Nội dung chính:
Dạng 1: Tính chi phí của mỗi cách thức thanh toán cho hàng hóa mà doanh nghiệp mua
Vấn đề đặt ra
Doanh nghiệp mua một hàng hóa và có các cách thức chi trả số tiền thanh toán này khác nhau: thanh toán ngay; thanh toán 1 nửa còn lại trả sau 1 năm; thanh toán ngay 20%, sau 2 năm thanh toán 30%, sau 2 năm thanh toán hết….
Vậy DN nên mua hàng theo cách thanh toán nào là tốt nhất? Ở đây, cách tốt nhất được hiểu là có tổng chi phí (số tiền thanh toán) thấp nhất
Cách tính
Đối với mỗi cách thức chi trả (thanh toán) khác nhau sẽ có cách tính khác nhau. Tuy nhiên, chỉ có 2 cách thanh toán chủ yếu đó là:
Thanh toán ngay:
Là hình thức DN mua hàng thanh toán ngay cho DN bán. Tổng chi phí bao gồm: giá mua + chi phí vận chuyển (nếu có)
Thanh toán vào thời gian sau:
Là hình thức DN mua hàng thanh toán vào thời điểm sau cho DN bán (có thể là 1 năm, 2 năm) hoặc thanh toán được 1 ít và còn lại để thanh toán sau.
Áp dụng công thức tính dòng tiền trong tương lai
A = (Giá mua x %giá trị thanh toán) / (1 + lãi suất trung bình trên thị trường)k
K là thời gian tại thời điểm DN thanh toán (k = 1, 2, 3..)
Bài tập minh họa
Công ty Nhật Long cần mua một lô hàng gồm 30 chiếc máy tính. Công ty nhận được 3 điện chào hàng như sau với mức giá và các cách chi trả như sau:
Bức điện 1: Giá lô hàng là 180 trd. Chi phí vận chuyển bốc xếp đến tận nơi là 10 trd. Toàn bộ chi phí (giá mua + chi phí vận chuyển) thanh toán ngay
Bức điện 2: Giá 200 trd, không mất tiền vận chuyển. Tiền hàng thanh toán ngay 50%, số còn lại cho chịu sau 1 năm.
Bức điện 3: Giá hàng là 190 trd, ng mua phải tự vận chuyển (chi phí vận chuyển ước tính là 15trd). Tiền hàng thanh toán ngay 20%, thanh toán 30% sau 1 năm, sau 2 năm thanh toán hết số còn lại.
Hãy tính toán để tư vấn công ty Nhật Long nên mua hàng theo điện chào hàng nào? Biết rằng lãi suất trung bình trên thị trường hiện tại ổn định ở mức 8%/năm.
Giải
Xét tổng chi phí mà công ty Nhật Long phải trả theo các điện chào hàng.
Bức điện 1:
Tổng chi phí phải trả = Giá mua + chi phí vận chuyển = 180 + 10 = 190 trd
Bức điện 2:
Tổng chi phí phải trả = Giá mua x 50% + (Giá mua x 50%) / (1 + 0.08)1 = 192.6 trd
Bức điện 3:
Tổng chi phí phải trả = Giá mua x 20% + (Giá mua x 30%) / (1 + 0.08)1
+ (Giá mua x 50%) / (1 + 0.08)2 + 15
= 191.5 trd
Với các điều kiện của bài toán thì công ty Nhật Long nên mua hàng theo điện chào hàng 1 vì có tổng chi phí phải trả thấp nhất.
Chú ý
Việc tính toán và tư vấn cho công ty mua hàng theo bài trên là chúng ta loại trừ một số yếu tố coi như không ảnh hưởng (thực tế thì có nhiều yếu tố tác động như: số tiền công ty hiện tại có thể thanh toán ngay..)
Dạng 2: Xác định số tiền phải trả cuối mỗi kỳ, lập bảng thanh toán nợ (tính riêng gốc và lãi) cho hình thức vay Ngân hàng hay mua trả góp
Vấn đề đặt ra
DN có vay một khoản tiền của Ngân hàng để sử dụng cho mục đích hoạt động kinh doanh với mức lãi suất và thời hạn vay được xác định. Vậy số tiền lãi mà DN phải trả cho Ngân hàng vào cuối mỗi kỳ là bao nhiêu?
