Nội dung chính:
Nêu các trường hợp bị cưỡng nợ thuế
+ Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế đã quá 90 (chín mươi) ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, hết thời hạn gia hạn nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế có hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản.
+ Người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế. Trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế có thời hạn thi hành nhiều hơn 10 (mười) ngày mà Người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt theo thời hạn ghi trên quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế (trừ trường hợp được hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế”.
Nghĩa vụ của CBCC đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân
Điều 8 Luật CBCC
1. Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia.
2. Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân.
3. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.
4. Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
1. Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia.
CBCC là công dân VN có mỗi liên hệ rang buộc về pháp lý đối với NN CHXHCN VN, được NN bảo vệ lợi ích khi ở trong nước cũng như nước ngoài. Ngược lại công dân cũng phải có nghĩa vụ trở lại với NN 1 trong số đó là trung thành với NN bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia, không vì lợi ích các nhân mà có những hành vi chống đối NN làm ảnh hưởng đến danh dự NN.
2. Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân.
NN VN là NN của dân do dân vì dân, CBCC là người trực tiếp thực hiện chức năng nhiệm vụ của NN nên mọi hoạt động của họ phải nhằm mục đích phục vụ lợi ích của nhân dân lao động, là công bộc của nhân dân nên phải tôn trọng nhân dân trong quá trình thực thi công vụ.
3. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.
Có liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân mới ra được quyết định đúng đắn, phản ánh nhu cầu thực tế tránh tình trạng quan liêu cửa quyền của CBCC khi thực hiện công vụ. Họ phải chịu sự giám sát của nhân dân trong quá trình thực thi công vụ, có thể bị thay thế nếu tỏ ra không đủ năng lực thực hiện công việc được giao, vi phạm kỷ luật của NN, kỷ luật lao động có biểu hiện quan liêu cửa quyền vi phạm pháp luật.
4. Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Đây là nghĩa vụ của công dân nói chung và CBCC không phải ngoại lệ. CBCC không đứng trên đứng ngoài pháp luật mà phải gương mẫu chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật và NN.
Nghĩa vụ của CBCC trong thi hành công vụ
Điều 9 Luật CBCC
1. Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước.
3. Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
4. Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao.
5. Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Nghĩa vụ này đòi hỏi thái độ phục vụ cao của CBCC NN. Họ phải thực hiện đúng, đầy đủ chức danh, nhiệm vụ của mình nhưng không được lạm quyền vượt quyền mà phải thực hiện công vụ trong phạm vi được giao. Hơn thế nữa để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ phát luật buộc họ phải chịu trách nhiệm các nhân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đó.
2. Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước.
Để đảm bảo cho bộ máy NN hoạt động hiệu quả, mỗi CBCC phải nâng cao tinh thần kỷ luật vì họ là những mắt xích trong 1 bộ máy, chỉ cần 1 hoặc 1 số người “vượt rào” không chấp hành nội quy quy chế của cơ quan đơn vị sẽ ảnh hưởng đến tiến trình và chất lượng hoạt động chung. Hơn thế nữa để nâng cao tinh thần trách nhiệm, phát huy khả năng tự kiểm tra, giám sát của CBCC, Luật CBCC còn quy định trách nhiệm báo cáo với người có thẩm quyền khi phát hiện vi phạm. CBCC phải nhận thức rõ vai trò của mình để tránh làm lộ bí mật của NN làm ảnh hưởng đến quyền lợi quốc gia dân tộc cũng như quyền lợi của nhân dân.
3. Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Việc thực hiện tốt nghĩa vụ này sẽ đảm bảo cho công vụ được giải quyết nhanh chóng và triệt để, nâng cao sức mạnh tập thể và không làm ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức, trong đó có việc thực thi công vụ của CBCC vì vậy xét cho cùng, việc giữ gìn đoàn kết nội bộ để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thực thi công vụ, đảm bảo hoạt động thông suốt bình thường của bộ máy NN.
4. Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao.
Những điều kiện vật chất đó là tài sản của NN, là những đóng góp của nhân dân vì thế những công bộc tốt của nhân dân phải là những người có nghĩa vụ bảo vệ quản lý và sử dụng tài sản đó 1 cách tiết kiệm hiệu quả.
5. Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Xuất phát từ nguyên tắc tập trung dân chủ, nghĩa vụ này đảm bảo cho các quyết định trong thi hành công vụ được thực hiện bảo đảm kỷ luật kỷ cương nhưng không chấp hành quy định 1 cách cứng nhắc dập khuôn mà có quyền thể hiện ý chí của họ khi phát hiện những sai phạm trong quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định. Trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định, người ra quyết định phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước pháp luật.
6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của CBCC là người đứng đầu
Người đứng đầu của cơ quan tổ chức đơn vị do vị trí công tác có tính chất đặc thù là lao động của tổ chức đó nên ngoài những nghĩa vụ chung của CBCC còn có những nghĩa vụ có tính chất riêng biệt gắn liền với vai trò và lãnh đạo tổ chức ràng buộc trách nhiệm của họ với vai trò đó, đảm bảo cho CBCC dưới quyền thực hiện tốt nhiệm vụ, tạo môi trường làm việc tốt để các thể chế dân chủ được thực thi.
Điều 10 Luật CBCC
1. Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
2. Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức;
3. Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về việc để xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
4. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hóa công sở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm minh cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật, có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân;
5. Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá nhân, tổ chức;
6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
Nghĩa vụ này của người lãnh đạo để giúp cho hoạt động của cơ quan tổ chứng đi đúng hướng, đạt được mục đích quản lý NN và nâng cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu trong việc chỉ đạo, điều hành hoạt động của cơ quan đơn vị.
2. Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức;
Thực chất đây là những việc đi đôi với chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ sẽ giúp hạn chế những sai sót, những hành vi vi phạm, thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả đồng thời giải quyết những vướng mắc mà các CBCC có thể gặp phải khi thực thi công vụ.
3. Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về việc để xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
Để đội ngũ CBCC có phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và tận tụy phục vụ nhân dân thì đòi hỏi mỗi CBCC phải là 1 tấm gương sáng về mọi mặt. CBCC lãnh đạo là những người được giao nhiều quyền hạn lại càng phải thể hiện rõ hơn phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn của mình. Việc ràng buộc trách nhiệm như trên sẽ hạn chế những hành vi lợi dụng quyền hạn được giao để thu lợi cá nhân, hạn chế tình trạng nhũng nhiễu nhân dân, quan liêu cửa quyền.
4. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hóa công sở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm minh cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật, có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân;
Đây là nghĩa vụ cụ thể của CBCC lãnh đạo nhằm thực thi nguyên tắc tập trung dân chủ cũng như những nghĩa vụ của CBCC nói chung.
5. Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá nhân, tổ chức;
Đây là nghĩa vụ quan trọng để quyền dân chủ nhân dân ở cơ sở được thực hiện. Nó đòi hỏi CBCC lãnh đạo với chức trách quyền hạn của mình phải giải quyết kịp thời mặt thời gian, dựa vào các quy định pháp luật hiện hành để giải quyết. Nếu khiếu nại tố cáo và kiến nghịa không thuộc thẩm quyền của mình thì phải kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức cá nhân.
Quyền của CBCC
Quyền là KM chỉ ưu tiên, đãi ngộ, cơ hội cho XH và NN mang lại và CBCC được thụ hưởng do việc đã thực thi nhiệm vụ của họ. Những quyền này bảo đảm đời sống CBCC, tái SX sức lao động, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, mở ra cơ hội tiên tiến để tiếp tục phục vụ tốt hơn cho NN, XH và nhân dân.
Quyền và nghĩa vụ của CBCC gắn liền với nhiệm vụ được giao và là phương tiện, điều kiện để họ thực hiện nhiệm vụ.
Tính thống nhất giữa quyền và nghĩa vụ của CBCC không chỉ thể hiện ở chỗ quyền phải tương xứng với nghĩa vụ mà quyền đồng thời là nghĩa vụ và ngược lại.
Đối với trường hợp cụ thể CBCC có thể tự ho xét đoán và lựa chọn phương án hành vi cụ thể nhưng phải lựa chọn cách nào nhằm thực hiện tốt nhất chức trách được giao phó. Mặt khác quyền của CBCC thể hiện trách nhiệm nghĩa vụ của NN đối với CBCC.
Quyền của CBCC được quy định tại các điều 11, 12, 13, 14 Luật CBCC.
Điều 11. Quyền của cán bộ, công chức được bảo đảm các điều kiện thi hành công vụ
1. Được giao quyền tương xứng với nhiệm vụ.
2. Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định của pháp luật.
3. Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
4. Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
5. Được pháp luật bảo vệ khi thi hành công vụ.
