Chiết khấu cho cửa hàng tạp hóa như thế nào là hợp lý?

Chiết khấu cho cửa hàng tạp hóa như thế nào là hợp lý?Muốn mở cửa hàng tạp hóa lấy hàng ở đâu, Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn, Rủi ro kinh doanh tạp hóa, Kinh nghiệm bán tạp hóa online, Bán tạp hóa có lời không, Bảng giá hàng tạp hóa giá sỉ, Cách tính giá bán lẻ hàng tạp hóa, Các mặt hàng tạp hóa bán chạy nhất Chiết khấu (gọi là “giảm giá hàng bán” mới đúng từ chuyên môn) nhằm đánh vào tâm lý con người, giảm giá có thể theo % hoặc theo số tiền (amount).

Chiết khấu cho cửa hàng tạp hóa như thế nào là hợp lý?
Chiết khấu cho cửa hàng tạp hóa như thế nào là hợp lý?

Cửa hàng tạp hóa là gì

Tiệm tạp hóa hay tiệm tạp phẩm, cửa hàng tạp hóa là một cửa hàng loại nhỏ theo mô hình của cửa hàng bách hóa, là nơi lưu trữ hàng hóa và bày bán nhiều loại hàng hóa khác nhau trong đó có bán đầy đủ những thứ cần thiết cho cuộc sống hàng ngày như các mặt hàng đồ ăn uống khô, đồ gia dụng, kim chỉ, vải vóc, một số loại đồ xây dựng như đinh, ốc, sơn, ống nước, đồ thiết yếu cho sinh hoạt như kem đánh răng, bóp đánh răng, giấy vệ sinh, băng vệ sinh, các đồ phục vụ cho học tập như bảng, thước kẻ, bút, mực, các loại đồ ăn nhanh… đa số hàng hóa đều rẻ và điều tiện lợi. Người bán hàng tạp phẩm hay người bán hàng tạp hóa là một người bán số lượng lớn các loại thực phẩm (thường là thực phẩm đã qua chế biến hoặc sơ chế) như gạo, nếp, thịt khô… các nguyên liệu (gia vị, chè (trà), đường, cà phê, đồ hộp…), đồ uống (rượu, bia, nước ngọt….) tại các chợ hoặc các sạp bán hàng hay gian hàng theo phương thức bán lẻ và thanh toán trực tiếp.

Đặt điểm của tiệm tạp hóa

Một cửa hàng tạp hóa có khoảng tầm từ 3000-4000 mặt hàng, phục vụ các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của con người. Để chuẩn bị kinh doanh hàng tạp hóa thì việc nhập đầy đủ hàng theo nhu cầu khách hàng là vô cùng quan trọng. Bạn nên nhập đa dạng các sản phẩm, chủng loại và lưu ý về hạn sử dụng của từng sản phẩm để có chính sách nhập hàng hợp lý.

Mặt hàng thực phẩm

Một trong những mặt hàng không thể thiếu trong cửa hàng tạp hóa là hàng thực phẩm. Đây là loại hàng có thể bán lẻ, có giá trị nhỏ.

Ưu điểm: Không yêu cầu cao về phương thức bảo quản

Nhược điểm: Cần lưu tâm nhiều về hạn sử dụng

Thực phẩm ở đây gồm:

– Các loại đồ uống: Bia, rượu, nước ngọt, sữa nước và sữa bột, các loại trà (túi lọc, trà hòa tan, trà khô,…)

– Các loại đồ ăn nhanh: Bim bim, bánh, kẹo…

– Các loại đồ ăn lạnh: Sữa chua, kem…

– Thực phẩm khô: Mì tôm, phở, miến, bánh đa, nguyên liệu khô (nấm, mộc nhỉ…), cá khô, mực khô, thịt bò khô nguyên liệu khô (mộc nhĩ, hành, tỏi,…)…

– Thực phẩm đóng hộp: như pate, xúc xích, thịt xay,…

– Gia vị: Bột canh, bột nêm, mì chính, nước mắm, xì dầu,…

– Lương thực: gạo, khoai mì, ngô,…

Ngoài ra, bạn có thể nhập đồ tươi về bán, nhưng cần chú ý đến vấn đề bảo quản. Bên cạnh đó, một số thức uống giải khát và đồ ăn lạnh cũng nên cũng nên để trong tủ lạnh, phục vụ nhu cầu khách hàng trong những ngày nắng nóng.

