Share tài liệu tổng kết lý thuyết- phương pháp ôn thi công chức thuế 2017

Share tài liệu tổng kết lý thuyết- phương pháp ôn thi công chức thuế 2017 Sau một thời gian ôn luyện thi công chức thuế thì có một cựu sinh viên giỏi của đại học tài chính – bạn Lưu Ngọc Hải- bạn của blog www.ngolongnd.net– đồng thời là người sáng lập ra fanpage chia sẻ kinh nghiệm học, tài liệu học viện Tài Chính có tự tổng kết và đúc rút lại trong 2 cuốn pdf hay chia sẻ kinh nghiệm tới mọi người cho đợt thi công chức thuế 2016, 2017 này.

Cuốn số 1: Phương pháp giải các dạng bài tập trọng tâm điển hình thuế thu nhập cá nhân

 

Bài tập 1:

– Tháng 5/2017 Ông Mạnh có Tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công là 18.300.000 vnđ.
(Trong đó: Lương cơ bản (Lương tham gia BH: 6.000.000), Tiền ăn ca: 700.000. Tiền hỗ trợ điện thoại: 1.000.000, Tiền hỗ trợ xăng xe đi lại: 3.000.000. Tiền hỗ trợ nuôi con nhỏ: 3.600.000, Tiền thưởng: 4.000.000)
– Các khoản BH phải đóng là: 10,5% (BHXH: 8%, BHYT: 1,5%, BHTN: 1%) trên mức lương tham gia BH là: 6.000.000 = 630.000
– Ông Mạnh có nuôi 1 con nhỏ (Đã Đăng ký giảm trừ gia cảnh)

Yêu cầu:
– Tính thuế nhập cá nhân phải nộp trong tháng 5/2017 của Ông Mạnh.

Hướng dẫn giải:

Theo quy định: Cách tính thuế TNCN phải nộp như sau: 
Thuế TNCN phải nộp   = Thu nhập tính thuế X Thuế suất

1. Thu nhập tính thuế  =  Thu nhập chịu thuế  –  Các khoản giảm trừ

Trong đó:

Thu nhập chịu thuế    =   Tổng thu nhập   –   Các khoản được miễn thuế

2. Thuế suất:

Theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần quy định tại: Phụ lục 01/PL-TNCN theo Thông tư111/2013/TT-BTC như sau:

BậcThu nhập tính thuế /thángThuế suấtTính số thuế phải nộp
Cách 1Cách 2
1Đến 5 triệu đồng (trđ)5%0 trđ + 5% TNTT5% TNTT
2Trên 5 trđ đến 10 trđ10%0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ10% TNTT – 0,25 trđ
3Trên 10 trđ đến 18 trđ15%0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ15% TNTT – 0,75 trđ
4Trên 18 trđ đến 32 trđ20%1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ20% TNTT – 1,65 trđ
5Trên 32 trđ đến 52 trđ25%4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ25% TNTT – 3,25 trđ
6Trên 52 trđ đến 80 trđ30%9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ30 % TNTT – 5,85 trđ
7Trên 80 trđ35%18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ35% TNTT – 9,85 trđ

Cách tính thuế TNCN cho Ông Mạnh cụ thể như sau:

Thu nhập chịu thuế = 18.300.000 – (700.000 + 1.000.000) = 16.600.000
(Các khoản được miễn thuế gồm: Tiền ăn ca, Tiền điện thoại)

Thu nhập tính thuế TNCN = 16.600.000 – (9.000.000 + 3.600.000 + 630.000) = 3.370.000
(Các khoản giảm trừ: Giảm trừ bản thân: 9.000.000, Người phụ thuộc: 3.600.000, Các khoản BH: 630.000)

– Thuế TNCN Ông Nam phải nộp là:

Cách 1: (Theo phụ lục 01/PL-TNCN bên trên)
– Thu nhập tính thuế = 3.370.000 (Thuộc bậc 1: “Đến 5 triệu đồng (trđ)”)

-> Thuế TNCN phải nộp = 0 trđ + 5% TNTT (Thu nhập tính thuế)

= 0 + (5% x 3.370.000) = 168.500

Cách 2: (Theo phụ lục 01/PL-TNCN bên trên) 
– Thu nhập tính thuế = 3.370.000 (Thuộc bậc 1: “Đến 5 triệu đồng (trđ)”)

-> Thuế TNCN phải nộp = 5% TNTT (Thu nhập tính thuế)

