3 thành tích giúp hồ sơ săn học bổng sau đạI học “nặng ký”

3 thành tích giúp hồ sơ săn học bổng sau đạI học “nặng ký”. Khi bắt tay vào chuẩn bị hoặc làm hồ sơ săn học bổng, đa số các bạn đều tự hỏi rằng mình nên đầu tư và chuẩn bị việc gì hay tham gia vào các hoạt động nào để có thể làm “đẹp” hay tăng tính cạnh tranh của bộ hồ sơ của bản thân giữa 1 “rừng” các hồ sơ “khủng”. Thông thường các bạn thường nghĩ là tham gia càng nhiều các hoạt động ngoại khóa hay tình nguyện sẽ làm bộ hồ sơ của bản thân “đẹp” hơn trong mắt hội đồng tuyển chọn.
Nhận định này có thể đúng với hồ sơ săn học bổng bậc phổ thông hay đại học, nhưng câu chuyện hoàn toàn khác khi các bạn săn học bổng bậc sau đại học. Hội đồng tuyển chọn của các chương trình học bổng chính phủ thường tìm kiếm các ứng viên có các hoạt động và thành tích cụ thể liên quan trực tiếp đến công việc và ngành học mà họ nộp hồ sơ xin học bổng. Bài viết này của thầy chỉ tập trung vào các hoạt động và thành tích chính có thể làm cho hồ sơ của bạn nổi bật so với các ứng viên khác khi săn học bổng chính phủ bậc sau đại học dựa vào kinh nghiệm và nghiên cứu của bản thân thầy khi nhận được học bổng AAS (ADS) và Fulbright.
Thành tích giúp hồ sơ săn học bổng sau đạI học “nặng ký”
Thành tích giúp hồ sơ săn học bổng sau đạI học “nặng ký”

1) Đóng góp trong công việc chuyên môn cho cộng đồng và xã hội

Đây là hoạt động mà hội đồng tuyển chọn đặc biệt quan tâm. Cho dù bạn công tác ở cương vị nào, đóng góp dù nhỏ nhưng thiết thực vẫn được đánh giá cao. Ví dụ, 1 giáo viên dạy nghề đào tạo ra hàng trăm công nhân kỹ thuật lành nghề cho xã hội; 1 bác sỹ đã cứu giúp biết bao bệnh nhân; hay 1 cô giáo vùng sâu vùng xa giúp đem lại con chữ cho các em nghèo hiếu học. Đó là những đóng góp thầm lặng nhưng được đánh giá cao, họ làm không phải để có hồ sơ “đẹp” mà là đó là công việc rất đời thường của bản thân đóng góp rất thiết thực cho xã hội. Các chương trình học bổng chính phủ đánh giá rất cao các ứng viên như thế.

2) Tham gia trực tiếp vào các dự án hay các công trình nghiên cứu

Bất cứ dự án hay công trình nghiên cứu liên quan đến công việc hay vị trí công tác đều rất có giá trị. Dĩ nhiên các bạn phải nêu ra được bằng chứng khi tham gia vào 1 dự án hay công trình nghiên cứu cụ thể, các dự án hay công trình nghiên cứu đã mang lại lợi ích gì cho bản thân cũng như đối tượng mà dự án hay công trình nghiên cứu đó hướng đến hay phục vụ.
Sinh viên tham gia trực tiếp vào các dự án
Sinh viên tham gia trực tiếp vào các dự án

3) Các thành tích trong công tác mang dấu ấn cá nhân

Nếu trong quá trình công tác, các bạn đạt được thành tích nào đó được cơ quan hay cộng đồng đánh giá cao thì đây là điểm nổi trội mang tính cạnh tranh rất lớn cho hồ sơ của bạn. Dĩ nhiên các thành tích này càng liên quan trực tiếp với ngành nghề mà các bạn muốn xin học càng tốt. Ngoài ra, các bạn cũng có thể nêu lên các thành tích khác để hội đồng xem xét thêm. Thông thường, người càng có nhiều thành tích thì hồ sơ càng “nặng ký”. Tuy nhiên, lưu ý các thành tích này nên mang dấu ấn cá nhân của riêng bản thân chứ không phải theo “phong trào” với mục đích làm “đẹp” hồ sơ, điều này thường không được đánh giá cao bởi hội đồng tuyển chọn học bổng sau đại học.
Các hoạt động hay và thành tích trong công việc như thầy kể trên mang tính thực tiễn cao chứ không phải chỉ mang tính “phong trào”. Đây chính là điều mà hội đồng tuyển chọn tìm kiếm và đánh giá rất cao khi xét trao học bổng. Các hoạt động mang tính “phong trào” khi học đại học với mục đích “làm đẹp” hồ sơ hầu như không có giá trị cao cho hồ sơ săn học bổng bậc sau đại học. Do đó, để làm cho bộ hồ sơ săn học bổng của bản thân “nặng ký”, trong thời gian làm việc ít nhất 2 năm các bạn hãy chuẩn bị tích lũy các đóng góp hay thành tích ngay trong quá trình công tác và làm việc của mình.
 
Chia sẻ: Các bạn có thể thắc mắc là chắc thầy phải có hoạt động hay thành tích gì “khủng” mới nhận được đến 2 học bổng. Thầy chia sẻ là thầy không có hoạt động hay thành tích gì “khủng” cả mà là rất thực tiễn đóng góp cho cộng đồng và xã hội. Cụ thể là khi tham gia AAS (ADS), thầy đã giảng dạy trong lĩnh vực kỹ thuật được 10 năm góp phần đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật tay nghề cao cho khu vực phía Nam. Khi tham gia Fulbright thì thầy đã đóng góp 6 năm trong lĩnh vực đào tạo và quản lý giáo dục kỹ thuật và dạy nghề, tới nay thầy hiện vẫn còn đóng góp. Các đóng góp và kinh nghiệm đó đã giúp thầy đạt được ước mơ của mình. Đây cũng chính là 1 trong các tiêu chí tuyển chọn quan trọng nhất của các học bổng chính phủ khi tìm ứng viên có thể đóng góp thiết thực nhất cho cộng đồng và xã hội.
Do đó, các bạn đừng quá bi quan khi nghĩ rằng mình không có thành tích “khủng” thì không có cơ hội để săn học bổng. Suy nghĩ đó không giúp cho các bạn đạt được ước mơ của mình, thay vì vậy hãy bắt đầu tích lũy ngay kinh nghiệm và hãy đóng góp 1 cách thực tế nhất cho cộng đồng trên cương vị công tác của bản thân.
 

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);