Các loại hóa mỹ phẩm

Với các loại hóa mỹ phẩm, bạn nên nhập các mặt hàng thiết yếu sinh hoạt hàng ngày như sữa tắm, dầu gội, xà phòng, nước xả vải, dầu rửa chén, nước lau nhà… Một lưu ý của mặt hàng này cũng là lưu tâm về hạn sử dụng, ngoài ra, cần nhập của nhiều thương hiệu khác nhau vì nhu cầu của người tiêu dùng rất đa dạng.

Khăn giấy, giấy vệ sinh, tã em bé

Đây là mặt hàng tiêu hao khá nhanh, đem lại nguồn lợi nhuận khá lớn cho chủ cửa hàng tạp hóa. Trước khi nhập các loại giấy ăn, giấy ướt, giấy vệ sinh, tã em bé… cần tìm hiểu về thói quen của người dân nơi khu vực bạn đang sống xem thử nhu cầu và thói quen của họ thường muốn mua những thương hiệu nào? Loại bình dân, loại vừa hay loại cao cấp để chọn đúng thương hiệu mà người tiêu dùng mong muốn. Giai đoạn đầu nên nhập mỗi thứ một ít, sau đó chọn lại và nhập những mặt hàng mà nhu cầu người dân sử dụng lớn nhất.

Đồ sinh hoạt cá nhân

Các loại đồ sinh hoạt cá nhân cũng cần phải có. VD: Dao cạo râu, bàn chải đánh răng, kem đánh răng…

Các loại thẻ cào điện thoại

Nhập các loại thẻ cào điện thoại để hút khách. Việc bán thẻ cào điện thoại sẽ không có lãi nhiều, tuy nhiên giúp bạn có lượng khách hàng đông đảo hơn, hỗ trợ cho việc kinh doanh các mặt hàng khác.

Đối với địa điểm có tiệm tạp hóa gần khu vực sinh sống của học sinh sinh viên, nên nhập phần đa là các thẻ cào viettel, vina, mobifone có mệnh giá 10k, 20k. Thẻ 50k, 100k nhập số lượng ít hơn một chút. Và ngược lại, những nơi chủ yếu là người trung tuổi thì chủ yếu nhập thẻ 20k trở lên.

Các đồ dùng văn phòng phẩm

Một trong những mặt hàng quan trọng nữa của tiệm tạp hóa là các đồ dùng văn phòng phẩm. Vd: Bút, vở học sinh, sổ ghi chép, bảng…

Tùy vào địa điểm kinh doanh của bạn gồm những người làm ngành gì để chọn nhập số lượng và chủng loại hàng văn phòng phẩm cho phù hợp.

Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa

1. Nghiên cứu thị trường kinh doanh hàng tạp hóa

Để có thể kinh doanh hàng tạp hóa thành công, các bạn cần dành thời gian nghiên cứu thị trường. Thông qua việc phân tích thị trường, các bạn cơ bản có thể xác định được tập khách hàng mục tiêu, nhu cầu tiêu dùng của khách hàng cũng như những rủi ro khi tham gia vào thị trường. (Nếu chưa hiểu rõ khái niệm, cách thức nghiên cứu thị trường, bạn có thể tìm hiểu thêm trên Wikipedia)

Dựa vào báo cáo mới nhất của Nielsen về kênh bán hàng lẻ tạp hóa truyền thống tại Việt Nam, chúng ta có thể cơ bản xác định được thị trường kinh doanh hàng tạp hóa như sau:

 

– Mua hàng tại các cửa hàng tạp hóa là thói quen mua sắm nhanh của người dân ở thành thị, nông thôn Việt Nam. Hiện tại, thị trường kinh doanh hàng tạp hóa đang có 1,3 triệu cửa hàng, chiếm hơn 85% tổng doanh thu của ngành hàng tiêu dùng nhanh trên cả nước.

