Nội dung chính:
Câu 1: Những khoản tiền nào doanh nghiệp chi trả hoặc thanh toán cho cá nhân được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN nhưng không phải tính thuế TNCN?
Trả lời
– Tiền lương tiền công trả tăng thêm vào các ngày nghỉ lễ, chủ nhật
– Các khoản phụ cấp độc hại, đặc thù nghề nghiệp, phụ cấp thu hút , phụ cấp khu vực.
– Khoản tiền ăn giữa ca theo quy định của bộ LĐTBXH.
– Tiền bồi thường bảo hiểm sức khoẻ
– Phụ cấp lưu trú trong mức quy định, khoản chi công tác phí hoặc điện thoại.
– Khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam , người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài 1 năm 1 lần.
– Khoản tiền học phí cho con của người lao động nước ngoài ở VN học tại VN, người VN lao động ở nước ngoài học ở NN theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông.
– Hỗ trợ hiếu hỉ tiền, bệnh hiểm nghèo nhưng không vượt quá mức quy định.
– Khoán chi công ty công tác phí, điện thoại trong mức quy định của doanh nghiệp.
– Tiền trang phục tốt đa 5trđ/người/năm.
– Tiền nhà trả thay vượt trên 15% thu nhập chịu thuế mà DN chi trả.
– Tiền bồi thường của hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
CÂU 2: Những khoản thuế nào không được khấu trừ khi xác định thuế GTGT và cũng không được tính trừ khi tính thuế TNDN:
Trả lời:
– Thuế GTGT đầu vào không phục vụ cho HĐ SXKD của doanh nghiệp.
– Thuế GTGT đầu vào không hợp pháp.
– Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá dịch vụ mua vào từng lần có giá trị từ 20 trđ trở lên ( bảo gồm cả thuế GTGT) không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
– Thuế GTGT đầu vào của HHDV bị tổn thất đã xác định được trách nhiệm bồi thường hoặc đã được bảo hiểm bồi thường.
– Thuế GTGT đầu vào của của tàu bay, du thuyền không dùng cho kinh doanh vận chuyển du lịch, khách sạn.
– Thuế GTGT đầu vào của VTHH vượt định mức tiêu hao do DN tự quy định hoặc do cơ quản nhà nước có thẩm quyền quy định.
– Thuế GTGT đầu vào tương ứng với nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe đối với ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống không sử dụng cho hđ sxkd vận chuyển, du lịch, khách sạn, làm mẫu lái thử cho kinh doanh ô tô.
– Trường hợp được đền bù/bồi thường do bị thiệt hại/tổn thất khách quan như bão lụt/thiên tai thì không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào và cũng không được khấu trừ khi tính thuế TNDN.
Câu 3: Nêu quy định về kê khai thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hoạt động gia công.
Trả lời:
Thuế TTĐB:
Đối với Hoạt động gia công: Thì bên nhận gia công và bên giao gia công đều phải kê khai thuế TTĐB.
Bên nhận gia công phải kê khai và nộp thay thuế TTĐB cho bên giao gia công khi xuất trả hàng gia công.
– Thời điểm kê khai: Theo tháng đối với đơn vị sxkd, kê khai theo từng lần phát sinh đối với hàng mua để xuất khẩu sau đó không xuất khẩu được đem bán trong nước.
– Thời hạn nộp: Theo tháng là chậm nhất 20 ngày của tháng kế tiếp, và đối với từng lần phát sinh là chậm nhất 10 ngày kể tư ngày phát sinh bán.
– Bên đưa gia công: khi lập tờ khai nộp tại cơ quan quản lý thuế của đơn vị phải chuyển cho cả Cơ quan quản lý thuế của đơn vị đưa gia công.
Bên giao gia công phải kê khai và nộp thuế TTĐB khi tiêu thụ hàng hóa. Nếu có chênh lệch tăng về số lượng hay về giá so với số lượng và giá bên nhận gia công đã nộp thay thì nộp bổ sung phần chênh lệch, nếu thấp hơn thì hoàn thuế.
