File đề cương các câu hỏi ôn thi môn Kinh tế phát triển

File đề cương các câu hỏi ôn thi môn Kinh tế phát triển . Tài liệu học kinh tế phát triển học viện tài chính do bạn Nguyễn Thu Hòa Chia sẻ

KINH TẾ PHÁT TRIỂN

CHƯƠNG 1:

Câu 1: những thuận lợi khó khăn của những nước đang phát triển. Biện pháp khắc phục.

  • Thuận lợi:
  • Là những nước đi sau, do đó tiếp cận được những thành tựu công nghệ, p2 quản lí tiên tiến, được sự đầu tư của nước ngoài nhằm bù đắp thiếu hụt trong nước
  • Một số quốc gia có những nguồn lực có sẵn: tài nguyên, lao động…
  • Khó khăn:
  • Thiếu hụt vốn
  • Trình độ KH-CN lạc hậu
  • Chất lượng lao động thấp
  • Thiếu sự tương thích giữa công nghệ và con người
  • Một số chính sách chưa bắt kịp với quá trình hội nhập
  • Hệ thống kết cấu hạ tầng kém phát triển, ảnh hưởng đến một số ngành liên quan
  • Giải pháp:
  • Có cơ chế nhanh chóng tiếp cận các công nghệ mới
  • Khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có
  • Huy động, phân bổ nguồn vốn hiệu quả
  • Đầu tư, nâng cao trình độ lao động
  • Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước.

CHƯƠNG 2:

Câu 1: khái niệm, nội dung của: tăng trưởng, phát triển, phát triển bền vững

Tăng trưởng KT:

  • KN: Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về lượng kết quả đầu ra của nền KT trong 1 thời kì nhất định so với kì gốc.
  • ND:
  • Lượng kết quả đầu ra được xác định thông qua các thước đo như GDP, GNI, NI,… Trong đó GDP và GNI được dùng phổ biến hơn cả.
  • Sự gia tăng được thể hiện cả ở quy mô và tốc độ.
  • Đo lường tăng trưởng:

+ Qui mô tăng trưởng (mức độ tăng trưởng tuyệt đối):

∆GDPn = GDPn – GDPo

+ Tốc độ tăng trưởng (mức độ tăng trưởng tương đối):

g =  x 100%

  • Các loại giá được sử dụng:

+ Giá thực tế (giá hiện hành): là giá thị trường của kỳ nghiên cứu.

+ Giá cố định: giá của năm cố định, lấy làm mốc để so sánh.

+ Giá theo PPP: tính theo sức mua tương đương, quy về giá tại thị trường Mỹ.

+ Giá quy đổi: quy đổi ra ngoại tệ chung để so sánh GDP giữa các quốc gia.

Phát triển KT:*

  • KN: Phát triển KT là sự thay đổi theo hướng tiến bộ về mọi mặt của nền KT, bao gồm cả sự thay đổi về lượng và chất, là qúa trình hoàn thiện cả về KT và XH của mỗi quốc gia.
  • ND:
  • Tăng trưởng KT ổn định và dài hạn, thu nhập bình quân đầu người gia tăng.
  • Cơ cấu KT-XH chuyển dịch theo hướng tiến bộ, hợp lý
  • Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, không ngừng gia tăng năng lực nội sinh, nhất là lao động, khoa học và công nghệ.
  • Các vấn đề xã hội được giải quyết theo hướng tốt hơn: chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo công bằng xã hội,…

Phát triển bền vững:

  • KN:
  • Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng được những nhu cầu của hiện tại nhưng không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.
  • Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển: phát triển KT, phát triển XH và bảo vệ MT.
  • ND:
  • Về KT: sử dụng một cách hiệu quả nhất các nguồn lực, tăng năng suất lao động, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế. Giữ vững độc lập, tự chủ nền kinh tế.
  • Về XH: Giải quyết tốt các vấn đề về XH như: việc làm, chống đói nghèo và bất công xã hội, giảm tệ nạn xã hội… Gìn giữ được bản sắc dân tộc.
  • Về MT: cân bằng hệ sinh thái, khắc phục ô nhiễm môi trường, trồng và bảo vệ rừng, sử dụng tiết kiệm tài nguyên.

Nội dung nào là quan trọng nhất?