– Tập khách hàng mục tiêu của các cửa hàng tạp hóa thường là cộng đồng người dân trong khu vực (70%) và khách vãng lai (30%). Hầu hết mọi người dành thời gian mua sắm các nhu yếu phẩm cơ bản tại cửa hàng tạp hóa vì sự tiện lợi, có thể đáp ứng nhanh chóng nhu cầu tiêu dùng mà không phải đi xa.

– Lãi suất từ bán hàng tạp hóa bao gồm tiền lời trực tiếp từ bán hàng hóa, chiết khấu từ nhà cung cấp, tiền trưng bày sản phẩm của các hãng, tiền bán ve chai,… Lợi nhuận trung bình đạt từ 3 triệu – 30 triệu/tháng tùy theo quy mô kinh doanh.

Thông qua những phân tích ở trên, chúng ta có thể thấy thị trường kinh doanh hàng tạp hóa rất có tiềm năng phát triển. Nếu đang sở hữu một số vốn nhất định, đam mê kinh doanh, các bạn hoàn toàn có thể xem xét việc mở cửa hàng tạp hóa để kinh doanh kiếm lời.

2. Chọn địa điểm mở cửa hàng bán tạp hóa

Các cửa hàng tạp hóa dựa vào sự tiện lợi để cung cấp các giải pháp mua sắm hữu ích cho khách hàng. Thay vì phải di chuyển từ vị trí này ra vị trí khác, khách hàng có thể mua sắm hầu hết các sản phẩm thiết yếu chỉ trong một cửa hàng.

Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa thành công cho thấy, để có thể kinh doanh đông khách, thu lợi nhuận cao, vị trí thuê mặt bằng cần thỏa mãn các yếu tố sau:

 

– Mở cửa hàng tạp hóa ở khu vực đông dân cư, gần các chung cư, trường học, ttrên các trục đường chính, khu phố vui chơi, giải trí, có lưu lượng người qua lại lớn.

– Bên cạnh các yếu tố về vị trí, các bạn cũng cần quan tâm đến diện tích cửa hàng, khu đỗ xe bên ngoài cửa hàng và chi phí thuê mặt bằng. Với những mặt bằng đẹp, giá thuê cửa hàng một tháng dao động từ 10 – 20 triệu/tháng cho diện tích 50m2. Những mặt bằng có diện tích càng đẹp, càng gần khu vực trung tâm thì giá thuê càng cao.

– Nếu sở hữu nhà mặt phố, nhà trong các ngõ/hẻm lớn, các bạn cũng có thể tận dụng một phần diện tích nhà làm nơi kinh doanh hàng tạp hóa. Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm phần lớn chi phí so với việc đi thuê.

Sau khi tìm được mặt bằng phù hợp, việc kế tiếp mà bạn cần làm là phân tích đối thủ cạnh tranh trong khu vực mở cửa hàng. Hãy dành thời gian phân tích hình kinh doanh thực tế của các cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, các cửa hàng tạp hóa,…, ở gần khu vực sinh sống hoặc có ý định mở cửa hàng.

 

Lưu ý: Mặc dù không phải là một ý tưởng kinh doanh mới mẻ nhưng buôn bán hàng tạp hóa vẫn còn rất nhiều tiềm năng để phát triển nếu làm đúng cách. 

3. Xác định chi phí mở cửa hàng tạp hóa

Các chi phi mở cửa hàng tạp hóa bao gồm phí nhập hàng hóa, phí thuê mặt bằng, phí thuê nhân viên, tiền đầu tư giá, kệ để hàng, thiết kế biển hiệu và các phần mềm thanh toán, máy in hóa đơn, máy làm mát, camera giám sát,…

Tùy theo quy mô, diện tích kinh doanh mà phí mở cửa hàng tạp hóa cũng khác nhau. Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa thành công cho thấy, tổng chi phí cho 1 cửa hàng tạp hóa nhỏ, chứa các loại hàng hóa cơ bản như đồ khô, đồ ăn nhanh, đồ uống, bánh kẹo, đường, sữa, hóa mỹ phẩm, …, chi phí đầu tư dao động từ 50 – 100 triệu. Với các cửa hàng có quy mô lớn hơn, lượng hàng dự trữ trong kho nhiều, cần đầu tư nhiều máy móc hỗ trợ, chi phí đầu tư có thể dao động từ 200 triệu đến vài tỷ.