DN mua hàng hóa theo hình thức trả góp cũng giống hình thức vay Ngân hàng (đều phải trả một khoản tiền lãi vào cuối mỗi kỳ)
Cách tính
Ở đây chúng ta đã biết lãi suất, thời hạn vay, số tiền vay.
Vậy số tiền phải trả vào cuối mỗi kỳ (năm) là:
P = A. ε {(1/ 1+i) t } à A = ?
P: số tiền vay ( trong mua trả góp P là giá mua)
i: lãi suất vay
t: thời hạn vay
Bảng thanh toán nợ (tính riêng gốc và lãi)
Năm
Nợ gốc đầu kỳ
Số tiền trả nợ mỗi kỳ
Trả lãi
Trả gốc
Nợ gốc cuối kỳ
(1)
(2)
(3)
(4) = (2) x LS
(5) = (3) – (4)
(6) = (2) – (5)
Chú ý
« Theo như bài trên ta đã tính được A nghĩa là đã tính được chỉ tiêu thứ 3. Từ đó tính được các chỉ tiêu còn lại là 4, 5, 6.
« Có bài toán chúng ta biết chỉ tiêu số 5 (chưa biết chỉ tiêu 3) nghĩa là: DN trả số tiền gốc ở mỗi năm là như nhau. Do đó ta phải tính tiền lãi (chỉ tiêu số 4) sau đó tính 3, 6
Dạng 3: Quyết đinh đầu tư vào dự án hay không?
Vấn đề đặt ra
DN đang dự định đầu tư vào một dự án. Một số yếu tố đã biết. Vậy DN có nên đầu tư hay không?
Cách tính
Theo như dạng đề thi QTTC thì chúng ta chỉ sử dụng 2 phương pháp để tính là : Thời gian thu hồi vốn của dự án và Tính NPV
Cụ thể
Tính theo phương pháp thời gian thu hồi vốn của dự án
Bước 1: Tính dòng tiền thuần thu được trong các năm sử dụng tài sản
Bảng xác định dòng tiền thuần (ví dụ)
Năm
0
1
2
3
4
5
1. Giá trị
2. CPKH
3. LNTT
4. Thuế DN
5.LNST
6. Thanh lý
7. Dòng tiền thuần
Chú ý: Các chỉ tiêu, số liệu có thể khác nhau ở mỗi bài. Ở đây chỉ là ví dụ minh họa
Bước 2: Lập bảng thời gian thu hồi vốn
Năm
Luồng tiền thuần thu được
Luồng tiền tích lũy
1
28
28
2
35
63
3
40
103
…
Xác định luồng tiền tích lũy và chú ý khi nào nó vượt quá số tiền đầu tư ban đầu của dự án (luồng tiền ra ban đầu) thì dừng lại. Tính thời gian thu hồi vốn ở đây.
Giả sử Luồng tiền ra ban đầu là 100 trd. Luồng tiền tích lũy sau 3 năm là 103.
Dự án được chấp nhận nếu thời gian thu hồi vốn nhỏ hơn 3 năm.
