Chia sẻ kinh nghiệm HỌC – ÔN – THI CHỨNG CHỈ kiểm toán viên CPA

Chia sẻ kinh nghiệm HỌC – ÔN – THI CHỨNG CHỈ kiểm toán viên CPA. Dành cho các bạn đang ấp ủ, dự định ôn, sẽ thi và đã thi chứng chỉ CPA:CHIA SẺ KINH NGHIỆM HỌC – ÔN – THI CHỨNG CHỈ CPA, (Đây là kinh nghiệm cá nhân của Thu Phương Đỗ tổng kết, do vậy bạn thấy đúng, tham khảo, áp dụng được thì áp dụng, ko thấy phù hợp với bản thân thì bỏ qua nhé)

 

*****HỌC*****

I. Nên theo học tại 1 trung tâm tổ chức ôn thi uy tín:

Tầm tháng 5,6 hàng năm các Hội, trung tâm ôn thi CPA sẽ tuyển sinh học, các bạn có thể theo dõi thông tin tuyển sinh được công bố trên các website:
– Hội VACPA: http://www.vacpa.org.vn/
– Hội VAA: http://vaa.net.vn/
– Hội VICA: http://www.vica.org.vn/
– Cty Đông Hưng của anh Chung Thành Tiến – Chị Tư Hiền
Các bạn học ôn trung tâm nào cũng được, quan trọng:
1. Chọn địa điểm tổ chức học thuận tiện, gần nơi các bạn đang sống, đang làm việc….( Các bạn tỉnh khác thì bỏ qua, sang ý 2)
2. Chọn thầy cô giáo dạy ôn thi cho từng môn: có câu tục ngữ: “ không thầy đố mày làm nên”, do đó theo học các thầy cô giáo là chuyên gia nhiều năm trong lĩnh vực giảng dạy ôn thi CPA sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian so với tự ôn:
+ Môn kế toán tài chính và kế toán quản trị nâng cao: thầy Ngọc Anh
+ Môn Thuế và quản lý thuế nâng cao: Thầy Trường
+ Môn Tài chính và quản lý tài chính nâng cao: Thầy Ninh
+ Môn Luật:
• Nên học thầy Chiến (miền bắc): chắc kiến thức, kiến giải bài tập vững, ko hoang mang: học được cách trình bày bài thi, giải quyết bài tập.
• Để nghe giảng, gây hứng thú học môn Luật: nghe bài giảng + tài liệu của thầy Hưng (TP.HCM): học được cách trình bày bài thi, giải quyết bài tập
• Phần lý thuyết 2 câu: nên dùng tài liệu của Cô Giang để học + trình bày.
 Chắc chắn điểm cao.

*****ÔN*****

II. Đối với các bạn không có điều kiện đi học ôn tại bất kỳ 1 trung tâm nào kể trên có thể tham gia, sưu tầm tài liệu tại các trang sau:

https://www.facebook.com/kiemtoanvien2012/
https://www.facebook.com/groups/1584606085126813/

– https://ngolongnd.net/?s=cpa
https://tuonthi.com
– Các nhóm Ôn thi CPA toàn quốc khác…
Thường xuyên được các bạn đi ôn thi chia sẻ tài liệu, file ghi âm của từng môn theo từng năm, giải đề thi…,
Các bạn tham gia thảo luật và load dữ liệu, tài liệu về tự học….

III. Nên học theo nhóm (khoảng 10 thành viên/1 nhóm là đẹp) : 

 

Có câu: “ 3 anh thợ hàng da hơn Gia Cát Lượng”; “sức mạnh tập thể là vô địch” …
– Cùng 1 vấn đề mà được nhiều thành viên cùng “mổ sẻ” thì phải biết sẽ tương đương kiến thức của tất cả nhóm gộp lại….sẽ hiểu vấn đề đó 1 cách sâu sắc, nhớ lâu đến mức nào rồi đấy.
– Ngoài ra bạn sẽ học được cách thuyết trình, bảo vệ quan điểm về vấn đề bạn cho là đúng, học cách làm việc nhóm….nhiều lợi ích khác.
– Đua nhau, kéo nhau cùng học: khi bạn lười biếng, mất tinh thần…. nhìn đến các bạn khác xung quanh, tự động có “động lực” tiếp tục chiến đấu (không còn cảm giác “cô đơn” khi 1 mình đối mặt với vấn đề khó, nan giải, chưa hiểu hết….(có khi gặp vấn đề khó, ko hiểu, mà nhìn tài liệu thôi đã muốn…bỏ cuộc ý).

