảo đảm nguồn để thanh toán kịp thời các khoản chi theo dự toán.
B. Cơ quan Hải quan có trách nhiệm bảo đảm nguồn để thanh toán kịp thời các khoản chi theo dự toán
C. Cơ quan Tài chính có trách nhiệm bảo đảm nguồn để thanh toán kịp thời các khoản chi theo dự toán
D. Cơ quan Thuế có trách nhiệm bảo đảm nguồn để thanh toán kịp thời các khoản chi theo dự toán.
Câu 53: Một trong các nhiệm vụ của Bộ Tài chính quy định tại Luật NS 2015 là :
A. Lập, trình Chính phủ phương án phân bổ ngân sách nhà nước
B. Lập, trình Chính phủ phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh
C. Lập, trình Chính phủ dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương, dự toán điều chỉnh ngân sách nhà nước trong trường hợp cần thiết.
D. Lập, trình Chính phủ phương án phân bổ ngân sách các địa phương.
Câu 54: Theo quy định tại Luật NS 2015, bội chi NSTW được xác định bằng:
A. Chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi NSNN bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu NSNN.
B. Chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi NSTW bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu NSTW
C. Chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi NSNN không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu NSNN
D. Chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi NSTW không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu NSTW
Câu 55: Theo quy định tại Luật NSNN năm 2015, một trong các căn cứ lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm , đó là:
A. Kế hoạch tài chính 04 năm, kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 04 năm, kế hoạch đầu tư ngắn hạn nguồn ngân sách nhà nước
B. Kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm, kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước
C. Kế hoạch tài chính 06 năm, kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm, kế hoạch đầu tư dài hạn nguồn ngân sách nhà nước
D. Kế hoạch tài chính 10 năm, kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 05 năm.
Câu 56: Đối với các trường hợp được ứng trước dự toán ngân sách năm sau theo quy định tại Luật NS năm 2015:
A. Khi phân bổ dự toán ngân sách năm sau, phải bố trí dự toán để thu hồi 70% đã ứng trước; được ứng trước dự toán năm sau khi đã thu hồi 70% số ngân sách đã ứng trước.
B. Khi phân bổ dự toán ngân sách năm sau, phải bố trí dự toán để thu hồi 80% đã ứng trước; được ứng trước dự toán năm sau khi đã thu hồi 80% số ngân sách đã ứng trước.
C. Khi phân bổ dự toán ngân sách năm sau, phải bố trí dự toán để thu hồi hết số đã ứng trước; không được ứng trước dự toán năm sau khi chưa thu hồi hết số ngân sách đã ứng trước.
D. Khi phân bổ dự toán ngân sách năm sau, phải bố trí dự toán để thu hồi 90% đã ứng trước; được ứng trước dự toán năm sau khi đã thu hồi 90% số ngân sách đã ứng trước.
Câu 57: Theo quy định tại Luật ngân sách nhà nước năm 2015, trong trường hợp vào đầu năm ngân sách, dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách chưa được Quốc hội, HĐND quyết định, cơ quan tài chính và cơ quan KBNN các cấp theo chức năng thực hiện tạm cấp ngân sách cho các nhiệm vụ chi không thể trì hoãn được cho đến khi dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền quyết định. Đối với nhiệm vụ chi lương và các khoản có tính chất tiền lương mức tạm cấp như sau:
A. Mức tạm cấp hàng tháng tối đa không quá mức chi bình quân 02 tháng của năm trước
B. Mức tạm cấp hàng tháng tối đa không quá mức chi bình quân 01 tháng của năm trước
C. Mức tạm cấp hàng tháng tối đa không quá mức chi bình quân 03 tháng của năm trước
D. Mức tạm cấp hàng tháng tối đa không quá mức chi bình quân 1,5 tháng của năm trước.
Câu 58: Theo quy định tại Luật NSNN năm 2015, ngân sách nhà nước là:
A. Toàn bộ các khoản chi của CHính phủ được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chính phủ.
B. Toàn bộ các khoản thu, chi của Doanh nghiệp nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Doanh nghiệp nhà nước.
C. Toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
D. Toàn bộ các khoản chi của UBND các cấp được dự toán và thực hiện trong khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân các cấp.