= 5% X 3.370.000 = 168.500

(Cách này sẽ nhanh hơn rất nhiều khi tính thuế cho những người có nhiều bậc)

 

Bài tập 2: Cách tính thuế TNCN theo lương Net

– Năm 2017, theo hợp đồng lao động ký giữa Ông Hải và Công ty kế toán Thiên Ưng thì Ông Hải được trả lương hàng tháng là 31,5 triệu đồng,
– Ngoài tiền lương Ông Hải được công ty trả thay phí hội viên câu lạc bộ thể thao 1 triệu đồng/tháng. Ông Hải phải đóng bảo hiểm bắt buộc là 1,5 triệu đồng/tháng. Công ty chịu trách nhiệm nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định thay cho ông Ông Hải.
– Trong năm Ông Hải chỉ tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân, không có người phụ thuộc và không phát sinh đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

Yêu cầu: Tính thuế thu nhập cá nhân phải nộp cho Ông Hải:

Hướng dẫn giải:

Cách tính thuế thu nhập cá nhân phải nộp của Ông Hải:

Chú ý: Vì công ty trả theo lương NET (Tức là DN sẽ chịu thuế TNCN thay cho người lao động). Nên thu nhập tính thuế sẽ phải quy đổi theo quy định lại Phụ lục 02 theo Thông tư 111.

Phụ lục: 02/PL-TNCN
(Ban hành kèm theo Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính)
BẢNG QUY ĐỔI
THU NHẬP KHÔNG BAO GỒM THUẾ RA THU NHẬP TÍNH THUẾ
(đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công) 
SttThu nhập làm căn cứ quy đổi/tháng
(viết tắt là TNQĐ)
Thu nhập tính thuế
1Đến 4,75 triệu đồng (trđ)TNQĐ/0,95
2Trên 4,75 trđ đến 9,25trđ(TNQĐ – 0,25 trđ)/0,9
3Trên 9,25 trđ đến 16,05trđ(TNQĐ – 0,75 trđ )/0,85
4Trên 16,05 trđ đến 27,25 trđ(TNQĐ – 1,65 trđ)/0,8
5Trên 27,25 trđ đến 42,25 trđ(TNQĐ – 3,25 trđ)/0,75
6Trên 42,25 trđ đến 61,85 trđ(TNQĐ – 5,85 trđ)/0,7
7Trên 61,85 trđ(TNQĐ – 9,85 trđ)/0,65

Cách tính thuế TNCN phải nộp của Ông Hải cụ thể như sau:

– Thu nhập làm căn cứ quy đổi là:
31,5 triệu đồng + 1 triệu đồng – (9 triệu đồng + 1,5 triệu đồng) = 22 triệu đồng

– Thu nhập tính thuế 
(xác định theo Phụ lục số 02/PL-TNCN theo Thông tư 111/2013/TT-BTC) là:
= Bậc 4: (TNQĐ – 1,65 trđ)/0,8
= (22 triệu đồng – 1,65 triệu đồng)/0,8 = 25,4375 triệu đồng

– Thuế thu nhập cá nhân Ông Hải phải nộp
(áp dụng cách tính thuế rút gọn “Cách 2” theo Phụ lục số 01/PL-TNCN) là:
= Bậc 4: = 20% TNTT – 1,65 trđ

= 25,4375 triệu đồng × 20% – 1,65 triệu đồng = 3,4375 triệu đồng

Bài tập 3:

– Giả sử Ông Hải ở bài tập trên còn được công ty trả thay tiền thuê nhà là 6 triệu đồng/tháng.

Yêu cầu: Tính thuế thu nhập cá nhân phải nộp của Ông Hải:

Hướng dẫn giải:

Cách tính thuế thu nhập cá nhân phải nộp hàng tháng của Ông Hải:

Bước 1: Xác định tiền thuê nhà trả thay được tính vào thu nhập làm căn cứ quy đổi
– Thu nhập làm căn cứ quy đổi (không gồm tiền thuê nhà):
= 31,5 triệu đồng + 1 triệu đồng – (9 triệu đồng + 1,5 triệu đồng) = 22 triệu đồng

– Thu nhập tính thuế (xác định theo Phụ lục số 02/PL-TNCN) là:

= (22 triệu đồng – 1,65 triệu đồng)/0,8 = 25,4375 triệu đồng

– Thu nhập chịu thuế (không gồm tiền thuê nhà):

= 25,4375 triệu đồng + 9 triệu đồng + 1,5 triệu đồng = 35,9375 triệu đồng/tháng

Chu ý: Theo quy định: “Khoản tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do đơn vị sử dụng lao động trả thay tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả thay nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà, điện nước và dịch vụ kèm theo (nếu có)) tại đơn vị không phân biệt nơi trả thu nhập.”

