Nội dung chính:
Cách xây dựng kênh phân phối và điểm bán hàng
Có rất nhiều Kênh phân phối khác nhau cho mỗi ngành hàng khác nhau, một số kênh điển hình như:
– Kênh phân phối truyền thống (GT) cho các sản phẩm tiêu dùng phổ biến hàng ngày như thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, sơn tường, vật liệu xây dựng, vật dụng gia đình…..
– Kênh phân phối hiện đại (MT) cho các sản phẩm cao cấp hơn, xa xỉ hơn, nhằm đáp ứng nhu cầu “muốn mua” của khách hàng.
– Kênh HORECA là kênh bán hàng thông qua Khách sạn, Nhà Hàng và Cafe thì phù hợp cho các sản phẩm F&B thực phẩm và thức uống.
– Kênh trực tiếp là các sản phẩm dịch vụ hoặc sản phẩm B2B được khai thác trực tiếp đến khách hàng mà không qua trung gian phân phối nào khác.
Điểm Bán Hàng Là Gì ?
Điểm bán hàng (POS – Point of Sales) là các điểm trung gian nhập hàng vào và bán hàng ra.
– Cụ thể như kênh trên truyền thống có các điểm bán hàng như cửa hàng tạp hoá, chợ truyền thống, điểm rửa xe, siêu thị mini….
– Kênh hiện đại là bao gồm các điểm bán như shop cao cấp, trung tâm thương mại, sân bay….
– Kênh Key Account là bao gồm các điểm bán Căn tin trường học, bệnh viện, khu vui chơi giải trí…
Vậy điểm bán hàng là nơi để người mua hàng tiếp cận được sản phẩm và dịch vụ của công ty và là nơi để chăm sóc, phục vụ khách hàng, quảng bá hình ảnh sản phẩm và dịch vụ. Mỗi sản phẩm khác nhau sẽ đáp ứng đối tượng khách hàng khác nhau. Ví dụ cùng kênh bán là HORECA nhưng sản phẩm bia thì chọn điểm bán là nhà hàng, quán nhậu và hotel. Tuy nhiên, bia bình dân thì chọn điểm bán là quán nhậu bình dân, quán ăn bình dân. Sản phẩm cao cấp như bia Corona thì bán vào nhà hàng sang trọng cao cấp, bar, pub.
Chiến lược xây dựng kênh phân phối và điểm bán có thể dựa trên 4 tiêu chí chính sau đây:
1. Đặc điểm sản phẩm
2. Định vị thương hiệu.
3. Đặc điểm khách hàng mục tiêu.
4. Nguồn lực của công ty.
Công ty có hệ thống kênh phân phối phù hợp, điểm bán phù hợp là tài sản lớn làm tăng giá trị, bảo đảm doanh số, doanh thu và lợi nhận của công ty.