Câu 59: Theo quy định tại Luật NS 2015, bội chi NS bao gồm:
A. Bội chi NSTW và bội chi NS tỉnh
B. Bội chi NSNN các cấp
C. Bội chi NSTW và bội chi NS địa phương cấp tỉnh
D. Bội chi NSTW và bội chi NS cấp tỉnh, cấp huyện.
Câu 60: Theo quy định tại Luật NSNN năm 2015:
A. KBNN định kỳ báo cáo cơ quan tài chính cấp trên, quốc hội, về thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
B. KBNN định kỳ báo cáo cơ quan tài chính cấp cùng và các cơ quan có liên quan về thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
C. KBNN định kỳ báo cáo cơ quan Kế hoạch và Đầu tư cùng cấp về thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
D. KBNN định kỳ báo cáo cơ quan tài chính cấp trên về thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Câu 61: Theo quy định tại Luật NS 2015, bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh là:
A. Tổng hợp bội chi ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương, được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách cấp tỉnh không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương.
B. Tổng hợp bội chi ngân sách tỉnh của từng địa phương, được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách địa phương không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách của từng địa phương.
C. Tổng hợp bội chi ngân sách tỉnh của từng địa phương, được xác định bằng chênh lệch lớn hơn tổng chi ngân sách cấp tỉnh bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương
D. Tổng hợp chi ngân sách tỉnh của từng địa phương, được xác định bằng chênh lệch lớn hơn tổng chi ngân sách địa phương bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách của từng địa phương.
Câu 62: Theo quy định tại Luật NSNN năm 2015, một trong các căn cứ lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm, đó là:
A. Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước 5 năm trước
B. Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước 3 năm trước
C. Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm trước
D. Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm sau.
Câu 63: Theo quy định tại Luật NSNN năm 2015, nhiệm vụ chi nào sau đây không thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương:
A. Chi Bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp dưới.
B. Chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay.
C. Chi viện trợ.
D. Chi chuyển nguồn sang năm sau của ngân sách địa phương.
Câu 64: Cơ quan có nhiệm vụ xây dựng các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ NS trình UBTVQH?
a.Chính phủ
b.Bộ tài chính
c.Đơn vị dự toán
Câu 65: Cơ quan có nhiệm vụ giám sát việc thực hiện NSNN?
A. Chính phủ
b.Quốc hội
c.Bộ tài chính
Câu 66: Cơ quan có nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN, quỹ dự trữ tài chính, các quỹ #?
a. Chính phủ
b. KBNN
c. Bộ tài chính
Câu 67:Cơ quan có chức năng đánh giá hiệu quả chi NSNN?
a. Chính phủ
b. KBNN
c. Bộ tài chính
Câu 68: Căn cứ lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm
a. Văn bản pháp luật của các cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm sau
b. Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm trước
c. Số kiểm tra dự toán thu, chi ngân sách thông báo cho các cấp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan
d. Nhiệm vụ cụ thể của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức khác ở trung ương, các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương
e. Cả 4
Câu 69: Dự toán ngân sách nhà nước phải tổng hợp theo:
a. từng khoản thu, chi
b. cơ cấu chi đầu tư phát triển
c. Cả 2
Câu 70: Dự toán ngân sách của đơn vị dự toán ngân sách các cấp được lập bao gồm:
a. Dự toán thu ngân sách
b. Dự toán chi đầu tư phát triển
c. Dự toán chi thường xuyên
d. Dự toán chi trả nợ
đ. Dự toán chi thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
e. Cả 5
Câu 71: Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm sau vào thời điểm nào?
a. Trước ngày 15 tháng 5
b. Trước ngày 15 tháng 6
c. Trước ngày 20 tháng 9
Câu 72: Chính phủ trình các tài liệu báo cáo theo quy định tại khoản 1 Điều 47 của Luật này đến Ủy ban thường vụ Quốc hội để cho ý kiến vào thời điểm nào?
a. Trước ngày 20 tháng 6
b. Trước ngày 15 tháng 5
c. Trước ngày 20 tháng 9
Câu73: Các báo cáo của Chính phủ được gửi đến các đại biểu Quốc hội trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội cuối năm chậm nhất là?
a. 20 ngày
b. 30 ngày
c. 40 ngày
Câu 74: Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm sau vào thời điểm nào
a. Trước ngày 15 tháng 10
b. Trước ngày 15 tháng 12
c. Trước ngày 15 tháng 11
Câu 75: Thủ tướng Chính phủ giao dự toán thu, chi ngân sách năm sau cho từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương vào thời gian nào?