Điều 12. Quyền của cán bộ, công chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương
1.Được Nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước. Cán bộ, công chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trong các ngành, nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
2. Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Quyền của cán bộ, công chức về nghỉ ngơi
Cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.
Điều 14. Các quyền khác của cán bộ, công chức
Cán bộ, công chức được bảo đảm quyền học tập, nghiên cứu khoa học, tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội; được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở, phương tiện đi lại, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; nếu bị thương hoặc hy sinh trong khi thi hành công vụ thì được xem xét hưởng chế độ, chính sách như thương binh hoặc được xem xét để công nhận là liệt sĩ và các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Đạo đức, văn hóa giao tiếp của CBCC
CBCC là những người trực tiếp thực thi công vụ phục vụ lợi ích của NN XH và nhân dân. Công việc này buộc họ phải tiếp xúc thường xuyên với đồng nghiệp và nhân dân để phối hợp công tác giải quyết sự vụ. Chính vì thế nếu CBCC không có đạo đức và văn hóa giao tiếp sẽ không tạo ra những mối quan hệ tốt để có thể phối hợp chặt chẽ nhịp nhàng với đồng nghiệp, đồng thời làm ảnh hưởng tới uy tín của chính cá nhân cũng như cơ quan tổ chức đơn vị NN.
Đạo đức, văn hóa giao tiếp của CBCC được quy định ở điều 15, 16, 17 Luật CBCC.
Điều 15. Đạo đức của cán bộ, công chức
Cán bộ, công chức phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong hoạt động công vụ.
Điều 16. Văn hóa giao tiếp ở công sở
1. Trong giao tiếp ở công sở, cán bộ, công chức phải có thái độ lịch sự, tôn trọng đồng nghiệp; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc.
2. Cán bộ, công chức phải lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp; công bằng, vô tư, khách quan khi nhận xét, đánh giá; thực hiện dân chủ và đoàn kết nội bộ.
3. Khi thi hành công vụ, cán bộ, công chức phải mang phù hiệu hoặc thẻ công chức; có tác phong lịch sự; giữ gìn uy tín, danh dự cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đồng nghiệp.
Điều 17. Văn hóa giao tiếp với nhân dân
1. Cán bộ, công chức phải gần gũi với nhân dân; có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc.
2. Cán bộ, công chức không được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân khi thi hành công vụ.
CBCC phải thực hiện “cần kiệm liêm chính chí công vô tư” trong hoạt động công vụ.
CBCC là đội ngũ lao động đặc biệt làm việc trong cơ quan NN nên thái độ, hiệu quả làm việc cũng như đạo đức của họ ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định và phát triển của NN cũng như XH.
CBCC là tấm gương cho những người lao động khác trong XH, là cầu nối giữa Đảng, chính phủ và nhân dân vì thế họ phải hội tụ những tiêu chuẩn về đức và tài, phẩm chất năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phong cách phương pháp công tác vì thế phải rèn luyện cần kiệm liêm chính chí công vô tư trong hoạt động công vụ.
CBCC làm việc trong công sở có ít nhiều quyền hành, nếu không giữ đúng cần kiệm liêm chính chí công vô tư thì dễ trở nên lụi bại biến thành sâu mọt của dân.
“Cần” là cần cù lao động có tinh thần khuyến khích và giúp đỡ người khác làm tốt công việc, là tích cực chủ động sáng tạo trong công việc mình đảm nhận.
“Kiệm” là tiết kiệm thời gian của mình và nhân dân trong đời sống và thực thi công vụ, kiên quyết chống lãng phí xa hoa.
“Liêm” là liêm khiết, trong sạch, thanh cao.
“Chính” là chính trực, trung thực, thẳng thắn.
Liêm chính đòi hỏi CBCC phải có tính thẳng thắn, trung thực làm theo lẽ phải, đấu tranh chống lại giả dối cơ hội làm việc bất chính.
Chí công vô tư là tập trung trí tuệ sức lực cho việc công, không mang danh lợi riêng, không mưu cầu lợi ích cho riêng mình, hoạt động của CBCC phải trên cơ sở nền tảng của XH, vì XH trong đó có quyền lợi trực tiếp của bản thân họ, phải đặt lợi ích tập thế quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích cá nhân.