Thuế GTGT:
– Bên nhận gia công kê khai thuế GTGT đầu vào từ thu nhập của việc nhân gia công
– Bên giao gia công kê khai thuế GTGT đầu ra từ việc chi gia công
– Bên giao và nhận gia công đều kê khai thuế GTGT hàng tháng hoặc quý theo quy đinh của pháp luật.
Câu 4- Ý nghĩa của miễn thuế thu nhập doanh nghiệp
Trả lời
*Đối với cơ quan quản lý thuế
– Thực hiện được mục tiêu của nhà nước trong từng thời kỳ: đầu tư vào địa bàn kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, ngành nghề khó khăn phát triển toàn diện kinh tế đất nước, nâng cao thu nhập đời sống của nông dân ngư nghiệp
– Thể hiện chính sách xã hội của nhà nước: quan tâm chú trọng đến y tế, giáo dục của đất nước
– Hỗ trợ người nghèo, gia đình chính sách theo chính sách ưu tiên của Nhà nước
*Đối với người nộp thuế:
-Hỗ trợ 1 phần vốn cho doanh nghiệp khi họ đầu tư vào ngành nghề truyền thống của của nước ta, vào vùng kinh tế khó khăn và đặc biệt khó khăn
– Giảm bớt gánh nặng về thuế, có thêm nguồn vốn để tái sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất, giảm các chi phí liên quan, giảm giá thành sp, tạo được sức cạnh tranh lớn
– Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất.
Câu 5 -Quy định về kê khai, nộp thuế GTGT đối với các cơ sở trực thuộc như thế nào? Cho ví dụ minh họa.
Trả lời:
Trường hợp 1: Cơ sở sản xuất kinh doanh cùng tỉnh với trụ sở chính: Kê khai nộp thuế GTGT tại trụ sở chính
Trường hợp 2: Cơ sở sản xuất kinh doanh khác tỉnh với trụ sở chính.
a. Nếu cơ sở sản xuất trực thuộc có hạch toán kế toán:
– Phải đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ tại địa phương nơi sản xuất;
– Khi điều chuyển bán thành phẩm hoặc thành phẩm, kể cả xuất cho trụ sở chính phải sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng làm căn cứ kê khai, nộp thuế tại địa phương nơi sản xuất.
b. Nếu cơ sở sản xuất trực thuộc không thực hiện hạch toán kế toán:
– Người nộp thuế thực hiện khai thuế tại trụ sở chính và nộp thuế GTGT vãng lai cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc.
– Số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc được xác định theo tỷ lệ 2% (đối với hàng hóa chịu thuế suất thuế GTGT 10%) hoặc theo tỷ lệ 1% (đối với hàng hóa chịu thuế suất thuế GTGT 5%) trên doanh thu theo giá chưa có thuế GTGT của sản phẩm sản xuất ra.
– Việc xác định doanh thu của sản phẩm sản xuất ra được xác định trên cơ sở giá thành sản phẩm hoặc doanh thu của sản phẩm cùng loại tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất.
– Nếu tổng số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc do người nộp thuế xác định theo nguyên tắc nêu trên lớn hơn số thuế giá trị gia tăng phải nộp của người nộp thuế tại trụ sở chính thì người nộp thuế tự phân bổ số thuế phải nộp cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc như sau:
– Số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc được xác định bằng (=) số thuế giá trị gia tăng phải nộp của người nộp thuế tại trụ sở chính nhân (x) với tỷ lệ (%) giữa doanh thu theo giá chưa có thuế giá trị gia tăng của sản phẩm do cơ sở trực thuộc sản xuất ra hoặc sản phẩm cùng loại tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc trên tổng doanh thu theo giá chưa có thuế giá trị gia tăng của sản phẩm sản xuất ra của toàn doanh nghiệp.
– Nếu người nộp thuế không phát sinh số thuế phải nộp tại trụ sở chính thì người nộp thuế không phải nộp thuế cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất.