  • Đối với các nước phát triển, tùy vào hoàn cảnh cụ thể mà đặt vấn đề XH hay MT lên làm ưu tiên. Đối với các nước đang phát triển (trong đó có VN), ưu tiên phát triển KT nhưng không thể bỏ qua các vấn đề về XH và MT.

Câu 2: mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển KT? Vì sao nói tăng trưởng là điều kiện tiền đề cho phát triển KT? Mối quan hệ hợp lý và hài hòa giữa các nội dung của phát triển bền vững.

 

Mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển KT:

  • Tăng trưởng là một nội dung cơ bản nhất của phát triển, không có tăng trưởng, thu nhập bình quân của đầu người thấp thì không thể có phát triển.
  • Tăng trưởng phản ánh sự thay đổi về mặt lượng của nền KT
  • Phát triển phản ánh cả sự thay đổi về lượng cũng như về chất của nền KT
  • Tăng trưởng là điều kiện cần cho sự phát triển KT. Một quốc gia thu nhập bình quân đầu người cao (giàu có) chưa chắc đã là nước phát triển.

Tăng trưởng KT chưa phải là ĐK đủ để phát triển KT:

  • Tăng trưởng KT có thể thực hiện bởi nhiều phương thức:

+ Nếu tăng trưởng mà không gắn với sự thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu KT theo hướng tiến bộ, không làm gia tăng thậm chí làm xói mòn năng lực nội sinh của nền KT thì tăng trưởng KT như vậy sẽ không tạo ra phát triển KT

+ Hoặc phương thức tăng trưởng chỉ đem đến lợi ích kinh tế cho 1 bộ phận dân cư thì sẽ đào sâu bất công bằng xã hội. tăng trưởng kinh tế như vậy sẽ không duy trì được dài lâu.

Tính chặt chẽ, hợp lí và hài hòa giữa 3 mặt ND của phát triển bền vững:

– KN, ND

– Chặt chẽ: phải đảm bảo cả 3 mặt của sự phát triển bền vững

 – Hợp lí được hiểu là bất cứ sự phát triển nào cũng không thể thiếu hoặc tách rời 1 trong 3 điều kiện trên. Các khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường có mối quan hệ biện chứng với nhau và phải được kết hợp, lồng ghép vào nhau một cách có hiệu quả trong các chính sách, cơ chế, công cụ và quá trình thực hiện chính sách.

– hài hòa được hiểu là tùy vào quá trình và giai đoạn phát triển của mỗi quốc gia mà có thể lựa chọn ưu tiên hơn cho một nội dung nào đó trong 3 nội dung trên

Câu 3: Ý nghĩa nghiên cứu của chỉ tiêu trong kinh tế phát triển (HDI):***

  • KN: chỉ số phát triển con người HDI là chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia, nó chứa đựng 3 yếu tố: thu nhập, tri thức và sức khỏe.
  • Công thức:

HDI1: chỉ số thu nhập

HDI2: chỉ số giáo dục

HDI3: chỉ số sức khỏe

  • Điều kiện: 0 HDI   HDI càng lớn thì trình độ phát triển càng cao và ngược lại.

HDI  8: trình độ phát triển con người cao

0,51  HDI  0,79: trình độ phát triển con người trung bình

HDI  0,5: trình độ phát triển con người thấp

  • Ý nghĩa: Chỉ số HDI phản ánh một cách tổng quát, khái quát nhất về trình độ phát triển XH vì nó phản ánh được trình độ phát triển KT, giáo dục, y tế.

Câu 4: Vai trò của nhà nước với tăng trưởng và phát triển

  • ĐK đảm bảo tăng trưởng và phát triển:
  • Chính trị XH ổn định: tạo MT thuận lợi cho tăng trưởng và phát triển
  • Đầu tư phát triển KH-CN và khả năng ứng dụng CN tiên tiến của thế giới
  • Tăng trưởng KT phải trở thành mục tiêu phấn đấu của mọi thành viên trong XH
  • Không ngừng nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân và chất lượng đội ngũ lao động
  • Vai trò của nhà nước:
  • Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế
  • Định hướng phát triển KT:

+ Thông qua phân bố lực lượng sản xuất để tạo ra một cơ cấu KT hợp lý

+ Thông qua các chính sách KT nhằm đảm bảo cân đối ngân sách nhà nước.

+ Thông qua các chương trình, dự án đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo khả năng cân đối giữa các vùng miền.

