Review đề kiến thức chung miền Trung – Tây Nguyên – full đề + Hướng dẫn ôn thi kiến thức chung- vòng 1 công chức thuế 2020

Review đề kiến thức chung miền Trung – Tây Nguyên – full đề + Hướng dẫn ôn thi kiến thức chung- vòng 1 công chức thuế 2020. Tổng hợp một số hướng dẫn hay cho môn kiến thức chung 2020
 

Đề kiến thức chung miền Trung – tây nguyên công chức thuế 2020

Hello mọi người!

“câu 1 là đảng csvn có vai trò gì trong hệ thống chính trị? Chọn đúng 1 đáp án là lãnh đạo nhà nước và xã hội nhé ”

Chắc Miền bắc đang đợi 1 review có tâm nhất về môn KTC!

Mình thi KTC mình làm 3 lần nên tạm nhớ được 51 câu trắc nghiệm dưới đây mình viết ra!

Mình nghĩ đề 3 miền giống nhau nhưng mọi người không thể nhớ được câu hỏi, vì nó không trúng vào bộ đề hay app nào hết á!

Với lại đề Tổng cục thuế ra làm nhưng làm xong chẳng nhớ mình làm gì á

Mọi người đọc Luật kỹ là có thể làm được 60/60. Đề không dễ bởi vì cần phải suy luận với đáp án mang máng nhau, cũng không khó để qua 30cau!

Mình hy vọng Miền Bắc trúng 30cau trong này nhé!

Các bạn khác thi rồi nếu thấy quen có thể cmt thêm câu hỏi cho các bạn kia ôn tập :))))

Chúc mọi người thi tốt

 
 
 

 

Hướng dẫn ôn thi kiến thức chung- vòng 1 công chức thuế 2020

Bước 1. Xác định vấn đề

Nghị định số 161/2018/NĐ-CP đã quy định rõ về vòng thi 1 bằng hình thức trắc nghiệm, trong đó KTC là phần thi bắt buộc với tất cả đối tượng tham gia tuyển dụng, nâng ngạch/ thăng hạng CC, VC. Vấn đề của Bạn là cần đọc kỹ trong thông báo về hình thức (trên máy/ thi giấy) và chỉ tiêu (nhiều/ít) để có chiến lược hợp lý cho các bước về sau.

Bước 2. Sưu tầm tài liệu, văn bản

Căn cứ yêu cầu về nội dung (60 câu về hệ thống CT, tổ chức bộ máy của Đảng, NN…), Hội đồng thi tuyển dụng, nâng ngạch/thăng hạng có thể đưa ra Danh mục văn bản cụ thể hơn cho thí sinh ôn luyện. Do vậy, nếu HĐ không áp dụng Danh mục thi riêng thì khâu sưu tầm tài liệu, văn bản là hết sức quan trọng, thậm chí mang tính chất quyết định cho phần thi của Bạn. Về cơ bản thì:

 

Đối với tuyển dụng CC: Văn bản và nội dung yêu cầu cho bài thi KTC cho tuyển dụng thường ở mức cơ bản, sự am hiểu về Hiến pháp, Luật TCCP, Luật TCCQ địa phương; Công chức, công vụ (Văn hóa, đạo đức công vụ; Luật CB, CC và các NĐ hướng dẫn thi hành); CCHC và thủ tục hành chính; Luật Ban hành VB; các chuyên đề trong tài liệu bồi dưỡng ngạch… Đặc biệt, phần quy định về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của ngành/lĩnh vực/cơ quan dự tuyển là điều không thể thiếu trong bộ sưu tập VB của bạn.

 

Đối với tuyển dụng VC: Ngoài những văn bản cơ bản như Luật Viên chức và các VB hướng dẫn thi hành, Bạn cần tìm hiểu về ngành/lĩnh vực nghề nghiệp của vị trí/chức danh dự thi, ví dụ: Giáo viên thì cần đọc các VB liên quan giáo dục; bác sỹ, y tá thì đọc VB về y tế, khám chữa bệnh…

 

Đối với nâng ngạch/thăng hạng CC, VC: Hầu hết HĐ thi nâng ngạch/thăng hạng là có đưa ra Danh mục tài liệu nên Bạn không cần quá lo lắng. Chỉ cần thu thập theo hệ thống Danh mục và tập trung sâu vào các Nghị quyết là đủ.

Bước 3: Ôn luyện

Về nguyên lý chung thì học nhiều sẽ biết lắm và thi tốt. Tuy nhiên, nếu như thời gian có hạn và khả năng thấu hiểu đối với các VB HC là khó khăn thì yếu tố quy mô (chỉ tiêu) và hình thức thi là rất quan trọng để có chiến lược ôn luyện một cách hợp lý.

 

Đối với thi giấy hoặc quy mô kỳ thi nhỏ (vài trăm người): Thông thường bài thi giấy hoặc quy mô nhỏ sẽ không đáng ngại bởi nội dung sẽ cô đọng hơn, dễ đoán hơn. Tuy nhiên, dễ mình thì cũng chẳng khó người, sự cạnh tranh ở vòng 2 sẽ chờ Bạn phía trước.