Những việc cán bộ, công chức không được làm
Hoạt động của CBCC là để thực hiện công vụ và NN vì thế để đảm bảo cho công vụ được thực hiện nghiêm ngặt, tránh tình trạng lợi dụng công vụ quyền hạn để thu lợi cá nhân, bảo đảm cho tài sản của NN được sử dụng đúng mục đích, giữ gìn bí mật công tác, bí mật quốc gia, tách chức năng quản lý NN về KT với chức năng hoạt động SXKD.
Những việc CBCC không được làm là 1 dạng nghĩa vụ của CBCC, bao gồm điều 18, 19,20 Luật CBCC.
Điều 18. Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ
1. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.
2. Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật.
3. Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.
4. Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
Điều 19. Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến bí mật nhà nước
1. Cán bộ, công chức không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức.
2. Cán bộ, công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài.
3. Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề, công việc, thời hạn mà cán bộ, công chức không được làm và chính sách đối với những người phải áp dụng quy định tại Điều này.
Điều 20. Những việc khác cán bộ, công chức không được làm
Ngoài những việc không được làm quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật này, cán bộ, công chức còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.
Phân tích điều 18
1. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.
CBCC phải thực hiện nhiệm vụ được giao. Họ phải bằng sức lực, trí tuệ, am hiểm công việc và sự tận tụy của mình góp phần đổi mới mọi mặt đời sống XH, không được trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ trong bất cứ điều kiện hoàn cảnh nào, phải có sự phối kết hợp với CBCC khác, có thái độ tốt đóng góp ý kiến mang tính chất xây dựng tập thể vững mạnh, có ý thức tổ chức tốt, tính kỷ luật cao thể hiện ở chỗ không tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công làm ảnh hưởng tới việc thực hiện công vụ chung, ảnh hưởng không tốt đến danh dự, uy tín của Đảng, các cơ quan NN và các tổ chức chính trị.
2. Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật.
CBCC không thể vì lợi ích các nhân của riêng cơ quan đơn vị mình mà sử dụng tài sản NN giao cho 1 cách trái pháp luật, làm cho tài sản của NN, của nhân dân không được sử dụng đúng mục đích ảnh hưởng đến việc thực hiện công vụ được giao.
3. Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.
Việc sử dụng quyền hạn của CBCC cũng phải nằm trong giới hạn mà pháp luật cho phép nếu không thì vô hình chung CBCC đã không thực hiện đúng chức trách của mình và không xứng đang được giao công vụ.
4. Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
Bình đẳng dân tộc, giới tính…là mục tiêu NN ta đang hướng tới. CBCC là người trực tiếp thực hiện quyền lực NN nên cần triệt để tuân thủ mục tiêu này.
Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức
Điều 36 Luật CBCC
Người được dự tuyển
1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức:
a) Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
b) Đủ 18 tuổi trở lên;
c) Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;
d) Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;
đ) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
e) Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ;
g) Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.
a) Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
CC là người thực thi công vụ, thực hiện quyền lực NN nên phải có mối quan hệ rang buộc về mặt pháp lý với NN CHXHCN VN. Đó là mối quan hệ ràng buộc pháp lý duy nhất, tức là mang 1 quốc tịch là quốc tịch VN. Quy định này tránh việc lợi dụng người thực thi công vụ làm lộ bí mất công tác, bí mật NN làm ảnh hưởng đến hoạt động của bộ máy NN.
b) Đủ 18 tuổi trở lên;
Tức là công dân đó có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, đã phát triển hoàn thiện về thể lực và trí lực để nhận thức và điều khiển hành vi của mình đồng thời đủ khả năng bằng chính hành vi của mình gánh chịu hậu quả pháp lý nếu vi phạm pháp luật và như vậy họ mới có thể thực thi công vụ – những việc hết sức khó khăn nặng nề đòi hỏi cao cả về sức khỏe tinh thần trách nhiệm lẫn trình độ chuyên môn.
c) Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;
Việc trở thành CC xuất phát từ chính mong muốn nguyện vọng của cá nhân mà không có bất kỳ cá nhân tổ chức nào ép buộc. Ý chí tự nguyện đó thể hiện bằng việc công dân viết đơn dự tuyển hơn nữa để trở thành CC – những công bộc của nhân dân và thực hiện tốt chức trách này các công dân đó phải có lý lịch rõ ràng, không có mối liên hệ không rõ ràng với những thế lực thù địch có thể làm ảnh hưởng tới hoạt động của bộ máy NN.
d) Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;
Vì CC được tuyển dụng bổ nhiệm vào 1 ngạch chuyên môn nghiệp vụ yêu cầu phải đạt được trình độ chuyên môn nhất định để thực thi tốt công vụ của mình thì CC phải có văn bằng chứng chỉ phù hợp chứng tỏ khả năng trình độ chuyên môn đáp ứng được yêu cầu vị trí công tác.