4. Danh mục các mặt hàng tạp hóa cần bán

Theo những kinh nghiệm khi mở cửa hàng tạp hóa của các người bán hàng lâu năm, để phục vụ tốt nhất nhu cầu khách hàng, các bạn cần phải cung cấp đầy đủ các nhu yếu phẩm thiết yếu hàng ngày: từ cây kim, cái bánh, bao thuốc, xà phòng giặt đến bia, rượu, sữa bột, đồ gia dụng,…

Việc lập danh sách các danh mục hàng hóa cần bán và số lượng nhập phải dựa trên giá cả, nguồn vốn đang sở hữu và đối tượng khách hàng mục tiêu. Mới bán, các bạn nên nhập mỗi loại một ít nhưng đa dạng về chủng loại, thương hiệu cho khách hàng dễ lựa chọn. Sau một thời gian bán hàng, các bạn hãy quan sát thói quen mua sắm của người tiêu dùng trong khu vực để biết các mặt hàng tạp hóa bán chạy nhất và lập kế hoạch số lượng nhập hàng.

Nếu sở hữu lượng vốn lớn, các bạn cũng không nên nhập, dự trữ quá nhiều hàng trong cửa hàng. Việc nhập hàng quá nhiều theo cảm tính có thể khiến bạn bị tồn hàng, đọng vốn, chất lượng hàng hóa suy giảm hoặc hết hạn sử dụng,….

5. Lên kế hoạch tiếp thị cho cửa hàng tạp hóa

Vì chỉ phục vụ một tập khách hàng nhỏ trong khu vực và khách vãng lai, các bạn không cần phải áp dụng các chương trình tiếp thị, quảng bá quá cao cấp như các thương hiệu bán lẻ dạng chuỗi, siêu thị mini. Theo kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh tạp hóa thì các giải pháp tiếp thị bạn cần thực hiện lúc này là:

 Đặt tên cửa hàng: Bạn có thể sử dụng tên cá nhân, tên người thân trong gia đình hoặc những cái tên thân mật khác để đặt tên cho cửa hàng tạp hóa của mình. (Lưu ý: nên lựa chọn những cái tên ngắn gọn, dễ nhớ để gây ấn tượng và thu hút khách hàng)

 

– Làm biển quảng cáo: Bạn có thể đặt làm một chiếc biển/bảng quảng cáo nhỏ đặt ở phía trước cửa hàng để quảng bá và thu hút khách hàng đến mua sắm tại cửa hàng.

– Dịch vụ khách hàng: Cửa hàng tạp hóa là mô hình kinh doanh truyền thống của Việt Nam. Vì thế, để có thể cạnh tranh trực tiếp với các ông lớn trong ngành bán lẻ như Vinmart, 7-Eleven,…, các bạn cần phải chú ý đến cách giao tiếp với khách hàng. Hãy xây dựng thái độ phục vụ thân thiện, niềm nở để tạo ấn tượng tốt với khách hàng, khiến họ thường xuyên lui tới cửa hàng của bạn.

– Chiến lược marketing: Chiến lược tiếp thị hiệu quả nhất cho các cửa hàng tạp hóa thường là các chương trình khuyến mãi, tặng quà, giảm giá bán,… Ngoài ra, với các cửa hàng bán tạp hóa tầm trung, các bạn có thể tham khảo thêm các chương trình tích điểm, ưu đãi giá bán cho khách quen, giao hàng tại nhà,…

6. Mở cửa hàng tạp hóa cần giấy tờ gì?

Nhiều chủ cửa hàng tạp hóa cho rằng, kinh doanh hàng tạp hóa quy mô vừa và nhỏ sẽ không cần đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ sai lầm.

Với các cửa hàng tạp hóa nhỏ, để kinh doanh thuận lợi, các bạn cần đăng ký kinh doanh cá thể, hộ gia đình với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện nơi mở cửa hàng. Với các cửa hàng tạp hóa quy mô lớn hơn, các bạn cần phải xin thêm một vài loại giấy tờ như giấy chứng nhận cơ sở kinh doanh đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận phòng cháy, chữa cháy,…

Sau khi đăng ký kinh doanh, các bạn sẽ được yêu cầu nộp thuế vào ngân sách nhà nước. 2 loại thế bạn cần phải nộp là thuế môn bài, khoảng 500.000 – 700.000 VND/năm và thuế kinh doanh, dao động từ 300.000 – 500.000 VND/tháng.