IV. Xác định mục tiêu: được bao nhiêu điểm từng môn dựa trên ưu điểm, khả năng của từng học viên (cái này gọi là “liệu cơm gắp mắm” đó):

– Kiểm toán (CPA): 7 môn, thỏa mãn 2 điều kiện: tối thiểu đạt 5đ trở lên, tổng cộng các môn đạt 38đ trở lên
– Kế toán viên hành nghề (APC): 4 môn, thỏa mãn 2 điều kiện: tối thiểu đạt 5đ trở lên, tổng cộng các môn đạt 25đ trở lên
Ví dụ: bạn nào giỏi kế toán, dự định môn này là môn gỡ điểm, có thể đạt từ 7-8đ để gỡ cho các môn mình yếu, chẳng hạn như môn tài chính chỉ cần đạt 5đ thôi….hoặc ngược lại, môn điểm cao sẽ bù cho môn điểm thấp, sao cho tổng 4 môn (nếu thi APC) đạt 25 điểm là ok.

V. Lên kế hoạch: căn cứ thời gian dành cho ôn luyện mỗi ngày hoặc theo tháng,…

– Từ tháng 5 bắt đầu ôn thi, đến tầm tháng 10 (hoặc đầu tháng 11) thi, tức là bạn có khoảng 6 tháng ôn thi.
– Căn cứ điểm mục tiêu, căn cứ khối lượng kiến thức cho từng môn ta vạch ra thời gian để hoàn thành ôn cụ thể cho từng môn.
– Lên kế hoạch càng cụ thể, càng chi tiết càng tốt: Mỗi ngày dành bao nhiêu tiếng để học, thời gian nào?, kế hoạch theo tuần, tháng: từ ngày nào đến ngày nào, học chuyên đề gì?
Nếu bạn bận 1 ngày thì ngày khác phải học bù, nếu bạn thấy kế hoạch ko đạt thì phải chủ động đẩy nhanh tiến độ ôn, sao cho kịp tiến độ.

Ví dụ: Môn kế toán rộng, nhiều kiến thức nhất, sau đến tài chính, thuế, luật
Do vậy có thể chia thời gian để học như sau:
+ Môn kế toán tầm 2 tháng
+ Môn tài chính 2 tháng
+ Môn thuế 1 tháng
+ Môn luật: có thể 10-20 ngày
– Các bạn học theo kiểu: mưa giầm thấm lâu, đừng hy vọng rằng học 3 bữa nửa tháng là có thể đi thi được (trừ khi các bạn là thiên tài, đọc phát nhớ ngay; có kinh nghiệm, kiến thức lâu năm đúng ngành, lĩnh vực thi….những TH như vậy xin vui lòng bỏ qua)
Các bạn học lần lượt theo tài liệu được các thầy cô biên soạn ôn thi, hết tất cả các chuyên đề (tối thiểu nhé), ngoài ra các bạn có thể mua thêm sách, sưu tầm thêm 1 số tài liệu, bài tập khác để đọc, học cách làm, cách giải, cách trình bày….nếu còn thừa thời gian + muốn hiểu sâu, hiểu kỹ 1 môn nào đó. Vì dạng trong tài liệu ôn thi thì có hạn, nhưng thực tế đề ra thì muôn hình vạn trạng, chỉ cần thay đổi 1 dữ kiện nhỏ thì cách làm đã khác, hoặc ban soạn thảo hứng nên, ra đề hoàn toàn mới=> Lúc này, nếu các bạn đã có kiến thức căn bản sẽ tư duy, phản ứng, giải quyết đề một cách dễ dàng, dù đề có vào phần nào các bạn cũng có thể làm tốt (tránh học tủ, rủi ro, hên xui)
– Kết thúc các môn sẽ có 1 lượt ôn lại trước khi thi tất cả các môn; luyện giải đề (các bạn đừng bập vô giải đề khi mà chưa học hết kiến thức nhé, choáng với đề đấy – Trừ các bạn ko phải ôn thi lần đầu)
(Mình học mỗi ngày tối thiểu 2h, tối đa 5h, học khoảng thời gian sớm nhất từ 19h đến 23h, có hôm học muộn đến 24h; hôm nào bận thì hôm sau sẽ cố gắng học bù, đẩy tiến độ; liên tục từ tháng 5 cho đến tháng 12 – năm 2017 thi muộn cuối tháng 12 mới thi: 7 tháng; có phần khó như môn kế toán: mất 3 buổi tối chỉ để đọc tài liệu để hiểu, phân biệt cho thuê tài sản tài chính với cho thuê tài sản hoạt động….Phần hợp nhất phải mất nhiều thời gian hơn để tạm hiểu, tạm chấp nhận đúng để đi thi (vì thực sự là quá khó với người ko được làm thực tế…)….mất gần 2-3 tháng mới xong môn kế toán;
2-2,5 tháng để ôn xong môn tài chính; 1 tháng ôn thuế; 15 ngày để ôn luật…Nhưng phải nói mình hiểu sâu các vấn đề, nhớ kiến thức đến mức hỏi phát trả lời được luôn công thức, cách làm, hướng giải quyết vấn đề, phản ứng đề khá tốt… sau 1 năm nếu phải thi lại thì chỉ cần đọc lại 1 lần đi thi vẫn ok.) Không như các bạn khác, học xong; thi xong, quên luôn. Và sau 1 năm (hoặc chưa đến 1 năm) kiến thức lại như mới.
– Các bạn ạ, cái gì cũng có cái giá của nó, nếu bạn mong muốn trong thời gian ngắn đạt được kiến thức, học đối phó, học chỉ để thi… sau đó cũng sẽ nhanh quên, nhanh mất đi. Cái gì dễ nhớ, dễ dàng đạt được thì cũng sẽ nhanh quên (nhanh chán) và cảm thấy không đáng giá phải không các bạn??

