Giảm được 50% biên chế khi sắp xếp và tinh gọn bộ máy thời gian tới?

Giảm được 50% biên chế khi sắp xếp và tinh gọn bộ máy thời gian tới? ĐBQH Lê Thanh Vân: Chỉ riêng việc thu hẹp thôi đã đủ cơ sở để khẳng định có thể giảm được 50% biên chế; chưa nói tới việc “chưng cất” về cán bộ
Một trong những vấn đề được bàn thảo tại Hội nghị Trung ương 6 vừa khai mạc là Đề án xây dựng, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Đề án được coi sẽ là định hướng lớn giúp các bộ ngành, địa phương sắp xếp, tinh gọn lại bộ máy, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.

Sắp xếp, tinh gọn bộ máy sẽ giảm được 50% biên chế?

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân

Phóng viên VOV trao đổi với ông Lê Thanh Vân, đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội về vấn đề này.

Giảm về số lượng nhưng chưa “tinh” về chất lượng

PV: Mới đây ông đã viết tâm thư gửi Trưởng Ban Tổ chức Trung ương góp ý về việc cải cách tổ chức bộ máy hành chính. Theo ông, bộ máy hành chính của chúng ta “cồng kềnh” đến mức nào?

Ông Lê Thanh Vân: Bộ máy Nhà nước nói chung và bộ máy hành chính nói riêng của ta còn quá nhiều tầng nấc, hoạt động kém hiệu quả, chức năng nhiệm vụ của nhiều cơ quan chồng lấn, giao thoa nhau, chưa minh bạch được đâu là chức năng, đâu là nhiệm vụ của mỗi cơ quan. Đó chính là nguyên nhân làm cho bộ máy của ta hoạt động kém hiệu quả.

PV: Với cách làm như hiện nay, chúng ta có thể đạt mục tiêu đến năm 2020 giảm 15% biên chế hay không?

Ông Lê Thanh Vân: Tinh giản biên chế theo Nghị quyết Đại hội Đảng và chương trình cải cách hành chính của Chính phủ theo tôi rất khó đạt được.

Nguyên nhân theo tôi là chúng ta chưa mạnh mẽ đưa ra khỏi bộ máy những cán bộ công chức hoạt động kém hiệu quả; chúng ta cũng chưa có những bộ tiêu chí thực sự để đánh giá, sàng lọc cán bộ; cộng thêm quyết tâm của các cấp Đảng ủy, chính quyền, đặc biệt là người đứng đầu chưa cao khiến cho mục tiêu tinh giản biên chế chưa đạt được.

Mặt khác, cách làm vừa qua của chúng ta chỉ mới giảm về số lượng chứ chưa thực sự “chưng cất” về mặt chất lượng. Trong khi đây mới là yếu tố quan trọng để chọn được những người thực sự có năng lực, có tâm huyết làm việc, vì nước vì dân. Vì vậy mà bộ máy của chúng ta còn cồng kềnh về mặt chức năng, nhiệm vụ; số cán bộ công chức tham gia vào công tác quản lý Nhà nước còn quá nhiều. Bên cạnh đó, tình trạng đưa người nhà, người thân, họ hàng, bạn bè vào bộ máy là hiện tượng khiến lòng dân không yên.

Bộ máy chồng chéo, nhiều tầng nấc do thể chế “đẻ” ra

PV: Sau bao nhiêu năm kêu gọi lẫn chỉ đạo tinh giản, cắt gọn bộ máy nhưng không đạt yêu cầu khiến dư luận nghĩ người chỉ đạo nhiều hơn người thực hiện. Ông nghĩ sao về thực tế này?

Ông Lê Thanh Vân: Qua hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội vừa qua, là một thành viên trong đoàn, tôi thấy rằng thực tế này đã đến mức báo động. Cách tổ chức bộ máy hiện nay theo hình trụ, ở trên có gì, ở dưới có đấy; bộ máy sinh ra quá nhiều tầng nấc trung gian, chính vì vậy mỗi đầu mối lại có một cấp trưởng và vài cấp phó, đương nhiên số lãnh đạo sẽ nhiều hơn số nhân viên. Thực tế ấy do chính thể chế “đẻ” ra.

Lãnh đạo, quản lý chỉ là định hướng, cho nên số lượng “chỉ tay năm ngón” rất nhiều trong khi số tham mưu, giúp việc lại rất ít. Thực tế đó nếu chúng ta không quyết tâm, quyết liệt xử lý triệt để, bộ máy sẽ ngày càng phình ra mà không ngân sách nào có thể đáp ứng được.

Bên cạnh đó, chúng ta đang thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, những ứng dụng tiến bộ trong công nghệ quản lý không được đề cập, không ứng dụng nó, khi đó hoạt động quản lý không những không hiệu quả mà còn không kịp với tiến độ của khu vực, thế giới, kể cả tiến độ ở trong nước.

PV: Ông nói cần một cuộc “chưng cất” lại cán bộ. Điều này hiểu như thế nào?

Ông Lê Thanh Vân: Đây là ý kiến tôi đã từng phát biểu trên diễn đàn Quốc hội. “Chưng cất” ở đây theo tôi cả về bộ máy và cán bộ. Về bộ máy, cần phải rà soát lại chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan để hạn chế đến mức tối đa sự chồng lấn, chồng chéo về chức năng nhiệm vụ; một việc chỉ nên giao cho một người; một chức năng, nhiệm vụ chỉ giao cho một cơ quan, đơn vị.