– Ví dụ: Doanh nghiệp A t ại Hà Nội có cơ sở sản xuất tại Hưng Yên, Doanh thu bán hàng của công ty là 500 triệu trong đó doanh thu của hàng sản xuất tại Hưng Yên là 300 triệu. Thuế GTGT của mặt hàng này là 10%.
– Ví dụ: Thuế GTGT phải nộp tại trụ sở chính trên tờ khai thuế là 10 triệu.
+ Thuế GTGT phải nộp tai Hưng Yên là: 300 x 2% = 6 triệu.
+ Thuế GTGT phải nộp tại trụ sở chính là = 10 – 6 = 4 triệu.
– Giả sử: Thuế GTGT phải nộp tại trụ sở chính là 4 triệu.
+ Thuế GTGT phải nộp tại Hưng Yên là: (300/500) x 4 = 2,4 triệu đồng.
+ Thuế GTGT phải nộp tại trụ sở chính là: 4 – 2,4 = 1,6 triệu đồng
– Giả sử: Thuế GTGT tại tờ khai thuế doanh nghiệp vẫn còn số thuế được khấu trừ thì doanh nghiệp không phải nộp thuế tại Hưng Yên và tại trụ sở chính.
Câu 6- Ý nghĩa xây dựng các thủ tục về thuế?
Trả lời:
– Là những tiêu chuẩn về hoạt động và điều chỉnh hành vi của công dân và công chức ngành thuế cần thực hiện căn cứ quyền và nghĩa vụ của mình, bảo đảm sự hoạt động chặt chẽ, thuận lợi, đúng chức năng của cơ quan thuế
– Đảm bảo các thể chế, luật pháp về thuế được dưa vào thực tế của đời sống xã hội
– Đảm bảo các chính sach, pháp luật thuế được thi hành thống nhất và có thể kiểm tra được tính hợp pháp và hợp lý của quyết định hành chính thuế thông qua thủ tục thuế
– Là công cụ điều hành cần thiết của CQT
– Là sự biểu hiện trình độ văn hóa, mức độ văn minh của nền hành chính thuế
Câu 7 -Trình bày khái quát cách xác định TNCT cá nhân đối với thu nhập nhận được từ nước ngoài. Cho ví dụ?
Trả lời:
– Đối với khoản thu nhập nhận từ nước ngoài chia làm 02 trường hợp:
– Thu nhập từ nước đã ký hiệp định tránh thuế 02 lần Việt Nam: Đối với khoản thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án đầu tư tại nước đã ký Hiệp định
tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam, DN kê khai và nộp thuế theo quy định tại Hiệp định.
– Thu nhập từ nước chưa ký hiệp định tránh đánh thuế 02 lần với Việt Nam. Trường hợp cá nhân cư trú có thu nhập phát sinh tại nước ngoài đã tính và nộp thuế thu
nhập cá nhân theo quy định của nước ngoài thì được trừ số thuế đã nộp ở nước ngoài. Số thuế được trừ không vượt quá số thuế phải nộp tính theo biểu thuế của Việt Nam tính phân bổ cho phần thu nhập phát sinh tại nước ngoài. Tỷ lệ phân bổ được xác định bằng tỷ lệ giữa số thu nhập phát sinh tại nước ngoài và tổng thu nhập chịu thuế.
Ví dụ:
Trong năm 2014, Mr X đc xác định là cá nhân cư trú ở VN, có thu nhập chịu thuế từ tiền lương tiền công ở VN là 300 triệu/năm, ở Pháp là 120 triệu/năm (thuế TNCN ở Pháp có tỉ lệ 20%).
Giả sử Mr X chỉ có giảm trừ bản thân, giữa Pháp và Việt Nam đã ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần. Tính số thuế mr X phải nộp năm 2014?