 

VI. Kỷ luật với bản thân, kiên trì với mục tiêu đã đặt ra, tự bản thân nỗ lực học ôn mới đạt kết quả.
Giống như trên, tất cả chỉ là ngoại cảnh tác động, quan trọng bạn phải nỗ lực học tập thì kiến thức mới là của chính các bạn. Không ai có thể học hộ, học thay các bạn được.

*****THI*****

I. Chuẩn bị:

– Bút viết (ít nhất 2 cái, cùng màu mực): mực không phai; thước kẻ.
– Máy tính tay: cho các môn cần tính toán.
– Chứng minh thư, thẻ dự thi
(không mang bút xóa, bút chì, bút đỏ vì bị cấm dùng, nên đừng mang vào, mang cũng không dùng được)
– Nên mang theo đồng hồ để căn thời gian làm bài.
– Tốt nhất để tất cả các thứ vào 1 túi clear bag, tránh tình trạng mang thiếu, quên giấy tờ (chuẩn bị hết, để sẵn từ tối hôm trước khi đi thi).
– Có thể mang theo chai nước (nhớ bóc nhãn đi nhé)=> tác dụng giúp bình tĩnh khi đọc đề (^_^).
– Trước hôm thi nhớ đi ngủ sớm, để chuông báo thức…để tỉnh táo, ko muộn giờ thi. Nếu bạn nào ở xa thì nên đi sớm, tránh tắc đường.
– Bạn nào có trí nhớ ngắn hạn thì tranh thủ đọc lướt nhanh qua lý thuyết, xem qua công thức trước khi vào phòng thi để cho nhớ cũng rất hay (hên trúng luôn vào phần vừa đọc xong) – Vì mình thấy trong khoảng thời gian này, áp lực cũng làm tăng khả năng nhớ của các bạn; Còn nếu bạn nào đã “bão hòa” kiến thức rồi thì thoải mái ngắm dám thị, ngắm bạn thi, ngắm quang cảnh trường thi, thưởng thức thời tiết ngày thi thoai….

II. THI:

– Nhận đề: uống nước, cho bình tĩnh.
– Đọc đề: đọc yêu cầu trước, sau đọc các dữ kiện đề bài để giải quyết yêu cầu (có khi yêu cầu ngắn tũn mà dữ liệu cho hẳn trang giấy – môn luật, có khi dữ liệu cần thiết để làm bài có 1 dòng…đọc chi nhiều, loạn).
Đọc đề cẩn thận, tránh nhìn nhầm đề, nhầm số liệu; hiểu đúng yêu cầu đề thi. 