Về cán bộ phải xây dựng được bộ tiêu chí với từng chức danh để làm sao có được công cụ rà soát lại năng lực, phẩm chất, trình độ của cán bộ; người nào tương ứng với công việc nào thì bố trí vào công việc đó.

Nếu chúng ta tinh giản được bộ máy theo như trên tôi vừa nói, thu hẹp đầu mối, quản lý hành chính một đầu mối làm sao để bộ máy hẹp lại, như vậy, chỉ riêng việc thu hẹp thôi đã đủ cơ sở để khẳng định có thể giảm được 50% biên chế; chưa nói tới việc “chưng cất” về cán bộ, công chức, chúng ta có thể giảm nhiều, chứ không chỉ 30%.

Cần một tổng chỉ huy cho chiến dịch rà soát bộ máy, cán bộ

PV: Ông nghĩ sao khi dư luận nghi ngờ cách làm hiện nay và cho rằng, có chăng để làm được điều đó, cần đột phá vào bộ máy của Đảng trước tiên, với quyết tâm bằng tư duy tư đổi mới thực sự?

Ông Lê Thanh Vân: Đúng vậy. Sức ép về cuộc sống, đòi hỏi về quản lý xã hội, rồi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, lòng dân, ý Đảng đang tạo ra áp lực không thể không cải cách lại bộ máy.

Trước tiên, để cải cách bộ máy có hiệu quả, Đảng phải đi tiên phong, phải rà soát lại chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan Đảng để tiên phong cắt giảm đầu mối, có thể theo hướng lồng ghép cơ quan Đảng vào cơ quan Nhà nước với những chức năng, nhiệm vụ tương đồng để giảm đầu mối.

Bên cạnh đó, cần chỉnh sửa lại luật pháp để chế định hết được những vấn đề thực tiễn đang đặt ra, từ đó rút gọn lại bộ máy thực sự hiệu lực, hiệu quả. Quan trọng nhất là phải tìm ra được những người tổng chỉ huy chỉ đạo chiến dịch rà soát lại bộ máy, cán bộ.

Nếu chúng ta không thực sự vào cuộc để làm một cuộc chấn hưng về bộ máy, hay một cuộc cách mạng như cách nói của nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, chúng ta sẽ không giải quyết được vấn đề mà thực tiễn đặt ra. Tình trạng nghị quyết ra đời, luật pháp thể chế hóa nhưng không ai làm, không làm được sẽ khiến suy giảm lòng tin và tự chúng ta làm suy yếu năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, Nhà nước và không thể đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới.

PV: Để cải cách bộ máy hành chính, tinh giản biên chế, không chỉ là sự đổi mới tư duy, mà ngay cả những người lãnh đạo cũng phải vượt lên chính lợi ích của mình mới mong việc cải cách bộ máy hành chính thật sự thực chất? Xin hỏi quan điểm của ông?

Ông Lê Thanh Vân: Rõ ràng cải cách bộ máy hành chính trước hết là phải đổi mới tư duy về tổ chức hệ thống, phải có tư duy về hệ thống cấu trúc để làm sao tổ chức được một bộ máy từ trên xuống dưới thông suốt, khách quan, mạch lạc trong phân định chức năng, trong đó yếu tố quan trọng nhất là phân công quyền lực, ủy thác quyền lực, phân công rạch ròi cho từng cấp, xác định trách nhiệm của người đứng đầu của từng tập thể, cá nhân có như vậy mới thực sự chuyển biến được.

Việc tái cấu trúc bộ máy phải gắn liền với chất lượng cán bộ. Nếu đưa ra được mô hình tổ chức bộ máy hợp lý nhưng người vận hành nó không hiệu quả, thì bộ máy đó sẽ chỉ nằm trên giấy, không vận hành được trên thực tế.

Đây là công việc đòi hỏi phải có nhiều mũi giáp công, trong đó Đảng phải lãnh đạo quyết liệt, triệt để, đặc biệt sự tiên phong của người đứng đầu phải gương mẫu, vượt qua chính mình, loại bỏ những lợi ích gắn với cá nhân, gia đình, dòng họ; quyết tâm xây dựng bộ máy thực sự năng lực, hiệu quả, đáp ứng kỳ vọng của nhân dân.

PV: Xin cảm ơn ông./.

Nguyễn Hằng/VOV1

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu Blog

Cuộc sống - cho đi là còn mãi- chia sẻ và yêu thương!

Chào các bạn- Mình là Ngô Hải Long - Ceo công ty Giải pháp số LBK- Chuyên seo web, quảng cáo Google , Facebook, Zalo và lập trình web wordpress, App (ứng dụng) IOS, Android. Các blog lập ra với mục đích chia sẻ kiến thức cuộc sống, thủ thuật máy tính, việc làm, tài liệu miễn phí. Trong quá trình đội ngũ biên soạn không tránh khỏi thiếu sót hoặc trùng lặp nội dung với các quý blog khác, thành thật xin lỗi nếu có sự cố đó xảy ra - Vậy bạn Vui lòng liên hệ giúp tới ngolonglbk@gmail.com nếu có bất cứ ý kiến, thắc mắc , yêu cầu xóa bài nào! Trân trọng cám ơn các bạn!

Chào mừng các bạn đến với  ngolongnd.net - Blog thư giãn và chia sẻ kiến thức, tài liệu miễn phí! 

Liên hệ quảng cáo- mua back link tại đây

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);