Review thi toeic 2020 -tại trường đại học Bách Khoa BKSG

Review thi toeic 2020 -tại trường đại học Bách Khoa BKSG nên thi toeic ở iig hay bách khoa?. Hôm 21/6 thì mình vừa thi TOEIC tại trường đại học Bách Khoa BKSG, và đạt được 945. Disclaimer một tí là nền tảng tiếng anh của mình cũng khá, không phải mất gốc và target ban đầu của mình là 900+ nhé. Dưới đây là mình xin review một tí về cơ sở thi, đề thi và tips làm bài thi.
Review thi toeic 2020 -tại trường đại học Bách Khoa BKSG
Review thi toeic 2020 -tại trường đại học Bách Khoa BKSG

Review thi toeic-tại trường đại học Bách Khoa BKSG

Đầu tiên thì để mình review về cơ sở thi nhé ^^ Vì IIG Mai Chí Thọ Q2 cách nhà mình hơi xa nên mình chọn thi ở trường đhBK. Ban đầu đọc review của mọi người chê loa kém hơn IIG, nên mình cũng lo lắm. Nhưng mà so với hôm mình thi thì mình cam đoan là loa cực kì okay nhé mọi người. Phòng thi chỉ tầm 15-16 người thôi nên cũng đỡ lo lắng về việc gây tiếng ồn trong lúc nghe.
Lúc đăng kí thi thì cũng cực nhanh gọn lẹ, chỉ cần bạn chuẩn bị đủ CMND + hình 3×4 + lệ phí thi thì mất tầm khoảng 5’ thôi á. Đi đến toà nhà C6 (BK English) và lên tầng 1. À nhớ gửi xe bên cổng Tô Hiến Thành nha, đi bộ vào sẽ gần hơn nè ^^’
 
Về quá trình ôn luyện thì mình làm đề của ETS 2019, 2020. Chủ yếu mình dành thời gian làm Reading nhiều hơn, với mỗi đề thì mình dư ra khoảng 15’ và mức điểm trung bình khoảng 91-93/100. Ở phần Listening thì mình khá tự tin í, nên là cũng ráng max 495 cho Listening. Đối với các bạn có nền tảng chưa vững thì mình khuyên là cứ tập trung làm và ghi chú, chứ đừng bấm thời gian vội cho những bài test đầu nhé. Vì làm thế sẽ gây áp lực thời gian, ảnh hưởng tới điểm số và gây nản.’
 
Ở đề thi thì mình hơi shock tí so với những đề ETS mình đã ôn luyện. Kiến thức thì chỉ nằm trong khoảng đó thôi, nhưng chắc có lẻ là mình bị áp lực phòng thi và thời gian nữa.
 
Part 1: hình rõ + loa rõ
Part 2: đây là part gây hoang mang nhất, vì không có mặt chữ mà chỉ nghe thôi nên mình không thể chắc chắn 100% là chọn đúng hay không; có tầm khoảng 5-6 câu mình chỉ dựa vào cảm giác
Part 3: mình sure là mình đúng hết part này vì đọc khá rõ và keyword nhiều
Part 4: paraphrase nhiều hơn và keyword ít hơn so với part 4, nhưng nhìn chung vẫn ổn
=> Kết quả như mình mong đợi là max điểm 495 cho phần Listening
Sau khi dứt xong câu 100 cho phần nghe là sẽ qua liền phần đọc. Theo luật thì bạn sẽ không được đụng gì đến ô khoanh phần nghe nữa đâu nên lúc khoanh phần nghe, đừng có chần chờ nha. Đây cũng là tip của mình, là khi làm Listening (đặc biệt là Part 2), nghe câu nào khoanh câu đó, đừng chần chờ vì nếu loa đọc qua câu khác thì bạn không thể tập trung nghe câu tiếp theo được, và cũng sẽ chằng nhớ câu trước nói gì, nên sẽ dẫn đến trường hợp là lụi hên xui cả 2 câu. Part 3-4 thì dùng biện pháp ngón tay nhé, nghe hết 3 câu rồi khoanh vẫn kịp nha.
Part 5-6: tương đương so với ETS 2019-2020 về cả cấu trúc câu, grammar và từ vựng
Part 7: mình thấy là nó dài hơn ETS, đặc biệt là càng về sau; end up là mình bỏ không khoanh tầm cỡ 15 câu vì không kịp thời gian; trong lúc làm thì sẽ có ban giám khảo thi thông báo thời gian cho bạn (còn 30p-15p-5p-2p), lúc còn 2p thì mấy bạn cứ lụi nha chứ đừng ngoan cố ráng đọc rồi bỏ trống như mình :<
=> Tuy là mình không khoanh kịp ~15 câu cuối nhưng mình vẫn đạt được 450, cao hơn so với mình nhắm. Chắc là do vì bảng điểm của mỗi đề sẽ khác nhau do độ khó dễ của đề nữa, nên khi thi xong mấy bạn cứ thả lỏng nha ^^ cứ làm hết sức trong lúc thi là được
Tip cho part 5-6 của mình là trong lúc luyện đề, mình sẽ làm note kế bên, ghi chép lại cấu trúc câu và từ vựng phổ biến để vừa làm vừa học và cho dễ ôn hơn sau này.
Ps: đi thi với tinh thần thoải mái và nhớ ăn uống đầy đủ nha.
 

Nên thi toeic ở iig hay bách khoa

Câu trả lời là, còn tùy. Nếu xét về khía cạnh bằng cấp hay cơ sở vật chất, bạn không cần phải lăn tăn vì sự khác biệt giữa IIG và những trung tâm khác như Bách Khoa, VUS hoàn toàn không có.

Ưu điểm lớn nhất của IIG là lịch thi thuận tiện, gần như ngày nào cũng tổ chức và nếu bạn thật sự cần thi gấp thì miễn là còn chỗ trống, hôm nay đăng ký để mai thi vẫn được. Trong khi đó, những trung tâm còn lại lượng người thi không nhiều nên lịch thi ít hơn. Chẳng hạn như ở trung tâm của Bách Khoa yêu cầu phải đăng ký trước 2 tuần.

Tuy nhiên, thi ở IIG lại quá quá nhiều thủ tục rườm rà khiến cho những bạn không quen hay mới thi lần đầu cũng cảm thấy phải “choáng”. Tạm bỏ qua thủ tục kiểm tr ban đầu như lăn tay hay kiểm tra CMND vì đây là quy định bắt buộc. Đáng nói nhất là lần kiểm tra sau đó, bạn sẽ “được” một nhân viên dùng dụng cụ quét dò xem có mang thiết bị điện tử hay kim loại gì vào phòng thi không.

Do đó mà bạn phải cởi hết đồng hồ hay dây nịt để người ta dò rồi đeo lại sau (giống như ở sân bay í). Chưa hết, sau đó bạn sẽ phải cởi cả giầy và vớ ra để kiểm tra tiếp, cả kính cũng không tha mà phải đưa người ta xem có gắn gì trên đó không. Giám thi coi thi cũng khá khó tính và do đó dễ khiến một số bạn cảm thấy càng căng thẳng hơn khi đi thi.

Nói tóm lại, nếu bạn không cần phải thi Toeic quá gấp và / hoặc không thích không khí căng thẳng khi đi thi ở IIG thì có thể chọn thi ở những trung tâm khác được IIG ủy quyền như Bách Khoa và VUS. Còn nếu bạn thật sự khá bận và cần lịch thi thuận tiện hơn thì hãy chọn IIG.

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);