a. Trước ngày 20 tháng 01
b. Trước ngày 20 tháng 11
c. Trước ngày 20 tháng 12
Câu 76: Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định dự toán ngân sách địa phương, phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm sau vào thời gian nào?
a. Trước ngày 10 tháng 12
b. Trước ngày 10 tháng 11
c. Trước ngày 12 tháng 10
Câu 77: Hội đồng nhân dân cấp dưới quyết định dự toán ngân sách địa phương, phân bổ ngân sách năm sau của cấp mình kể từ ngày Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp quyết định dự toán và phân bổ ngân sách chậm nhất là?
a. 15 ngày
b. 20 ngày
c. 10 ngày
Câu 78: Kể từ ngày HĐND quyết định dự toán ngân sách, UBND cùng cấp giao dự toán ngân sách năm sau cho từng cơ quan, đơn vị thuộc cấp mình và cấp dưới chậm nhất là?
a. 03 ngày làm việc
b. 05 ngày làm việc
c. 10 ngày làm việc
Câu 79: Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp phải hoàn thành việc giao dự toán ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc và Ủy ban nhân dân cấp dưới vào thời điểm nào?
a. Trước ngày 31 tháng 11
b. Trước ngày 31 tháng 12
c. Trước ngày 31 tháng 01
Câu 80: Theo quy định tại Luật NSNN năm 2015, dự toán chi đến hết năm ngân sách chưa thực hiện được hoặc chưa chi hết phải hủy bỏ, trừ một số khoản chi được chuyển nguồn sang năm sau:
a.   Chi đầu tư các dự án khẩn cấp, cấp bách;
b.   Chi mua sắm trang thiết bị đã đầy đủ hồ sơ, hợp đồng mua sắm trang thiết bị ký trước ngày 31 tháng 12 năm thực hiện dự toán;
c.   Kinh phí được giao không tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập và các cơ quan nhà nước;
Câu 81: Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 quy định:
a.   Kết dư ngân sách cấp huyện, cấp xã được hạch toán vào thu ngân sách năm sau.
b.   Kết dư ngân sách cấp huyện, cấp xã được trích 50% vào quỹ dự trữ tài chính cùng cấp; trích 50% còn lại vào thu ngân sách năm sau;
c.   Kết dư ngân sách cấp huyện, cấp xã được sử dụng để chi trả nợ gốc và lãi các khoản vay của ngân sách nhà nước.
Câu 82: Thời gian chỉnh lý quyết toán NSNN kết thúc vào thời gian nào sau đây là đúng quy định.
A.   Thời gian chỉnh lý quyết toán NSNN kết thúc vào ngày 31 tháng 01 năm sau.
B.   Thời gian chỉnh lý quyết toán NSNN kết thúc vào ngày 31 tháng 3 năm sau.
C.   Thời gian chỉnh lý quyết toán NSNN kết thúc vào ngày 28 tháng 02 năm sau.
Câu 83: Một trong các nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị dự toán ngân sách quy định trong Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 là:
a.   Lập dự toán thu, chi ngân sách hằng năm; thực hiện phân bổ dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao cho các đơn vị trực thuộc và điều chỉnh phân bổ dự toán theo thẩm quyền; lập kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm thuộc phạm vi quản lý.
b.   Lập dự toán ngân sách, phương án phân bổ ngân sách cấp mình; dự toán điều chỉnh ngân sách trong trường hợp cần thiết, trình Hội đồng nhân dân quyết định và báo cáo cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp.
Câu 84: Theo quy định tại Luật NSNN năm 2015, mức ứng trước dự toán ngân sách năm sau không quá 20% dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản năm thực hiện của các công trình xây dựng cơ bản thuộc kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước đã được phê duyệt để thực hiện:
a.   Các Chương trình mục tiêu quốc gia thuộc kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
b.   Các dự án quan trọng quốc gia, các dự án cấp bách của trung ương và địa phương thuộc kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
c.   Các dự án quan trọng quốc gia, các dự án cấp bách của trung ương và các chương trình, dự án quan trọng địa phương thuộc kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
Câu 85: Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 quy định:
a.   Ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách.
b.   Ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động cho các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách.
c.   Ngân sách nhà nước không hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách.
