Kinh nghiệm luyện thi Toeic lên hơn 900 điểm của một bạn giúp các bạn học tiếng Anh mất gốc, tiếng Anh từ đầu, tiếng Anh bài bản có căn bản một cách hợp lý. Bài này viết khá hay, đủ các phần nghe đọc viết.
Mình Không phải là 1 đứa mất căn bản về tiếng Anh, tuy nhiên, mình lại CỰC KÌ CỰC KÌ lười! Mình rất lười. Khẳng định 1 điều là mình rất lười. Trong thời gian luyện thi, mình còn phải nhờ 1 đứa bạn nhắc nhở, chửi bới và sỉ nhục và cá sẽ mất tiền (tiền lười) nếu đi thi dưới 900 để lấy động lực. Và quả thật là mình có động lực thật =))))) (động vào tự ái và kinh tế rất có động lực LOL) – đùa thôi chứ ko phải ai cũng thích hợp với cách này.
Vậy nên điều tiên quyết là: CẦN CÓ ĐỘNG LỰC và MỤC TIÊU RÕ RÀNG ngay từ đầu.
VỀ ÔN LUYỆN THỰC TẾ các kĩ năng, mình có thể chia sẻ như sau. Đây là 1 quá trình dài hơi, và gấp rút vào giai đoạn sát nút.
Nội dung chính:
1. TÀI LIỆU
– Mình không tham down tài liệu. Thời gian đầu bị mắc lỗi này mà down 1 đống tài liệu về, xong sau thấy nhiều quá nên mình lười, ko thèm động vào. Sau gấp rút mình mới xóa hết tất cả đi và chỉ dùng tài liệu chắc chắn cần thiết. Đặc biệt là đề ETS, mình in ra 3 quyển (25 đề).
– Trong quá trình ôn thi, mình thấy việc in transcript tất cả ra là thừa thãi, phí tiền vì ít dùng đến. Khi kiểm tra lại các bạn có thể xem trên máy tính và take note. Kể cả các quyển giải thích phần Reading in ra theo cá nhân mình thấy cũng là thừa thãi.
2. NGHE
Từ trước đến nay, mình rất hiếm khi nghe các loại bản tin và các loại tiếng Anh học thuật. Khả năng nghe của mình được cải thiện là do mình xem phim nhiều (Việt sub). Vì khi xem Vietsub mình có đoạn nào ko hiểu thì đều luận ra đc người ta nói từ tiếng Anh nào. Vì thế, có thể tra từ điển ngay lập tức.
Mình nghe nhạc. Nghe nhạc cũng là cách để mình luyện phát âm dùng hàng ngày luôn. Vài năm trước, mình nghe các bài hát chẳng hiểu gì, nhưng vẫn nghe và hát theo y hệt những gì ca sĩ hát. Vì thế mình vừa cải thiện được khả năng nghe, vừa cải thiện được phát âm.
Khi luyện thi, ngoài việc luyện đề, mình vẫn xem phim để giải trí và nghe nhạc, coi như 1 cách học khác đi thôi. Có thể bạn biết, não hoạt động hiệu quả trong vòng 15-30 phút liên tục. Vì thế theo mình cứ mỗi hoạt động kéo dài 15-30phút mà các bạn cảm thấy mất tập trung, hãy đổi mới đi. Ví dụ nghe xong có thể xem phim, nghe nhạc, hoặc tìm 1 người bạn nước ngoài để nói chuyện. Vừa giúp bạn thư giãn, vừa giúp bạn nghe được các loại accents. Khi đã nghe quen nhiều loại accents rồi thì giọng chuẩn như trong đề sẽ dễ dàng hơn. Cá nhân mình thấy như vậy.