7. Mua sắm các dụng cụ, thiết bị cho cửa hàng tạp hóa

Đầu tiên, để có thể mở cửa hàng tạp hóa, bạn cần phải lên kế hoạch bố trí không gian cửa hàng với hệ thống giá kệ/hộc trưng bày, quầy thanh toán,… một cách thông minh. Thông thường, các kệ hàng sẽ được bố trí dọc bên trong cửa hàng để khách hàng dễ mua sắm, chọn lựa. Quầy thanh toán sẽ được bố trí ở phía ngoài để dễ dàng thanh toán và giám sát tổng quan cửa hàng.

Trong trường hợp cửa hàng của bạn bán thêm các nước uống, các loại kem, sữa chua, các loại thực phẩm đông lạnh, các bạn sẽ cần trang bị thêm máy làm mát, tủ đông,…

 

Trung bình, chi phí để mua giá kệ trưng bày, tủ lạnh, tủ mát,…, trong cửa hàng tạp hóa dao động từ 20 triệu – 70 triệu.

8. Lựa chọn nhà cung cấp

Để bắt đầu công việc kinh doanh, bạn sẽ cần làm việc với các nhà bán buôn, nhân viên tiếp thị của từng nhãn hàng để nhập về các loại hàng hóa, thực phẩm cần thiết (rượu, bia, thuốc lá, đồ gia dụng,…).

Ban đầu, khi chưa có nhiều kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa, tìm kiếm nguồn hàng, bạn có thể nhập hàng từ các đại lý, siêu thị bán buôn hàng hóa. Việc này sẽ giúp bạn có thể nhập hầu hết các loại hàng hóa từ một nhà cung cấp mà không phải liên hệ nhiều nơi. Khi đã mở cửa hàng tạp hóa, các nhân viên tiếp thị của nhãn hàng sẽ tự động đến làm việc, đặt vấn đề cung cấp hàng hóa trực tiếp. Nếu nhập hàng trực tiếp từ đây, giá nhập hàng sẽ được cắt giảm đồng thời bạn có thể được nhận một vài ưu đãi, tiền hoa hồng từ nhà cung cấp khi trưng bày sản phẩm của họ ở vị trí đẹp trong cửa hàng.

Một kinh nghiệm mở cửa hàng bán tạp hóa nhỏ mà mình muốn chia sẻ cho các bạn trong trường hợp này là: Khi lấy hàng, chớ nên tham khuyến mãi, chiết khấu mà nhập nhiều hàng. Cũng đừng tin tưởng thái quá vào những nhân viên tiếp thị. Trong một vài trường hợp, khi muốn đẩy hàng tồn, hàng kém chất lượng, một vài đối tương xấu có thể giải danh nhân viên tiếp thị của hãng để mời chào bạn nhập hàng. Tốt nhất, hãy yêu cầu họ để lại hàng mẫu để so sánh rồi mới nhập hàng.

9. Cách trưng bày, bố trí hàng hóa trong cửa hàng tạp hóa

Kinh doanh cửa hàng tạp hóa, bạn sẽ cần cung cấp rất nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau. Với một diện tích giới hạn trong cửa hàng, bạn cần chú ý sắp xếp chúng sao cho gọn gàng, đẹp mắt, thuận tiện cho khách hàng khi mua sắm.

Một vài nguyên tắc bố trí cửa hàng tạp hóa mà bạn cần nhớ:

– Bố trí các sản phẩm ăn nhanh như bim bim, nước giải khát, bánh mì, bánh ngọt, các sản phẩm ăn nhanh ở vị trí bên ngoài cửa hàng để khách hàng dễ lấy và thanh toán.