Đối tượng không được đăng ký dự tuyển
2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển công chức:
a) Không cư trú tại Việt Nam;
b) Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
c) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.
a) Không cư trú tại Việt Nam;
Việc thực hiện công vụ có tính chất thường xuyên lâu dài nên những người này sẽ không có thời gian thực thi công vụ, nên không được đăng ký dự tuyển.
b) Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
Vì hoạt động công vụ cực kỳ quan trọng liên quan đến việc thực hiện quyền lực NN ảnh hưởng đến các cá nhân tổ chức cơ quan nên những người không có khả năng nhận thực điều khiển hành vi, không có khả năng gánh chịu trách nhiệm pháp lý cũng như bị hạn chế khả năng điều khiển hành vi sẽ không được dự tuyển CC.
c) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.
1 số đối tượng thuộc nhóm này sẽ không có khả năng thực hiện trên thực tế quyền dự tuyển CC trong khi số khác mặc dù đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích cũng cần vượt qua bản án nhằm chứng tỏ phẩm chất đạo đức của mình mới có thể dự tuyển CC.
Phương thức tuyển dụng công chức
Điều 37 Luật CBCC
1. Việc tuyển dụng công chức được thực hiện thông qua thi tuyển, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Hình thức, nội dung thi tuyển công chức phải phù hợp với ngành, nghề, bảo đảm lựa chọn được những người có phẩm chất, trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu tuyển dụng.
2. Người có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật này cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì được tuyển dụng thông qua xét tuyển.
3. Chính phủ quy định cụ thể việc thi tuyển, xét tuyển công chức.
Việc quy định rõ phương thức tuyển dụng thông qua thi tuyển trong Luật CBCC sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút những người đủ trí tuệ, tài năng, tâm huyết cho thực thi công vụ, đồng thời tạo ra cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các ứng viên, xóa bỏ hoàn toàn cơ chế xin cho trong quản lý biên chế, hạn chế tiêu cực trong tuyển dụng CC. Tuy nhiên do tính chất công việc điều kiện làm việc ở những vùng miền nhất định việc tuyển dụng CC có thể thông qua xét tuyển để khuyến khích các ứng viên, bảo đảm có được đội ngũ CC có chuyên môn nghiệp vụ để làm việc ở những vùng miền đó, đảm bảo bộ máy NN vận hành thông suốt hiệu quả.
Nguyên tắc tuyển dụng công chức
Điều 38 luật CBCC
1. Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
2. Bảo đảm tính cạnh tranh.
3. Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm.
4. Ưu tiên tuyển chọn người có tài năng, người có công với nước, người dân tộc thiểu số.
1. Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
Hiến pháp 1992 quy định tham gia công vụ là quyền của mọi công dân. Công vụ là việc chung không phải dành riêng cho 1 số người 1 tầng lớp hoặc 1 số tầng lớp nhất định mà là sự nghiệp của toàn dân. Vì vậy khi tuyển dụng CC phải đảm bảo nguyên tắc này tạo điều kiện cho mọi công dân đều có cơ hội như nhau, đều tự do và có cơ hội tham gia công vụ theo đó các cơ quan đơn vị tổ chức có nhu cầu tuyển dụng CC phải công bố công khai những yêu cầu tiêu chuẩn những điều kiện ràng buộc để bất cứ ai có nhu cầu và đủ điều kiện đều có thể dự tuyển. Trong quá trình tuyển chọn CC phải chống tình trạng tùy tiện lạm dụng chức quyền để đưa người thân vào làm việc mà không tính đến tiêu chuẩn họ dùng tiền bạc hối lộ để trở thành CC.
2. Bảo đảm tính cạnh tranh.
Do nhiều người có nhu cầu trở thành CC mà vị trí làm việc hạn chế nên trong quá trình tuyển dụng phải đảm bảo cho các ứng viên được cạnh tranh lành mạnh để những ứng viên nào bộc lộ năng lực hơn sẽ được trở thành CC.
3. Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm.
Việc tuyển chọn CC không phải để lấp đầy chỉ tiêu biên chế mà để tìm kiếm, chọn lựa những người có năng lực phù hợp với nhiệm vụ được giao, có như vậy mới hoàn thành công vụ 1 cách tốt nhất.