  • Định chế các chính sách XH:

+ Tăng trưởng là tiền đề KT để giải quyết các vấn đề XH

+ Đảng và nhà nước ta luôn chủ trương gắn tăng trưởng KT với công bằng và tiến bộ XH.

  • Chủ thể sở hữu các cơ sở KT thuộc sở hữu toàn dân: nhà nước luôn duy trì sở hữu các doanh nghiệp nhà nước ở một số ngành, lĩnh vực quan trọng và ở một mức độ hợp lý và có hiệu quả trong từng thời kỳ

Câu 5: Mối quan hệ giữa phát triển bền vững về KT và phát triển bền vững về MT

  • Tăng trưởng kinh tế tác động tới bảo vệ môi trường:
  • Tích cực:

+ khi kinh tế tăng trưởng tới mức ổn định -> chú trọng, quan tâm đến việc bảo vệ môi trường hơn -> đảm bảo nền kinh tế phát triển bền vững.

+ tăng trưởng kinh tế -> tăng ngân sách nhà nước -> nhà nước tăng chi cho các khoản về môi trường, đầu tư nhiều hơn cho các công trình, hệ thống bảo vệ môi trường đất, nước, không khí,…

+ việc tăng trưởng kinh tế đồng nghĩa với việc khoa học công nghệ phát triển, các sản phẩm khoa học công nghệ mới ra đời thay thế các sản phẩm công nghệ cũ thân thiện hơn với môi trường.

  • Tiêu cực:

+ một vài bộ phận vì muốn làm tăng thu nên đã cắt giảm các khoản cho về việc xử lý, tiêu hủy các phế phẩm, chất thải không theo quy trình mà xả thẳng vào môi trường gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng

  • Bảo vệ môi trường tác động tới tăng trưởng kinh tế:
  • Tích cực:

+ môi trường trong sạch, ít hoặc không biến đổi tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, đặc biệt là trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản -> thúc đẩy tăng trưởng phát triển kinh tế

+ môi trường được điều tiết tạo sự ổn định trong công việc, các hoạt động kinh tế xã hội không bị ngưng trệ mà diễn ra một cách bình thường.

  • Tiêu cực: nếu không thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng

+ ô nhiễm môi trường -> hệ sinh thái bị ảnh hưởng, làm giảm tài nguyên quốc gia, gây thiệt hại về tài sản

+ biến đổi khí hậu -> làm giảm khả năng sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng tới đời sống dân cư, đặc biệt là khu vực miền Trung, phá hủy các công trình công cộng, nhà cửa, cơ sở hạ tầng -> lại phải huy động nguồn vốn để xây dựng, sửa chữa lại -> tốn kém ngân sách nhà nước.

Mối quan hệ giữa phát triển bền vững về kinh tế kinh tế và xã hội

  • Phát triển kinh tế tác động tới phát triển xã hội:
  • Tích cực:

+ KT tăng trưởng -> tăng cơ hội cho mọi tầng lớp dân cư có được công ăn việc làm, từ đó có TN góp phần giảm nghèo đói để nâng cao chất lượng cs

+ khi kinh tế phát triển, các doanh nghiệp có nhiều lợi nhuận sẽ đóng góp nhiều hơn cho ngân sách nhà nước. từ đó các quốc gia sẽ có nguồn lực để tăng đầu tư chi tiêu công giải quyết các vấn đề xã hội.

  • Tiêu cực: tuy nhiên, nếu quá chú ý phát triển kinh tế có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề xã hội như bất bình đẳng gia tăng, phát sinh tệ nạn xã hội và mai một các giá trị truyền thống.
  • Phát triển xã hội tác động tới tăng trưởng kinh tế:
  • Tích cực:

+ khi xã hội phát triển sẽ tạo ra sự đồng thuận ổn định, tránh được các xung đột từ đó thu hút đầu tư thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

+ khi chất lượng cuộc sống dân cư đảm bảo thì chất lượng nguồn lao động cũng tăng lên từ đó đóng góp nhiều hơn cho các hoạt động kinh tế.

+ xã hội phát triển tạo ra cơ hội phát huy tiềm năng cá nhân, các cá nhân này sẽ đóng góp nhiều hơn cho xã hội.

  • Tiêu cực: nếu quá chú trọng đến các vấn đề xã hội sẽ làm giảm nguồn lực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế.

File đề cương các câu hỏi ôn thi môn Kinh tế phát triển

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);