Theo bảng trên dự án đc chấp nhận vì thời gian thu hồi vốn của nó là:
T = 2 + (100 – 63) / 40 = 2.925 (năm) = 2 năm 11 tháng 3 ngày < 3 năm
Theo phương pháp tính NPV
Bước 1: Xác định giá trị khấu hao mỗi năm (tùy vào bài toán là tính theo phương pháp nào)
Phương pháp đường thẳng
Mức khấu hao hàng năm là:
M(i) = NG / N = NG x T ( T là tỷ lệ khấu hao hàng năm T = 1/N )
Phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh
Mức khấu hao hàng năm là:
M(i) = G(i) x Tđc với Tđc = T x H (H = 1.5 nếu N≤ 4 ; H = 2.0 nếu 4 < N ≤ 6 ; H = 2.5 nếu N> 6)
Chú ý: Khấu hao theo phương pháp này trong những năm đầu, 2 năm cuối khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
Ta nên lập bảng sau (minh họa)
Năm
Giá trị còn lại (Gi)
Tđc
Mi
1
100.000
0.4
40.000
2
60.000
0.4
24.000
3
36.000
0.4
14.400
4
11.600
0.5
5.800
5
5.800
1
5.800
Phương pháp tỷ lệ giảm dần
Mức khấu hao hàng năm là:
M(i) = T(i) x NG
T(i) = (Số năm sử dụng còn lại / Tổng số năm sử dụng )
= {[(N – i + 1) x 2]} / {[N x (N+1)]}
Ta nên lập bảng như sau:
Năm
T(i)
NG
M(i)
1
5/15
120.000
40.000
2
4/15
120.000
32.000
3
3/15
120.000
24.000
4
2/15
120.000
16.000
5
1/15
120.000
8.000
Bước 2: Lập bảng lịch trình thanh toán nợ
Nếu DN vay ngân hàng thì có bước này.
Nếu không thì bỏ qua.
Cách lập bảng và tính toán như dạng 2
Bước 3: Tính NPV
– Lập bảng xác định dòng tiền thuần (đây là ví dụ minh họa)
Năm
0
1
2
3
4
5
6
7
1. Giá trị
1.500.000
2. CPKH
535.710
344.386
221.392
142.324
91.495
82.347
82.347
3. LNTT
560.000
560.000
560.000
560.000
560.000
560.000
560.000
4. Thuế DN
28%
28%
28%
28%
28%
28%
28%
5. LNST
403.200
403.200
403.200
403.200
403.200
403.200
403.200
6. Thanh lý
500.000
7. Dòng tiền thuần
938.910
747.586
624.592
545.524
494.695
485.547
985.547
– Tính NPV
NPVm = CF1 / (1+k)1 + CF2 / (1+k)2 + … + CFn / (1+k)7 – ICO
Với: CF1, CF2, CFn là dòng tiền thuần của năm thứ 1, 2, n
K là chi phí sử dụng vốn
ICO là tổng luồng tiền ra ban đầu
Kết luận
NPV tính được ≥ 0 : dự án được chấp nhận
NPV tính được < 0: dự án không được chấp nhận
Chú ý
Trong bài tập dạng 3 có phần “tái đầu tư” dòng tiền thu được của năm trước vào năm sau (thường là tái đầu tư vào năm cuối cùng của dự án). Câu hỏi: Lợi nhuận của dự án là bao nhiêu?
Nhận xét
Phần này không khó. Các bạn cần nhìn vào 1 đặc điểm sau là có thể làm được bài tập dạng này: Tỷ suất sinh lợi khi tái đầu tư (i) có bằng Chi phí sử dụng vốn (k) hay không?
Cách tính NPV mới
Như ở trên thì chúng ta đã xác định được dòng tiền thuần của các năm là CF1, CF2, …,CFn (theo bảng )
Nếu đem đầu tư dòng tiền này vào năm cuối(năm thứ n) thì dòng tiền này thực chất sẽ là dòng tiền thuần trong tương lai. Do vậy ở năm thứ n thì dòng tiền thu được từ việc đầu tư của các năm trước lần lượt sẽ là:
CF1 x (1+i)5, CF2 x (1+i)4 …,CFn x (1+i)n – (n – 1)
Do chúng ta cần phải xác định dòng tiền hiện tại nên cần chuyển dòng tiền thu đc ở năm thứ n về hiện tại theo công thức sau:
NPV = [CF1 x (1+i)5 ] / (1 +k)5 + [CF2 x (1+i)4 ] / (1 +k)4 +…+ [CFn x (1+i) n – (n – 1) ] / (1 +k) n – (n – 1)
TH1: i = k
Khi đó DN tái đầu tư thì NPV mới tính đc cũng bằng NPV cũ (i và k triệt tiêu nhau). Do vậy lợi nhuận của dự án không đổi.
TH2: i # k
Lúc này DN tái đầu tư thì NPV mới sẽ khác NPV cũ.