4. Ưu tiên tuyển chọn người có tài năng, người có công với nước, người dân tộc thiểu số.
Thực tế có những người thực sự tài năng nhưng không có bằng cấp vì vậy để tuyển chọn được người tài cũng ưu tiên tuyển dụng với những người đó. Bên cạnh đó cũng có chính sách ưu tiên với những người có công với đất nước, thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn của dân tộc, đền đáp xứng đáng với những người vì độc lập tự do của tổ quốc mà có những hy sinh mất mát về sức khỏe, tinh thần. Ưu tiên những người dân tộc thiểu số, tạo điều kiện cho họ có cơ hội tham gia vào công việc của NN, quyết định những công việc của đất nước như những người thuộc dân tộc khác, thực hiện chính sách bình đẳng dân tộc của NN ta.
Đánh giá CC nhằm mục đích gì. Nội dung đánh giá CC. Ai chịu trách nhiệm đánh giá. Việc phân loại kết quả đánh giá được quy định như thế nào.
Mục đích đánh giá CC
Điều 55 Luật CBCC
Đánh giá công chức để làm rõ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Kết quả đánh giá là căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với công chức.
Nội dung đánh giá CC
Điều 56 Luật CBCC
1. Công chức được đánh giá theo các nội dung sau đây:
a) Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
b) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc;
c) Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
d) Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ;
đ) Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ;
e) Thái độ phục vụ nhân dân.
2. Ngoài những quy định tại khoản 1 Điều này, công chức lãnh đạo, quản lý còn được đánh giá theo các nội dung sau đây:
a) Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý;
b) Năng lực lãnh đạo, quản lý;
c) Năng lực tập hợp, đoàn kết công chức.
3. Việc đánh giá công chức được thực hiện hàng năm, trước khi bổ nhiệm, quy hoạch, điều động, đào tạo, bồi dưỡng, khi kết thúc thời gian luân chuyển, biệt phái.
4. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục đánh giá công chức.
Người chịu trách nhiệm đánh giá CC
Điều 57 Luật CBCC
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức có trách nhiệm đánh giá công chức thuộc quyền.
2. Việc đánh giá người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên quản lý trực tiếp thực hiện.
Phân loại đánh giá CC
Điều 58 Luật CBCC
1. Căn cứ vào kết quả đánh giá, công chức được phân loại đánh giá theo các mức như sau:
a) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;
b) Hoàn thành tốt nhiệm vụ;
c) Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực;
d) Không hoàn thành nhiệm vụ.
2. Kết quả phân loại đánh giá công chức được lưu vào hồ sơ công chức và thông báo đến công chức được đánh giá.
3. Công chức 02 năm liên tiếp hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc có 02 năm liên tiếp, trong đó 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bố trí công tác khác.
Công chức 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết thôi việc.
Các nguyên tắc quản lý CBCC. Nội dung quản lý CBCC
Nguyên tắc quản lý CBCC
Điều 5 Luật CBCC
1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước.
2. Kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế.
3. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân và phân công, phân cấp rõ ràng.
4. Việc sử dụng, đánh giá, phân loại cán bộ, công chức phải dựa trên phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực thi hành công vụ.
5. Thực hiện bình đẳng giới.
Với vai trò quan trọng của CBCC, bất kỳ NN nào cũng ban hành khung pháp lý để quản lý đội ngũ này trong đó có VN.
Để quản lý CBCC trước hết cần có công cụ quản lý, vì thế việc ban hành văn bản pháp luật về CBCC là đòi hỏi tất yếu đi đôi với nó phải tổ chức thực hiện để đươa những văn bản này vào đời sống thực tế, đồng thời phải tiến hành đồng bộ 1 loạt biện pháp có liên quan để việc quản lý CBCC đạt hiệu quả cao.
Nội dung quản lý CBCC
Điều 65 Luật CBCC
1. Nội dung quản lý cán bộ, công chức bao gồm:
a) Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về cán bộ, công chức;
b) Xây dựng kế hoạch, quy hoạch cán bộ, công chức;
c) Quy định chức danh và cơ cấu cán bộ;
d) Quy định ngạch, chức danh, mã số công chức; mô tả, quy định vị trí việc làm và cơ cấu công chức để xác định số lượng biên chế;
đ) Các công tác khác liên quan đến quản lý cán bộ, công chức quy định tại Luật này.
2. Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ quy định cụ thể nội dung quản lý cán bộ, công chức quy định tại Điều này.