Câu 86: Thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng NSNN là ai?
a.   Chính phủ quyết định sử dụng dự phòng NSNN cấp tỉnh.
b.   UBND cấp trên quyết định sử dụng dự phòng ngân sách cấp dưới
c.   UBND các cấp quyết định sử dụng dự phòng NS cấp mình
Câu 87: Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 điều chỉnh dự toán đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách:
a.   Sau khi thực hiện điều chỉnh dự toán, đơn vị dự toán cấp I gửi cơ quan tài chính cùng cấp để kiểm tra, đồng thời gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để thực hiện.
b.   Sau khi thực hiện điều chỉnh dự toán, đơn vị dự toán cấp II gửi cơ quan tài chính cùng cấp để kiểm tra, đồng thời gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để thực hiện.
c.   Sau khi thực hiện điều chỉnh dự toán, đơn vị dự toán cấp III gửi cơ quan tài chính cùng cấp để kiểm tra, đồng thời gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để thực hiện.
(ĐIỀU 53)

Câu 88: Cơ quan nào có trách nhiệm bảo đảm nguồn để thanh toán kịp thời các khoản chi theo dự toán.
a.   Uỷ ban nhân dân các cấp.
b.   Cơ quan tài chính
c.   Cơ quan thuế.
Câu 89: Ngân sách xã thị trấn được phân chia nguồn thu từ các khoản nào dưới đây?
a.   Thuế tài nguyên
b.   Thuế môn bài thu từ cá nhân; hộ kinh doanh; thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình; lệ phí trước bạ nhà; đất;
c.   Thu từ các hoạt động sổ số
Câu 90: Kho bạc Nhà nước được mở tài khoản tại ngân hàng để?
a.   KBNN được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng thương mại để tập trung các khoản thu của NSNN.
b.   KBNN không được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để tập trung các khoản thu của NSNN.
Câu 91: Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư
a.   Thực hiện các dự án đầu tư qua các giai đoạn của quá trình đầu tư: chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị dự án, thực hiện dự án, nghiệm thu, bàn giao tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý ngân sách nhà nước, đầu tư công, xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
b.   Chấp hành đúng các quy định của pháp luật về hợp đồng, kế toán, thống kê, báo cáo, quyết toán, công khai và lưu trữ hồ sơ dự án. (NHIỆM VỤ CỦA ĐƠN VỊ DỰ TOÁN)
c.   Cả hai nhiệm vụ trên.
Câu 92: Thu NSNN thực hiện theo quy định nào?
a.   Thực hiện theo quy định của Luật NSNN số 83/2015/QH13, các luật về thuế và các quy định khác của pháp luật về thu NSNN.
b.   Thực hiện theo pháp luật về thu NSNN
c.   Thực hiện theo luật thuế.
Câu 93: Yêu cầu lập dự toán ngân sách nhà nước hàng năm?
a.   Dự toán NSNN không phải tổng hợp theo từng khoản thu, chi;
b.   Dự toán NSNN phải lập theo cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi dự trữ quốc gia, chi trả nợ và viện trợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính và dự phòng ngân sách.
c.   Dự toán chi trả nợ được lập trên cơ sở bảo đảm các khoản nợ đến hạn của nhà nước.
Câu 94: Quy định Cơ quan thu NSNN?
a.   Cơ quan Tài chính, cơ quan thuế, cơ quan Hải quan.
b.   Các cơ quan khác.
Câu 95: Theo Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 thì:
a.   Số bổ sung có mục tiêu là khoản ngân sách cấp trên bổ sung cho ngân sách cấp dưới nhằm bảo đảm cho chính quyền cấp dưới cân đối ngân sách cấp mình để thực hiện nhiệm vụ được giao.
b.   Số bổ sung có mục tiêu là số thu, chi ngân sách nhà nước được cơ quan có thẩm quyền thông báo cho các cấp ngân sách, các cơ quan, tổ chức, đơn vị làm căn cứ để xây dựng dự toán ngân sách nhà nước hằng năm và kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm.
c.   Số bổ sung có mục tiêu là khoản ngân sách cấp trên bổ sung cho ngân sách cấp dưới để hỗ trợ thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ cụ thể.