Như vậy: 15% Tổng thu nhập chịu thuế (không gồm tiền thuê nhà):

= 35,9375 triệu đồng × 15% = 5,390 triệu đồng/tháng

Vậy tiền thuê nhà được tính vào thu nhập làm căn cứ quy đổi là 5,390 triệu đồng/tháng

Bước 2: Xác định thu nhập tính thuế:

– Thu nhập làm căn cứ để quy đổi thành thu nhập tính thuế:

= 31,5 triệu đồng + 1 triệu đồng + 5,390 triệu đồng – (9 triệu đồng + 1,5 triệu đồng)
= 27,39 triệu đồng/tháng

– Thu nhập tính thuế (quy đổi theo Phụ lục số 02/PL-TNCN):

= (27,39 triệu đồng – 3,25 triệu đồng)/0,75 = 32,187 triệu đồng/tháng

– Thuế thu nhập cá nhân phải nộp:

= 32,187 triệu đồng × 25% – 3,25 triệu đồng = 4,797 triệu đồng/tháng

– Thu nhập chịu thuế hàng tháng của ông Hải là:

= 31,5 triệu đồng + 1 triệu đồng + 5,390 triệu đồng + 4,797 triệu đồng
= 42,687 triệu đồng/tháng

Hoặc xác định theo cách:

= 32,187 triệu đồng + 9 triệu đồng + 1,5 triệu đồng
= 42,687 triệu đồng/tháng.
 
Cuốn số 2: Đề cương ôn thi công chức thuế 2016, 2017- chuyên đề 16-17
 

QLNNvềKT chuyenđế17

 

(hiện mình đã share public tài liệu này trong topic mới nhất ở đây )

Làm sao để có được 2 cuốn sách ôn thi công chức thuế này:

Nice week mọi người. Tình hình có tới hơn 700 email khá đông để xin tài liệu này nên mình đã cài đặt tự động trả lời để nhận 2 cuốn ebook tổng kết mới nhất sau:
1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC DẠNG BÀI TẬP TRỌNG TÂM ĐIỂN HÌNH THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN- Bám sát Luật Thuế TNCN hiện hành.
2- ĐỀ CƯƠNG ÔN THI CÔNG CHỨC THUẾ
Các bạn làm như sau:
B1- Đăng kí làm thành viên group : https://www.facebook.com/groups/chiasetailieuvieclamketoan/

B2- Làm theo topic được ghim trong group để nhận được.
(lưu ý hạn cuối là ngày 19 mình sẽ tắt ko share nữa nhé)

Danh sách toàn bộ các bài viết về thuế trên blog www.ngolongnd.net 
Phần này được sắp xếp theo thứ tự mới trước cũ sau , đây là tổng hợp tất cả các tài liệu đầy đủ rồi, các bạn đọc và chắt lọc lại, cập nhập thêm các thông tư mới, đối chiếu với 2 tài liệu tự tổng kết trên là đủ.
 

 

 

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu Blog

Cuộc sống - cho đi là còn mãi- chia sẻ và yêu thương!

Chào các bạn- Mình là Ngô Hải Long - Ceo công ty Giải pháp số LBK- Chuyên seo web, quảng cáo Google , Facebook, Zalo và lập trình web wordpress, App (ứng dụng) IOS, Android. Các blog lập ra với mục đích chia sẻ kiến thức cuộc sống, thủ thuật máy tính, việc làm, tài liệu miễn phí. Trong quá trình đội ngũ biên soạn không tránh khỏi thiếu sót hoặc trùng lặp nội dung với các quý blog khác, thành thật xin lỗi nếu có sự cố đó xảy ra - Vậy bạn Vui lòng liên hệ giúp tới ngolonglbk@gmail.com nếu có bất cứ ý kiến, thắc mắc , yêu cầu xóa bài nào! Trân trọng cám ơn các bạn!

Chào mừng các bạn đến với  ngolongnd.net - Blog thư giãn và chia sẻ kiến thức, tài liệu miễn phí! 

Liên hệ quảng cáo- mua back link tại đây

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);