Download mẫu hồ sơ thi công chức giáo viên

Download mẫu hồ sơ thi công chức giáo viên. Đây là link down chính thức mẫu 2018 được sở nội vụ Bắc Ninh share lại. Mẫu này in trực tiếp để dùng

Hồ sơ thi công chức, viên chức bao gồm những gì là câu hỏi mà nhiều bạn hiện vẫn còn chưa rõ. Đây chính bước đầu tiên mà các bạn phải thực hiện và chuẩn bị cho kỳ thi tuyển dụng công chức, viên chức hàng năm. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn chuẩn bị hồ sơ để thi viên chức cũng như hiểu rõ được quy trình thực hiện như thế nào? Đặc biệt là về các chứng chỉ tin học hiện nay.

1. Hồ sơ đăng ký dự tuyển viên chức giáo viên ngành giáo dục và đào tạo năm 2018

 

 

Để xem nội dung văn bản quy định chi tiết Hồ sơ xét tuyển ngàn giáo dục đào tạo năm 2018 xem ở đây: Tuyển dụng viên chức ngành giáo dục năm 2018 (Của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình)

 

– Đơn đăng ký dự tuyển viên chức theo mẫu số 01 ban hành kèm theo thông tư số 15/2012/TT-BNV ngày 25/12/2012 của Bộ Nội Vụ;

– Bản sơ yêu lý lịch tự thuật (theo mẫu), dán ảnh 4 x 6 có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trong vòng 6 tháng, tính đến ngày nộp Hồ sơ dự tuyển;

– Bản sao các văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập theo yêu cầu vị trí dự tuyển được cơ quan có thẩm quyền chứng thực; đối với chứng chỉ tin học, ngoại ngữ (theo chuẩn ngạch, chức danh nghề nghiệp)

– Giấy chứng nhận sức khỏe còn có giá trị sử dụng do cơ quan y tế đủ điều kiện được khám sức khỏe chứng nhận theo quy định tại thông tư 14/2013/TT-BYT ngày 06/05/2013 của Bộ Y Tế về việc hướng dẫn khám sức khỏe

– Giấy chứng nhận thuộc đối tượng ưu tiên.

– Bản sao giấy khai sinh

– Bản cam kết công tác lâu dài tại đơn vị đăng ký dự tuyển từ 05 năm trở lên

– 03 phong bì dán tem, ghi rõ địa chỉ liên lạc và số điện thoại của thí sinh dự tuyển

 

2. Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên được quy định cụ thể:

– Thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên Mầm non

– Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên Tiểu học công lập

– Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên Trung học cơ sở công lập

– Thông tư liên tịch số 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên Trung học phổ thông công lập

Mục c, khoản 2, Điều 4 của Thông tư liên tịch số 20,21,22,23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV chỉ rõ “Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin

Đối với giáo viên hay nhân viên làm trong lĩnh vực giáo dục thì vào biên chế chính là một dấu mốc quan trọng trên con đường sự nghiệp. Môi trường công sở nhà nước có sự ổn định và nhiều chế độ đãi ngộ tốt, do đó hàng năm đều có rất nhiều người đăng kí dự thi viên chức với mong muốn trở thành “người nhà nước” với một vị trí chắc chắn trong đơn vị sự nghiệp công lập. Vậy để tham gia thi viên chức, thí sinh cần chuẩn bị những hồ sơ gì, chi phí dự thi cũng như thời gian, nơi nộp hồ sơ ở đâu? Bài viết sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về kì thi này.

1. Thi viên chức là gì?

– Là kì thi được tổ chức để tuyển chọn nhân viên theo vị trí việc làm, làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

– Tùy thuộc vào nhu cầu về vị trí việc làm của từng địa phương mà việc thi tuyển viên chức sẽ được tổ chức, do đó thời điểm thi viên chức ở các tỉnh thành, địa phương cũng không giống nhau.

2. Hồ sơ thi viên chức giáo viên năm 2021

Hồ sơ thi viên chức là những loại giấy tờ, văn bằng, chứng chỉ mà thí sinh cần chuẩn bị đầy đủ cho kì thi viên chức: Dưới đây là những giấy tờ không thể thiếu trong hồ sơ viên chức:

– Đơn đăng kí dự thi viên chức (theo mẫu)

 

– Bản sao chứng thực văn bằng, chứng chỉ (Tin học, Tiếng Anh) và kết quả học tập. Đối với những văn bằng, chứng chỉ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp thì cần phải được công chứng, dịch thuật sang tiếng Việt.
– Giấy khám sức khỏe còn giá trị sử dụng.
– Giấy chứng nhận thuộc đối tượng ưu tiên (Nếu có)

 

* Khi nộp đơn đăng kí dự thi viên chức, thí sinh cần mang theo các loại giấy tờ, văn bằng trên để đối chiếu, so sánh, hoàn thiện hồ sơ đăng kí dự thi.