– Các sản phẩm cần được phân chia theo từng quầy hàng: Hàng đồ khô, hàng đông lạnh,… Các sản phẩm thiết yếu, bán chạy cần được đặt ở vị trí ngang tầm mắt để khách hàng dễ quan sát, lựa chọn. Các sản phẩm chiếm diện tích lớn như dầu ăn, bột giặt, nước rửa chén bát nên được trưng bày ở phía dưới kệ.

– Mỗi quầy hàng, sản phẩm cần có biển tên, chú thích giá bán

– Hãy chú ý đến HSD của các loại hàng hóa. Những loại hàng hóa nhập trước sẽ phải bán trước, tránh tình trạng đọng hàng, khó bán sau này.

10. Thuê nhân viên

Với các cửa hàng tạp hóa quy mô nhỏ, bạn có thể tự mình làm tất cả mọi việc, từ nhập hàng, sắp xếp hàng hóa, giao hàng, thanh toán hàng hóa cho khách,… Trong trường hợp cần người hỗ trợ, bạn có thể tìm kiếm sự trợ giúp của người thân trong gia đình hoặc thuê thêm nhân viên. Mức lương thuê nhân viên bán hàng tạp hóa dao động từ 4,5 triệu – 6 triệu/tháng.

Tuy nhiên, khi thuê nhân viên, hãy đảm bảo rằng bạn có thể kiểm soát tốt thu chi, lượng hàng hóa trong cửa hàng. Trong thực tế, nhân viên có thể lợi dụng lấy trộm tiền hoặc hàng hóa trong cửa hàng của bạn. Lúc này, hệ thống camera giám sát và phần mềm bán hàng, quản lý kho hàng sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho bạn.

Lý do nên kinh doanh hàng tạp hóa

Trước một thị trường cạnh tranh như hiện này nên khởi nghiệp theo hướng nào là một vấn đề quan trọng nên mở đầu bằng kinh doanh mặt hàng nào luôn là câu hỏi được đặt ra và có lẽ một tiệm tạp hóa là sự lựa chọn thông minh cho bất cứ ai đối tượng nào đang có đối tượng kinh doanh.Việc tìm ra ý tưởng kinh doanh có ý nghĩa rất to lớn trước rất nhiều con đường khác nhau nếu bạn không xác định rõ được phương hướng cũng như chiến lược sẽ gây khó khăn rất lớn.Để có thể bắt đầu kinh doanh bạn cần biết được nguồn lực tài chính vì cần nhiều chi phí thuê mặt bằng nhân công và quản lý và mở một cửa hàng tạp hóa luôn được ưa chuộng bởi rất nhiều lý do.

Không cần nhiều chi phí 

Không cần đến quá nhiều vốn mà bạn có thể tự kinh doanh tại nhà thuận lợi tận dụng được địa điểm và mặt bằng kinh doanh thường hàng tiêu dùng có giá trị nhỏ nhưng đòi hỏi cung cấp đa dạng đầy đủ từ những hàng nhỏ nhất.

Phù hợp với nguyện vọng của khách hàng

Gồm nhiều mặt hàng khác nhau đáp ứng cho đa dạng đối tượng khách khác nhau cửa hàng tạp hóa luôn luôn được ưa thích làn điểm đến cho mọi người mọi nhà thu hút người tiêu dùng bởi sự sắp xếp phân loại hàng hóa kên kệ bày hàng chất lượng hàng không gian và cả giá cả đó là những tiêu chí cần thiết là điều kiện cần và đủ của một cửa hàng. Tuy nhiên bên cạnh có những lợi ích như trên việc mở cửa hàng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như cần phải cung cấp nhiều đa dạng mặt hàng khác nhau từ nhỏ nhất đến có giá trị cao hơn. Hàng tồn kho nhiều điều này bạn cần có kế hoạch và chương trình bán thích hợp.
Bên cạnh đó việc tạo một không gian tối ưu tiết kiêm diện tích mặt bằng là rất quan trọng để làm có thể được điều đó một trong các tiêu chí là sắp xếp hàng hóa có hợp lý không phân loại lưu trữ hàng lên kệ bán hàng siêu thị có thích hợp và thu hút khách hàng hay không là rất cần thiết việc sử dụng kệ để giới thiệu hàng hóa nhanh chóng thuận tiện là phương pháp hiệu quả nhất cho mọi môi trường và mặt hàng khác nhau.