Sát thi mình ngày nào cũng làm 1 đề, làm 1 cách khá nghiêm túc trong vòng 3 tuần. Chủ nhật được nghỉ ở nhà thì mình làm 2 đề. (Thật ra làm ko đều lắm cho nên số tiền phạt của mình thời điểm đó lên đến hơn 1triệu LOL). Sau 3 tuần làm đc 24 đề. Sau khi làm mình rút ra những kinh nghiệm như sau:
– Part 1, 2: nghe đến đâu, thấy đáp án là khoanh. Không mất thời gian suy nghĩ đắn đo. Dùng đầu bút chì chỉ vào các đáp án trong answer sheet, đáp án ở đâu tô luôn ở đó ko, ko phải đáp án thì di chuyển bút sang đáp án tiếp theo. Nếu như trong 1 câu có 2 đáp án phân vân, mình sẽ nghĩ lại thật nhanh nội dung và nếu miss hẳn thì điền bừa. Không mất thời gian vào việc suy nghĩ để miss những câu sau. Trong khi luyện, mình sẽ đánh dấu những câu có từ mới và mở transcript, ghi lại những từ mới đó và học từ theo cách bịa ra 1 trường hợp nào đó để nhớ từ.
– Part 3, 4: Mình tập trung nghe, ko phân tâm. Vì mình biết trong khi nghe có rất nhiều thứ làm mình phân tâm như kiểu: Tóc bay vào mặt ngứa quá, Hôm qua ăn gì nhỉ, Thèm ăn nem chua rán, ko biết đề này làm đc bn câu, etc. Tóm lại lúc làm đề vì ở nhà nên có nhiều thứ gây xao nhãng. Tuy nhiên, hôm đi thi là hôm quyết định. Vì thế dù bạn ở nhà làm đề được 990 điểm mà đi thi 190 điểm thì cũng ko ai quan tâm ? Vậy nên ở nhà mình có thể dành 90% sự tập trung khi làm đề thì đi thi nên dành 200%.
– Sau khi làm đề xong, mình thường xem lại transcript của tất cả những câu đã sai, xem kĩ vì sao sai, từ mới ở đâu. Riêng part 3, 4 thì xem lại kĩ hơn xem ngta paraphrase chỗ nào, chỗ nào cần suy luận để biết đáp án.
3. ĐỌC
– Với kĩ năng đọc, điểm mình ko cao so với các cao thủ ở đây nên sẽ chia sẻ dựa trên những gì bản thân làm.
– Ôn kĩ lại các chủ điểm ngữ pháp quan trọng. Mình ôn theo giáo trình English Grammar in Use của Raymond Murphy. Ngoài ra, trong quá trình luyện đề, có bất kì cấu trúc ngữ pháp nào quan trọng mình đều tra lại và ghi lại. Sau đó, lần sau gặp cấu trúc này mình cố gắng xem kĩ lại và ko mắc lỗi ngữ pháp nữa. Lỗi ngữ pháp hay nhầm nhất là các loại số ít số nhiều trong mệnh đề quan hệ, mệnh đề quan hệ rút gọn, vân vân.
– Về từ vựng, tất nhiên mình lại vẫn làm như cách ở phần nghe.
– Như mình nói ở trên, mình không phải đứa mất gốc, mình cũng còn nh thiếu sót so vs các cao thủ, để đạt đến trình độ chị google thì chưa, nhưng mà để chia sẻ kinh nghiệm thì chắc là đc, chắc là đủ. Vấn đề từ vựng thì không riêng gì đọc hay nghe mà đã động vào tiếng anh là phải trau dồi thường xuyên rồi. RẤT cần sự CHĂM CHỈ và QUYẾT TÂM. Never back down!!!!!!!
Tóm lại, kinh nghiệm mình ko có nhiều. Quan trọng là cần sự chăm chỉ. Vì mình nghĩ tiếng Anh là 1 ngôn ngữ, mà đã học ngôn ngữ thì bản chất là bắt chước. Cho nên những ai quá lười có thể tham khảo cách của mình. Tuy nhiên, mỗi người sẽ thích hợp với 1 phương pháp khác nhau, những gì mình chia sẻ chỉ mang tính tham khảo mà thôi.
❤ Phương pháp của mình là đánh vào tâm lý và tài chính, còn các bạn có phương pháp gì hãy chia sẻ với mình được ko?
Chúc các bạn thành công với mục tiêu của riêng mình! <3 p=””></3>
Nguồn từ Facebook bạn Yến