 

Đối với thi máy hoặc quy mô kỳ thi lớn (Thuế, Hải quan, Kho bạc, BHXH…): KTC ở mức quy mô này thường sẽ khó hơn bởi lượng câu hỏi phải đủ lớn, thậm chí rất lớn. Do vậy, nội dung sẽ bao phủ, đề cập khá nhiều vấn đề, khiến Bạn khó mà tưởng tượng hết được. Thông thường thì

 

Sau đây là bảng tổng hợp về từ khóa/ dấu hiệu nhận biết để 

 

 

Vấn đề

Phương án/ Dấu hiệu từ khóa để nhận biết

Người làm việc

CC: theo ngạch; Cơ quan (Bộ/ngành, UBND, Tổng cục, Cục, Vụ…)

VC: theo chức danh nghề nghiệp; Đơn vị sự nghiệp (Trường, Bệnh viện, Viện, Trung tâm, Tạp chí…)

Phân loại

CC: Theo ngành nghề/cm ->5 (A, B, C, D, khác)

Theo ngạch ->6 (CVCC, CVC, CV, CS, NV, khác)

VC: chuyên môn ->5 (TS, ThS, ĐH. CĐ, TC); Hạng 5( I, II, III, IV, V)

Tuyển dụng, QL, SD (CC: NĐ 24+161); VC: NĐ115

CC: Ưu tiên cộng điểm V2 cho 3 nhóm đối tượng (7,5; 5; 2,5) Hội đồng TD: 05 hoặc 07TV (lẻ để còn biểu quyết)

Tập sự: hưởng 85% lương

Tập sự CC loại (C: 12 tháng; B: 06 tháng)

Tập sự VC (ĐH 12 tháng (riêng BS là 09thg); CĐ là 09 thg; TC 06thg)

ĐK thâm niên nâng ngạch cơ bản: CS->CV là 6 năm; CV->CVC là 9 năm; CVC->CVCC là 6 năm

* Thời hạn:

Biệt phái CC: ko quá 03 năm Bổ nhiệm: 05 năm

Thôi việc: giải quyết trong 30 ngày

Nghỉ hưu: trước 06 tháng ra TB; trước 03 tháng ra QĐ

Đào    tạo,     BD (NĐ 101)

*  Điều kiện:

CC: Công tác đủ 3 năm (ko kể tập sự) trong đó 2 năm liên tục HTT; Ko quá 40 tuổi nếu ĐT ĐH; cam kết cống hiến 2 lần thời gian ĐT)

VC: Đã kết thúc tập sự (nếu có); cam kêt cống hiến 2 lần tg ĐT

Đền bù CF đào tạo khi:

Tự ý bỏ học/bỏ việc/ đơn phương chấm dứt HĐ lviệc Ko được cơ sở ĐT cấp bằng

Bỏ việc/ đơn phương chấm dứt HĐ lv khi chưa đủ tg công hiến

*   Hình thức BD: 4 (tập sự; tiêu chuẩn ngạch/chức danh; trước bổ nhiệm; theo yêu cầu VTVL/kiến thức/kỹ năng)

 

*   Nội dung BD: 5 (LLCT; QP&AN; QLNN; Kiến thức QL, chuyên môn; tiếng dân tộc, tin, NN).

 

 

 

* Chứng chỉ BD: 3 loại (tiêu chuẩn ngạch/chức danh; chức vụ LĐ; yêu cầu VTVL/kiến thức/ kỹ năng).

Đánh  giá  (NĐ 90)

CC: 5 nội dung (chấp hành đường lối; phẩm chất; năng lực; kết quả thực hiện nv; tinh thần trách nhiệm; thái độ phục vụ)

Xếp loại chất lượng (4 mức – HTXS, HTT, HT và Không HT)

Tiêu chí đánh giá: HTXS-> HT100% nv và có ít nhất 50% vượt mức HTT->HT 100% nv

HT-> không quá 20% chưa đảm bảo cl Ko HT-> trên 50% chưa HT

Xử  lý  kỷ  luật (NĐ 112)

*  Hình thức:

CC thường: 4 (Khiển trách; Ccáo; Hạ bậc lương; Buộc thôi việc)

CC LĐ: 5 (Khiển trách; Ccáo; Giáng chức; Cách chức; Buộc thôi việc) VC: thường là 3 (Khiển trách; Ccáo; Buộc tv); LĐ là 4 (thêm cách chức)

Mức độ:

Ít nghiêm trọng (tác hại ko lớn, ảnh hưởng nội bộ)

Nghiêm trọng (tác hại lớn, tđộng ngoài nội bộ, giảm uy tín CQ) Rất nghiêm trọng (tác hại rất lớn, pvi toàn XH, mất uy tín CQ)

Đặc biệt nghiêm trọng (tác hại đbiệt lớn, tđộng sâu rộng XH; mất uy tín CQ)

*Áp dụng buộc thôi việc nếu: Tái phạm; Lần đầu nhưng hậu quả đặc biệt nghiêm trọng; Văn bằng, chứng chỉ giả; Nghiện)

 

Bước 4. Kỹ năng làm bài

Với những câu hỏi nằm trọn vẹn trong 1 điều/khoản thì khá dễ, bạn có thể đưa ra lựa chọn được ngay. Bạn nên làm 1 lượt, dễ trước, khó tính sau. Những câu khó là những câu cần sự suy luận vì nó phải chiếu theo 3 hoặc 4 điều/khoản mới nhận ra được. Bạn hãy bình tĩnh đọc cả 4 PA và nhóm/nghĩ chúng theo vấn đề. Chẳng hạn như: “có lối sống trung thực, khiêm tốn” thì chắc chắn là không thuộc nội dung đánh giá CC ở phần “Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao”. Cuối cùng, thà tích nhầm còn hơn bỏ sót, khi còn ít thời gian (phút cuối) thì Bạn cần phải nhanh tay hoàn thành nốt cho đủ 60 câu hỏi của mình bằng cách tích chọn ngẫu nhiên.

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);