Câu 96: Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 quy định khi xét duyệt quyết toán, cơ quan xét duyệt có quyền:
a.   Đề nghị Kiểm toán nhà nước hoặc thuê đơn vị kiểm toán độc lập theo quy định của pháp luật kiểm toán các báo cáo quyết toán của đơn vị dự toán cấp I để có thêm căn cứ cho việc xét duyệt;
b.   Đề nghị Kiểm toán nhà nước hoặc thuê đơn vị kiểm toán độc lập theo quy định của pháp luật kiểm toán các báo cáo quyết toán của các dự án, chương trình mục tiêu có quy mô lớn để có thêm căn cứ cho việc xét duyệt;
c.   Đề nghị Kiểm toán nhà nước hoặc thuê đơn vị kiểm toán độc lập theo quy định của pháp luật kiểm toán các báo cáo quyết toán của các đơn vị để có thêm căn cứ cho việc xét duyệt;
ĐIỀU 66 DUYỆT QUYẾT TOÁN NS NN
Câu 97: Bộ Tài chính được giao nhiệm vụ:
a.   Quản lý quỹ ngân sách nhà nước, quỹ dự trữ nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước theo quy định của pháp luật.
b.   Đánh giá hiệu quả chi ngân sách nhà nước. (theo kết quả thực hiện nhiệm vụ)
c.   Cả hai nhiệm vụ trên
Câu 98: Mọi khoản thu từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí thì:
a. NSTW đc hưởng 100%
b. NSĐP đc hưởng 100%
c. Phân chia theo tỷ lệ % giữa NSTW và NSĐP
Câu 99: Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là khoản thuế?
a. Phân chia theo tỷ lệ % giữa NSTW và NSĐP
b. NSĐP đc hưởng 100%
Câu 100: Chênh lệch thu lớn hơn chi của NHNN VN là khoản thu mà:
a. Phân chia theo tỷ lệ % giữa NSTW và NSĐP
b. NSTW đc hưởng 100%
Câu 101: Lệ phí trước bạ khoản thu mà?
a. Phân chia theo tỷ lệ % giữa NSTW và NSĐP
b. NSĐP đc hưởng 100%
Câu 102: Các khoản thu bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho NSĐP từ NS cấp nào?
a. NSNN
b. NSTW
c. NS cấp trên
Câu 103: Thu từ bán tài sản nhà nước là khoản thu mà:
a. NSTW đc hưởng 100%
b. NSĐP đc hưởng 100%
c. Thu thuộc NS cấp nào thì cấp đó hưởng
Câu 104: Khoản thu nào sau đây phân chia theo tỷ lệ % giữa NSTW và NSĐP?
a. Thuế giá trị gia tăng, không bao gồm cả thuế giá trị gia tăng của các nhà thầu phụ phát sinh từ các hoạt động dịch vụ phục vụ hoạt động thăm dò và khai thác dầu, khí
b. Thuế giá trị gia tăng, bao gồm cả thuế giá trị gia tăng của các nhà thầu phụ phát sinh từ các hoạt động dịch vụ phục vụ hoạt động thăm dò và khai thác dầu, khí
Câu 105: Thuế thu nhập cá nhân là khoản thu?
a. NSTW đc hưởng 100%
b. NSĐP đc hưởng 100%
c. Phân chia theo tỷ lệ % giữa NSTW và NSĐP
Câu 106: Chi viện trợ là khoản chi?
a. NSTW đc hưởng 100%
b. NSĐP đc hưởng 100%
c. Phân chia theo tỷ lệ % giữa NSTW và NSĐP
Câu 107: Khoản chi nào sau đây thuộc nhiệm vụ chi của NSTW mà không thuộc nhiệm vụ chi của NSĐP?
a. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính của mỗi cấp NS
b. Chi chuyển nguồn của ngân sách sang năm sau của mỗi cấp NS
c. Chi dự trữ quốc gia
Câu 108: Theo thông tư 161/2012/TT-BTC, các Hình thức chi trả các khoản chi từ ngân sách nhà nước là:
a. Chi trả theo hình thức rút dự toán từ Kho bạc Nhà nước
b. Chi trả theo hình thức lệnh chi tiền
c. Cả 2
Câu 109: Viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài cho Chính phủ Việt Nam là nguồn thu thuộc:
a.NSNN
b.NSĐP
c.NSTW
Câu110: Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương
a. Thuế GTGT, trừ thuế GTGT hàng nhập khẩu
b. Thuế thu nhập cá nhân
c. Thuế tiêu thụ đặc biệt, không kể thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu
d. Cả 3

Phần đáp án


Tags:

Có thể bạn quan tâm:

2 thoughts on “Tổng hợp đầy đủ và mới nhất 110 câu hỏi trắc nghiệm thi kho bạc (Đề số 8)- sát đề-(có đáp án) ôn thi kho bạc nhà nước 2017

  1. Pingback: pop over to this web-site

  2. Pingback: ข่าวบอล

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);