Chiết khấu là gì?

Chiết khấu (đáng ra phải gọi là “giảm giá hàng bán” mới đúng từ chuyên môn, gọi chiết khấu khi giảm giá hàng bán là sai từ, vì giảm toàn bộ giá trị hóa đơn thì mới gọi là CK thương mại) nhằm đánh vào tâm lý con người, giảm giá có thể theo % hoặc theo số tiền (amount).

 

Chính sách giá làm theo chiến lược, kế hoạch kinh doanh theo thời gian chứ ko cố định. Ví dụ, chính sách giá cho ngày lễ, chính sách giá xả hàng tồn kho, chính sách giá cho mặt hàng dẫn, v.v… Mỗi chiến lược, kế hoạch đặt ra cần có mục tiêu đạt đc cụ thể. Để thực hiện kế hoạch đó thì cần có kế hoạch truyền thông đi kèm (băng rôn, khẩu hiệu, loa đài, truyền miệng,…)

 

Đã là kế hoạch kinh doanh thì sau khi thực hiện xong phải phân tích kết quả, nghĩa là thực hiện xong thì phải xem kết quả có đúng mục tiêu hay ko (có tặng lượt mua ko, có tăng số kh mới lên ko, có tăng số kh cũ quay lại hay ko, doanh thu có tăng hay ko, tỷ lệ lãi gộp có tăng hay ko, lãi thuần có tăng hay ko, chỉ số vòng quay hàng tồn kho có tốt lên hay ko,….

Rất nhiều cửa hàng nhờ mình tư vấn về chính sách giá, chính sách khách hàng thân thiết. Họ thấy cửa hàng, siêu thị khác làm nên cũng bắt chước làm theo chứ ko biết làm có thay đổi kết quả kd hay ko, nên dừng lại hay nên tiếp tục. Ko đo đạc và phân tích kết quả gì cả.

Cho nên trc khi hỏi “tỷ lệ giảm giá là bao nhiêu” thì phải biết kế hoạch kd của mình là gì, đo lường kết quả thế nào (trc và sau khi thực hiện kế hoạch), phải hiểu từng ngành hàng vì ko phải ngành hàng, mặt hàng nào cũng giảm giá giống nhau,…

 “Giảm giá hàng bán: chất lượng vẫn tốt nhưng có thể bị lỗi mốt, cũ hoặc móp méo về hình thức” ==> Đây là lý thuyết trong kế toán thôi. Chứ người ta dùng chính sách giá để thực hiện chiến lược kinh doanh. Chứ ko phải giảm giá chỉ khi hỏng hóc.

Nguồn anh Tuấn Hải

Xem thêm bài viết kinh doanh tạp hóa:

Lợi nhuận từ cửa hàng tạp hóa là bao nhiêu?
Làm tạp hóa có giầu không?
Người ta chỉ tự kinh doanh khi nào
Kinh nghiệm nhập hàng tết cho cửa hàng bán lẻ
12 kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa
Mẫu sắp xếp cửa hàng tạp hóa mới

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu Blog

Cuộc sống - cho đi là còn mãi- chia sẻ và yêu thương!

Chào các bạn- Mình là Ngô Hải Long - Ceo công ty Giải pháp số LBK- Chuyên seo web, quảng cáo Google , Facebook, Zalo và lập trình web wordpress, App (ứng dụng) IOS, Android. Các blog lập ra với mục đích chia sẻ kiến thức cuộc sống, thủ thuật máy tính, việc làm, tài liệu miễn phí. Trong quá trình đội ngũ biên soạn không tránh khỏi thiếu sót hoặc trùng lặp nội dung với các quý blog khác, thành thật xin lỗi nếu có sự cố đó xảy ra - Vậy bạn Vui lòng liên hệ giúp tới ngolonglbk@gmail.com nếu có bất cứ ý kiến, thắc mắc , yêu cầu xóa bài nào! Trân trọng cám ơn các bạn!

Chào mừng các bạn đến với  ngolongnd.net - Blog thư giãn và chia sẻ kiến thức, tài liệu miễn phí! 

Liên hệ quảng cáo- mua back link tại đây

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);