Giải
Thu nhập chịu thuế của Mr X (120 +300) (triệu đồng ) =420
Giảm trừ bản thân (108)
Thu nhập tính thuế 312
Thu nhập tính thuế 1 tháng (312/12) 26
Số thuế nộp 1 tháng (20% x 26 – 1.65) 3.55
Số thuế nộp cả năm (3.55 x 12) 42.6
Số thuế được trừ (tránh đánh thuế 2 lần) (12.171429)
Số thuế phải nộp năm 2014 30.428.571
Tính (1)
Thuế đã nộp ở Pháp: 120 x 20% = 24 (3)
Thuế tương ứng ở VN: 42.6 x 120/420 = 12.171429 (4) Ta có (1) = min { (3) và (4) }
Câu 8- Trình bày Ngân sách nhà nước -NSNN
Trả lời:
NSNN là toàn bộ các khoản thu chi của NN được dự toán và thực hiện trong 1 khoảng time nhất định do cơ quan NN có thẩm quyền quyết định để đảm bảo thực hiện các chức năng nhiệm vụ của NN.
Đặc điểm:
– Dưới giác độ Pháp lý: NSNN đc luật hoá cả hình thức và nội dung, trình tự và biện pháp thu chi nsnn là sự thể hiện quyền lực NN trong lĩnh vực NS
– Dưới giác độ chuyên môn nghiệp vụ: nsnn là toàn bộ các khoản thu chi của nn đc dự toán và thực hiện trong 1 nămtheo quy trình bao gồm cả khâu lập dự toán nsnn (kể cả khâu chuẩn bị, thảo luận, quyết định phê chuẩn), chấp hành nsnn và quyết toán nsnn
– Dưới giác độ quản lý vĩ mô: NSNN là 1 công cụ sắc bén nhất để Nn thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình tác động vào nền kinh tế.
Vị trí của NSNN (3):
– NSNN là kế hoạch TC vĩ mô trong các kế hoạch TC của NN để quản lý hđ ktxh, giải quyết các vấn đề TC vĩ mô, các cân đối vĩ mô của nên kt
– NSNN là quỹ tiền tệ tập trung lớn của NN đc hình thành từ GDP và các nguồn TC khác được sd cho việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của NN
– NSNN là khâu chủ đạo trong hệ thống TCC. Thông qua hđ thu chi NSNN nhà nước thực hiện hướng dẫn, chi phối kiểm soát các nguồn lực tài chính khác
Kết luận: Như vậy có thể nói xét ở thể tĩnh và hình thức biểu hiện thì NSNN là toàn bộ các khoản thu chi của NN trong dự toán đc cơ quan NN có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong 1 năm để đảm bảo thực hiện các chức năng nhiệm vụ của NN. Xét ở thể động và trong suốt quá trình, NSNN là khâu chủ đạo của TCC, đc NN sử dụng để động viên phân phối 1 bộ phận nguồn TC quốc gia nhằm thực hiện chức năng nhiệm vụ của NN về ktxh
Căn cứ tính thuế đối với cá nhân KD (Đ10 và đ25)
Câu 9 Trình bày về Thuế đối với cá nhân KD
Điều 10: Thuế đối với cá nhân KD (cá nhân cư trú):
1. Cá nhân KD nộp thuế TNCN theo tỷ lệ trên doanh thu đối với từng lĩnh vực ngành nghề sxkd.
2. DT là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ PS trong kỳ tính thuế từ các hđ sxkd hàng hóa dịch vụ.
TH cá nhân KD ko xác định được doanh thu thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định DT theo quy định của PL về quản lý thuế.
3. Thuế suất:
a. Phân phối cung cấp hàng hành hóa: 0,5%
b, dịch vụ, xd ko bao thầu nvl: 2%
Riêng hđ cho thuê TS, đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, đại lý bán hàng đa cấp: 5%
c. SX, vận tải, dv có gắn hàng hóa, xd có bao thầu nvl: 1,5%
d. Hđ kinh doanh khác: 1%
Điều 25: Thuế đối với thu nhập từ KD (Cá nhân ko cư trú):
1. Thuế đối với TN từ KD của cá nhân ko cư trú được XĐ bằng doanh thu từ hđ sxkd quy định tại khoản 2 điều này nhân với thuế suất quy định tại khoản 3 điều này.
