Tài liệu học Pháp luật kinh tế (File word .docx) của Học viện Tài Chính PLKT (cô Lê Thị Thanh) gồm 6 chươngDo kỳ trước học online nên mình có tài liệu Pháp luật kinh tế Vở Ghi (file word). Tài liệu có nhiều ví dụ tình huống cô chữa mình đã ghi lại rất cụ thể. Lý thuyết khá đầy đủ.
Nội dung chính:
Tài liệu học Pháp luật kinh tế (File word .docx) 6 chương:
C1. Lý luận chung về PLKT (học GT)
C2. PL về chủ thể kinh doanh (kết hợp GT – TL)
C3. (GT) Pháp luật hợp đồng
C4. (Slide) Pháp luật phá sản
C5. (Slide/word) Pháp luật giải quyết tranh chấp trong kinh doanh
C6. Pháp luật tài chính
Chương 1: Lý luận chung về PLKT
CÂU HỎI .PL là gì? Quản lý bằng PL là gì?
– Khái niệm PL
– Quản lý bằng PL: có 2 yêu cầu:
+Có hệ thống PL hoàn thiện mà để đánh giá hệ thống PL của 1 quốc gia trong1 điều kiện hoàn cảnh nào đó cần có 4 tiêu chí
+Bảo đảm PLKT thực hiện nghiêm chỉnh, triệt để trong thực tế
CÂU HỎI Tại sao Nhà nước phải quản lý về kinh tế bằng PL/Sự cần thiết phải quản lý nền kinh tế bằng PL
– Xuất phát từ vị trí vai trò của hoạt động kinh tế. Hoạt động kinh tế quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của loài người
– Xuất phát từ đặc điểm: ưu nhược điểm kinh tế thị trường. Để phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm thì NN phải quản lý bằng PL
VD: Để phát huy và tận dụng được lợi thế của cạnh tranh.
Nhược điểm KTTT: như phân hóa giàu nghèo, ô nhiễm môi trường…thì phải có pháp luật
– Ưu thế của NN.
– Xuất phát từ những thuộc tính khách quan của PL.
VD: PL có những thuộc tính/dấu hiệu/đặc điểm của PL là:
+Tính quy phạm phổ biến -> cho nên NN sd làm công cụ quản lý, điều chỉnh
+Tính được bảo đảm bằng NN
+Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
CÂU HỎI. Tại sao phải tăng cường quản lý nền KT NN bằng PL?
Vì chưa đáp ứng được 2 yêu cầu:
+Thực tế hệ thống PL của chúng ta chưa hoàn thiện (chưa thỏa mãn 4 tiêu chí)
+Thực hiện PL chưa nghiêm, rất nhiều trường hợp vi phạm
CÂU HỎI Phân biệt Luật kinh tế và PLKTPLKT:hiểu là 1 lĩnh vực PL, rộng hơn ngành luật kinh tế.
Luật KT: hiểu là 1 ngành luật
VD.
– Quan hệ giữa CQNN có thẩm quyền quản lý của HĐKT của các chủ thể kinh doanh (nhóm 1 mà PLKT điều chỉnh)
Tất cả CQNN và cán bộ công chức CQNN khi thi hành công vụ đều nhân danh quyền lực NN
1 bên là nhân danh NN, 1 bên là bên bị quản lý => các bên chủ thể có địa vị kinh tế bất bình đẳng=> PP điều chỉnh chủ yếu là mệnh lệnh
– Công ty cổ phần A sản xuất bàn ghế để bán cho hvtc, nhưng đồng thời cty cổ phần A cũng sx cho các hợp tác xã, chủ thể khác…(nhóm 2 mà PLKT điều chỉnh) => các bên tham gia có địa vị pháp lý bình đẳng => PP điều chỉnh là PP thỏa thuận/tự định đoạt
=>Do đó tùy từng đối tượng mà sd PP thỏa thuận, mệnh lệnh…
Nội dung chủ yếu của PLKT (2):
+Xác lập và bảo đảm sự quản lý của NN đối với nền KT
+Xác lập và bảo đảm quyền tự do kinh doanh của các TC cá nhân
1-Xác lập và bảo đảm sự quản lý của NN đối với nền KT
– QLcủa NN đối với nền KT: sự quản lý của NN thông qua các CQNN có thẩm quyền quản lý các chủ thể tham gia HĐKT bằng các công cụ chính sách
– Đặc điểm QL NN với nền KT:
+Chủ thể quản lý: CQNN có thẩm quyền
+Đối tượng bị quản lý: tất cả các chủ thể tham gia vào các HĐKT
+Phạm vi QL: vĩ mô
+Tính chất QL: mang tính quyền lực
+Công cụ QL: nhiều công cụ chủ yếu là PL
2- Xác lập và bảo đảm quyền tự do kinh doanh của các chủ thể kinh doanh (chương 2)
CÂU HỎI. Ở VN hiện nay có những loại cơ quan NN nào? Trong các loại CQNN đó thì cơ quan nào trực tiếp quản lý NN đối với nền kinh tế?