3. Hình thức nộp đơn đăng kí dự thi viên chức

Theo Nghị định 29/2012/NĐ-CP Điều 15 được sửa đổi khoản 8 Điều 12 Nghị định 161/2018/NĐ-CP, người đăng kí dự tuyển có thể nộp Phiếu đăng kí dự tuyển dưới 2 hình thức:

– Nộp trực tiếp tại địa điểm tiếp nhận theo quy định
– Gửi qua đường bưu chính.

* Tuy nhiên, tại một số địa phương như: Hà Nội, Hải Dương, Quảng Ninh…yêu cầu thí sinh nộp trực tiếp tại địa điểm quy định, nếu nhờ người nộp đơn đăng kí dự thi phải có giấy ủy quyền có xác nhận của xã, phường.

4. Thời gian, địa điểm nộp đơn đăng kí dự thi viên chức

Thi viên chức được tổ chức theo từng đợt (tùy thuộc vào nhu cầu về vị trí việc làm của từng địa phương), do đó chỉ khi một địa phương nào đó có tổ chức thi tuyển, thí sinh mới có thể nộp đơn dự thi.

– Nơi nộp hồ sơ: Địa điểm tiếp nhận hồ sơ đăng kí dự thi viên chức sẽ được cơ quan tuyển dụng thông báo cụ thể trong văn bản tuyển dụng.

– Thời gian nộp hồ sơ: Thông thường thời gian nộp hồ sơ là 30 ngày từ sau ngày thông tin tuyển dụng được thông báo trên trang thông tin điện tử của cơ quan tuyển dụng.

Thời gian, địa điểm nộp hồ sơ đăng kí dự tuyển viên chức được xác định rõ ràng trong thông báo tuyển dụng của các địa phương. Để chuẩn bị tốt cho kì thi, các bạn cần cập nhật tin tức tuyển dụng thường xuyên của địa phương mình đang muốn tham gia thi tuyển để nộp hồ sơ đúng thời gian, đúng địa điểm.

5. Lệ phí thi tuyển viên chức

Cùng với đơn đăng kí dự thi, thí sinh cần nộp phí thi tuyển cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ. Theo quy định tại Thông tư 228/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính, lệ phí thi tuyển viên chức sẽ phụ thuộc vào số lượng thí sinh đăng kí dự thi. Cụ thể như sau:

– Tuyển dụng dưới 100 thí sinh: 500.000 đồng/thí sinh
– Tuyển dụng từ 100 – dưới 500 thí sinh: 400.000 đồng/thí sinh
– Tuyển dụng từ 500 thí sinh trở lên: 300.000 đồng/thí sinh.

6. Những lưu ý quan trọng khi đăng kí dự thi

– Đăng kí đúng thời gian và địa điểm quy định
– Cần làm đơn đăng kí dự thi theo đúng mẫu đã được quy định trong văn bản tuyển dụng.
– Mỗi thí sinh dự thi viên chức chỉ được nộp 1 hồ sơ dự thi duy nhất vào cơ sở có nhu cầu tuyển dụng. Nếu nộp hơn 1 hồ sơ thì hồ sơ của bạn sẽ bị loại bỏ, bạn sẽ không được tham gia thi tuyển.
Ví dụ: Bạn nộp cùng lúc 2 đơn dự thi viên chức môn Toán vào trường Trung học phổ thông Chu Văn An và trường Trung học phổ thông Amsterdam ở Hà Nội thì hồ sơ của bạn sẽ bị loại bỏ.
– Cần viết chính xác số hiệu trên các văn bằng, chứng chỉ vào đơn đăng kí dự thi.

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu Blog

Cuộc sống - cho đi là còn mãi- chia sẻ và yêu thương!

Chào các bạn- Mình là Ngô Hải Long - Ceo công ty Giải pháp số LBK- Chuyên seo web, quảng cáo Google , Facebook, Zalo và lập trình web wordpress, App (ứng dụng) IOS, Android. Các blog lập ra với mục đích chia sẻ kiến thức cuộc sống, thủ thuật máy tính, việc làm, tài liệu miễn phí. Trong quá trình đội ngũ biên soạn không tránh khỏi thiếu sót hoặc trùng lặp nội dung với các quý blog khác, thành thật xin lỗi nếu có sự cố đó xảy ra - Vậy bạn Vui lòng liên hệ giúp tới ngolonglbk@gmail.com nếu có bất cứ ý kiến, thắc mắc , yêu cầu xóa bài nào! Trân trọng cám ơn các bạn!

Chào mừng các bạn đến với  ngolongnd.net - Blog thư giãn và chia sẻ kiến thức, tài liệu miễn phí! 

Liên hệ quảng cáo- mua back link tại đây

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);