– Câu nào dễ làm trước, khó làm sau. (Quan điểm cá nhân: nên làm câu lý thuyết trước vì chỉ cần viết thôi, nếu làm bài tập xong mới quay ra lý thuyết thường không kịp, hoặc bài tập vướng mắc chưa xong nên ko có tâm trạng nghĩ làm lý thuyết…)
– Sau mỗi câu nên để trống 1 đoạn, để khi nhớ ra cần viết thêm gì thì còn chỗ mà viết, hoặc phát hiện sai sót còn chỗ mà chỉnh sửa, bổ sung. Lý thuyết, nếu lệch tủ thì nên bỏ cách 1 đoạn để đấy, sau còn thời gian thì quay lại nghĩ tiếp. Không nên tốn quá nhiều thời gian, viết quá dài 1 câu, mà bỏ qua các câu khác.
– Kết cấu đề thi gồm 5 câu: 2 câu lý thuyết, 3 câu bài tập, thời gian làm bài 180 phút. Mỗi câu 2 điểm, dù dài hay ngắn. Nên phân bổ thời gian làm bài cho hợp lý. Bình quân 36 phút phải làm xong 1 câu, những câu lý thuyết ngắn có thể xong trong 15 phút còn lại dành thời gian cho làm bài tập. Cố gắng ko bỏ sót bất cứ 1 câu nào.
Dù bạn có “đắm đuối” vào 1 câu, viết dài bao nhiêu thì tối đa bạn cũng chỉ được 2đ/1 câu. Thay vì bạn làm 1 câu hoàn chỉnh, bạn làm 2 câu mà dở dang có khi lại được điểm nhiều hơn. Vì người chấm muốn nâng điểm cho bạn cũng khó.
– Môn Luật: để giải bài tập tình huống:
+ Nêu tóm tắt đề bài, lấy dữ liệu liên quan để phân tích.
+ Căn cứ luật để giải quyết tình huống.
+ Phân tích từng ý nhỏ trong yêu cầu. Có khi 1 yêu cầu nhưng có 2 ý. (phải chú ý không sẽ bỏ sót yêu cầu)
Ví dụ: đề lẻ môn Luật năm 2018: Cty TNHH 2 thành viên trở lên, góp vốn chưa đủ như đã cam kết, thì phần vốn góp chưa đủ được xử lý như thế nào? Thành viên công ty muốn mua lại phần vốn chưa góp đủ có được ko??
– Đầu tiên tóm tắt đề bài…
– Phần chưa góp đủ: bao gồm chưa góp và đã góp 1 phần => chỉ có quyền tương ứng với phần đã góp, còn phần chưa góp đủ thì hội đồng thành viên có quyền chào bán….(chứ thành viên ko có quyền gì đối với phần chưa góp đủ đó)
– Mua lại phần vốn góp: tương tự, thành viên chỉ được mua lại phần vốn của thành viên đã góp, còn phần vốn chưa góp thì phải mua từ hội đồng thành viên công ty chào bán theo tỷ lệ…
Hoặc câu 5, đề lẻ: Cty TNHH 2 thành viên trở lên, ông Trần B bỏ phiếu ko tán thành cuộc họp…nên yêu cầu cty mua lại phần vốn góp…
Điều lệ công ty quy định: chỉ được bán cho thành viên công ty theo giá quy định nguyên tắc, bán ra ngoài phải được cty A đồng ý bằng văn bản.
…ông Trần B muốn chuyển nhượng ra bên ngoài nhưng cty A không đồng ý…
Hỏi: Cty A quyết định cấm ông Trần B chuyển nhượng ra bên ngoài có đúng quy định của pháp luật không
=> Phân tích: điều lệ quy định: chào bán cho các thành viên trong cty theo giá ….là đúng quy định của pháp luật.
– Bán ra ngoài (theo giá bán quy định tại điều lệ) phải được các thành viên khác đồng ý bằng văn bản….là trái với quy định => vì pháp luật có quy định ….khi thành viên ko mua, hoặc mua ko hết, sau thời hạn 30 ngày thì ông Trần B này đương nhiên được quyền chào bán ra bên ngoài mà ko cần thiết phải được cty A đồng ý bằng văn bản (nhỡ cty A chơi đểu, ko mua cũng ko cho bán, thì ông Trần B này tèo à)=> Điều lệ trái với quy định của pháp luật => cty A căn cứ điều lệ cấm ông Trần B chuyển nhượng là ko hợp pháp….

Phân tích từng ý nhỏ trong 1 yêu cầu.

Chia sẻ của mình đến đây là hết!
CHÚC CÁC BẠN HỌC => ÔN => THI => ĐẠT KẾT QUẢ
NHƯ KẾ HOẠCH – NHƯ MONG ĐỢI NHÉ!!

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu Blog

Cuộc sống - cho đi là còn mãi- chia sẻ và yêu thương!

Chào các bạn- Mình là Ngô Hải Long - Ceo công ty Giải pháp số LBK- Chuyên seo web, quảng cáo Google , Facebook, Zalo và lập trình web wordpress, App (ứng dụng) IOS, Android. Các blog lập ra với mục đích chia sẻ kiến thức cuộc sống, thủ thuật máy tính, việc làm, tài liệu miễn phí. Trong quá trình đội ngũ biên soạn không tránh khỏi thiếu sót hoặc trùng lặp nội dung với các quý blog khác, thành thật xin lỗi nếu có sự cố đó xảy ra - Vậy bạn Vui lòng liên hệ giúp tới ngolonglbk@gmail.com nếu có bất cứ ý kiến, thắc mắc , yêu cầu xóa bài nào! Trân trọng cám ơn các bạn!

Chào mừng các bạn đến với  ngolongnd.net - Blog thư giãn và chia sẻ kiến thức, tài liệu miễn phí! 

Liên hệ quảng cáo- mua back link tại đây

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);