Mổ xẻ bài thi 95 điểm chuyên ngành công chức thuế– kinh nghiệm ôn thi công chức thuế – làm bài các môn chuyên ngành, nghiệp vụ công chức thuế 2020
Bài viết này mình xin phép đề cập đến bài chuyên ngành Miền Nam. Đối với bài thi Miền Bắc, có lẽ để dịp khác khi mình tham khảo ý kiến của một số bạn điểm cao như Trang Thu. ;))
Mình thấy nhiều bạn băn khoăn về cách trình bày bài chuyên ngành. Mình xin đi vào chi tiết một số ý sau:
Nội dung chính:
1. Có cần trích dẫn điều, khoản, điểm?
Câu trả lời là KHÔNG. Mình không trích bất cứ điều, khoản, điểm nào mà chỉ viết: “Theo quy định của Luật quản lý thuế hiện hành, các hành vi vi phạm thủ tục thuế bao gồm:”.
2. Có cần phải viết giống hệt như trong Luật?
Mình đã cố gắng viết giống hệt như trong Luật nhưng vẫn sai 1 vài chữ. Mình tự chấm và chỉ cho mình 70 điểm nhưng khi có kết quả lại được 94.5. À, thì ra các bác chấm cũng “khá” nhẹ tay đấy chứ!
Đối với câu về Luật quản lý thuế: ” Các hành vi vi phạm thủ tục thuế?”. Mình thiếu sót một vài chữ như sau:
“c) Nộp hồ sơ khai thuế trong khoảng thời gian từ ngày hết hạn phải nộp tờ khai hải quan đến trước ngày xử lý hàng hóa không có người nhận theo quy định của Luật hải quan đối với trường hợp theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 32 của Luật này;”
– Mình viết thiếu “khoản 4”
“đ) Vi phạm các quy định về cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế;”
– Mình viết thiếu hẳn cụm từ “liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế;”
Và còn rất nhiều cái thiếu “vụn vặt” như thế nữa. Thế nhưng bài thi không quá khắt khe.
Vậy kết luận rút ra ở đây là gì?
Các bạn hãy cố gắng học thuộc và viết Y NHƯ TRONG LUẬT. Sai sót một vài từ cũng không sao.
3. Viết thừa có sao không?
Cu Dương Bạch – thủ khoa tỉnh Buần Thịnh cho hay “chẳng sao cả”.
Dương Bạch được 95 điểm chuyên ngành. Đối với câu hỏi “Nêu các nhóm chịu thuế GTGT”, cu cậu đã viết theo kiểu phân thành các nhóm như: Nhóm hàng hóa nông nghiệp; Nhóm hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân..v..v. Trong mỗi nhóm, cu cậu nêu một vài khoản trong Luật. Viết “thừa mứa” như vậy mà cu cậu vẫn 95 điểm ngon lành.
Vậy kết luận rút ra ở đây là gì?
CỨ VIẾT THỪA, chẳng sao cả. Nhưng mà phải viết đúng Luật ha. Không thuộc rồi viết theo ý hiểu là không được.
4. Như thế nào là “đủ ý”?
Sau khi thi xong, mình có tự viết ra một barem và đăng lên group Cùng ôn thi thuế… của anh Phong. Đào Thị Ngọc – Top 3 tỉnh nào đấy mình quên rồi ;)) cho hay: “Nếu barem như này thì tôi 100 điểm”. Một số bạn cmt: “Theo ý kiến cá nhân của mình thì bạn THIẾU Ý”. Vậy bài thi 95 điểm THIẾU Ý như thế nào?
Bài thi của mình vỏn vẹn 1 tờ giấy, không hơn, không kém. Đề hỏi gì mình trả lời đấy, không viết lan man.
Ví dụ: Đối với câu “Các hành vi vi phạm thủ tục thuế?”, mình chỉ nêu 6 ý tại khoản 1, không hề nêu khoản 2, khoản 3 Điều 105 làm gì cả.
Đối với câu “Nêu 3 nhóm GTGT không chịu thuế…”, mình chỉ nêu 3 ý trong Luật. Nguyên văn như này: “Theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng hiện hành, 3 nhóm hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng bao gồm:”
Đối với câu cá nhân cư trú, không cư trú cũng vậy.
Một số bạn nêu quan điểm phải viết mở bài, thân bài, kết luận. Mình xin phép bác bỏ quan điểm này. Đối với Kiến thức chung, bạn nên làm như vậy, còn đối với Chuyên ngành, hãy làm ngắn gọn, đủ ý nhất có thể!
5. Trình bày bài tính toán như thế nào?
Phần này mình sẽ dành hẳn một bài viết cho nó, mình sẽ add thêm cả cách trình bày phần ưu đãi thuế vào. Biết đâu năm sau lại cho vào ưu đãi thuế thì sao? ;))
Còn lâu mới có thông báo thi tuyển mới nên có lẽ phần này hãy cứ để sau đi ha.
Cảm ơn mọi người quan tâm. Mọi người có thể share về để tham khảo dần
ý kiến khác:
Tóm lại chuyên ngành thì cứ học thuộc hết luật là oke hết. Thuộc là thuộc lòng chứ ko phải mang máng rùi vào đó viết ko đủ nta có cớ trừ điểm.
KTC thì mình được 72d. Câu 1, câu 3, câu 4 làm y theo chuyên đề 16, Luật cbcc và quyết định về cnnvqh. Về trình bày: câu 1 hỏi gì trả lời thế. Câu cbcc có mở bài giới thiệu sơ qua về luật cbcc rồi trình bày những gì đề hỏi. Có trích điều mấy trong luật vì nhớ thì trích còn nếu quên thì thôi chắc chẳng sao đâu. Mấy ý hỏi mở rộng thì cũng có ý đúng. Câu 4 đúng thuộc lòng vì đã nghi nghi đề sẽ ra câu đó. Thuộc lòng từng chữ. Câu 2 ko biết nên chém gió và chém gió. Chắc đc ít điểm câu đó.