Tất cả các CQNN đều tham gia vào quản lý NN đối với nền kinh tế? Đúng hay sai?
Ở VN hiện nay có 5 cơ quan NN sau:
1-CQ quyền lực NN: (CQ do nhân dân trực tiếp bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân) bao gồm Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp
2-Chủ tịch nước
3-CQ Quản lý hành chính NN: đứng đầu là Chính Phủ, các CQ ngang bộ (Ngân hàng NN VN, Uỷ ban dân tộc), CQ QL hành chính NN TƯ, CQ QL hành chính NN địa phương (UB ND các cấp, VD: Sở, Ủy, Ban thuộc UBND Huyện, Phòng Tài chính Kế hoạch huyện…)
4-CQ Kiểm sát: Viện KS ND Tối ư cao, Viện KSND cao, Viện KSND cấp tỉnh, cấp huyện, CQ KS quân sự
5-CQ xét xử: Toàn án ND tối cao, TAND cấp cao, TAND cấp tỉnh, cấp huyện, TA quân sự
=>chỉ có CQ QL hành chính NN mới trực tiếp QLNN đối với nền KT
=> CQ có thẩm quyền chung QL NN đối với nền KT: (trực tiếp QL nền KT, các ngành, lĩnh vực KT):
+nếu ở TƯ: Chính Phủ
+nếu ở địa phương: UB ND các cấp
Các CQ NN khác ko trực tiếp nhưng đều tham gia và QL:
+VD: Quốc hội ban hành luật làm căn cứ để QL
+Tòa án: giải quyết tranh chấp trong kinh doanh
=>Nhưng chỉ là tham gia thôi chứ ko trực tiếp QL
CÂU HỎI: Phân biệt QL NN đối với nền KT với QL kinh doanh của chủ thể kinh doanh
HÌNH THỨC PLKT:
Dựa trên quan hệ KT:
+QHKT ko có yếu tố nước ngoài
+QHKT có yếu tố nước ngoài
1-QHKT ko có yếu tố nước ngoài:
_Văn bản QPPL
_Tập quán pháp
_Án lệ
Nguyên tắc áp dụng => thì PL điều chỉnh là PL VN
VD: Công ty CP A có trụ sở quận BTL, kí hợp đồng bán hàng cho cty B trụ sở quận 1 HCM
=> là QHKT ko có yếu tố nước ngoài => PL điều chỉnh là PL VN => hình thức PL VN => CQ nào có thẩm quyền ban hành
VD: Là CQ có thẩm quyền chung (CP, UBND, CP ban hành văn bản tên gọi là Nghị định quản lý NN đối với nền KT, còn UBND ban hành văn bản gọi là…)
2-QHKT có yếu tố nước ngoài: PL áp dụng ở đây là nguồn:
+Tư pháp quốc tế (điều ước QT được kí kết giữa NN XHCN VN với bên tham gia KT có điều chỉnh QLKT có yếu tố nước ngoài)
+PL các QG liên quan
+Tập quán QT
+Án lệ
CÂU HỎI: Cho VD về 1 QHKT có yếu tố nước ngoài và giải thích tại sao đó là QHKT có yếu tố nước ngoài? (xem lại 3 dấu hiệu, QHKT nào có 1 trong 3 dấu hiệu đó thì nó là)
CÂU HỎI: Cho VD về 1 QHKT có yếu tố nước ngoài và chỉ ra hình thức PL (nguồn luật áp dụng) điều chỉnh quan hệ đó.
*Các nguồn luật quốc gia chủ yếu được áp dụng trong lĩnh vực KTQT:
– Luật nhân thân (luật quốc tịch, luật nơi cư trú)
– Luật nơi có tài sản
– Luật toà án
– Luật nơi thực hiện hành vi
– Luật do các bên lựa chọn
– Luật nước người bán
– Luật nơi vi phạm pháp luật
Nguyên tắc áp dụng PL trong quan hệ quốc tế
* Nguyên tắc áp dụng Pháp luật Việt Nam
* Nguyên tắc áp dụng Điều ước quốc tế
* Nguyên tắc áp dụng Pháp luật nước ngoài
* Nguyên tắc áp dụng Tập quán quốc tế