2. DT là toàn bộ số tiền PS từ việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ bao gồm cả chi phí do bên mua hàng hóa dv trả thay cho cá nhân ko cư trú mà ko đc hoàn trả.
TH thỏa thuận hợp đồng ko bao gồm thuế TNCN thì doanh thu tính thuế phải quy đổi là toàn bộ số tiền mà cá nhân ko cư trú nhận đc dưới bất kỳ hình thức nào từ việc cung cấp hàng hóa dịch vụ tại VN ko phụ thuộc vào địa điểm tiến hành các hoạt động KD.
3 Thuế suất đối với TN từ KD quy định đối với từng lĩnh vực ngành nghề sxkd như sau:
a. 1% đối với hđ sx hàng hóa
b, 5% đối với hđ kd dịch vụ
c. 2% đối với hđ sx, vận tải, xd và hđ KD khác
Câu 10- Trình bày Lý do chọn ngưỡng DT 1tỷ:
Trả lời
– Quy đinh này làm cho hệ thống thuế GTGT của Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời đơn giản hoá cách tính thuế GTGT trực tiếp (quy định tỷ lệ rắc rối làm nhiều đơn vị không biết để áp dụng), giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả của quản lý thuế, hoàn thiện hóa chính sách thuế
– Việc đặt ra ngưỡng doanh thu chịu thuế GTGT đối với các đối tượng kinh doanh nhỏ sẽ giúp tập trung quản lý vào các đối tượng nộp thuế lớn nhiều hơn là tập trung vào những đối tượng chỉ đóng góp rất ít cho tổng thu thuế.
– Việc xác định ngưỡng đăng ký thuế dựa vào doanh thu là phương pháp dễ dàng nhất để phân tách DN nào có năng lực tuân thủ, DN nào không. Ngoài ra, doanh thu là chỉ tiêu phản ánh quy mô đáng tin cậy nhất. Do đó, doanh thu là thước đo tốt nhất để xác định ngưỡng chịu thuế GTGT, vì nó là chỉ tiêu tính toán đơn giản nhất đối với các DN.
Ý nghĩa của áp dụng ngưỡng DT:
– Việc áp dụng ngưỡng đăng ký thuế GTGT là để đơn giản hóa cho công tác quản lý của cơ quan thuế: nhằm làm giảm đối tượng phải kê khai thuế GTGT, đơn giản hoá cách thức quản lý, đơn giản hóa thủ tục hành chính và giảm chi phí quản lý và áp lực công việc cho cán bộ thuế => nâng cao hiệu quả quản lý thuế, hoàn thiện hóa chính sách thuế, tránh thất thu NSNN
– Bên cạnh đó, việc quy định ngưỡng đăng ký thuế GTGT làm giảm chi phí tuân thủ cho người nộp thuế, đơn giản hóa thủ tục để tiếp cận những ưu điểm của PP khấu trừ: được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, được hoàn thuế với những lĩnh vực ưu tiên như DN xuất khẩu, …
– Khuyến khích các cơ sở kinh doanh tự nguyện thực hiện nghiêm chỉnh chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ, hạch toán đầy đủ thuế GTGT đầu vào, đầu ra, đẩy mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt
– Giúp cải thiện tính tuân thủ về thuế bởi hoá đơn chứng từ khi áp dụng phương pháp khấu trừ sẽ được lưu giữ trong mọi trường hợp để có thể kiểm tra đối chiếu về sau.
– Đồng thời, khuyến khích nhóm DN nhỏ và vừa phát triển, đóng góp tiền thuế vào ngân sách nhà nước, tạo thêm nhu cầu việc làm, thúc đẩy sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa dịch vụ trong nước, khuyến khích xuất khẩu