Câu chuyện về Thomas Jefferson .Trong chương trình cuối này, chúng ta sẽ nói về những quyết định của tổng thống Thomas Jefferson về việc ai sẽ nằm trong chính phủ mới của ông. Jefferson là nhà lãnh đạo của một chính đảng mới, đảng Cộng Hòa. Nhưng không phải là đảng Cộng Hòa mà chúng ta biết ngày nay, thật ra đảng của Jeffefson đã hợp nhất với đảng Dân chủ ngày nay.
Trong suốt cuộc bầu cử năm 1800, Đảng cộng hòa Jefffsonian phản đối gay gắt với đảng đối lập Federalists. Jefferson đã chiến thắng . Trong lễ nhậm chức của ông vào năm 1801, ông nói ông muốn làm việc với đảng Federalists để có lợi cho quốc gia.
Nhưng ông không chọn bất cứ người Federalist vào nội các. Tất cả các thành viên nội các đều từ đảng Cộng Hòa. Tất cả đều trung thành với Thomas Jefferson.
Khi Tổng tống Jefferson thành lập nội các, ông bắt đầu lên kế hoạch các chính sách cho việc điều hành.
“ Jefferson, đương nhiên, nghĩ rằng chính quyền trung ương gần như là vô hình, ông thấy vai trò tốt nhất của nó là trọng tài giữa các bang. Ông muốn giữ nó ở mức thấp nhất.
Andrew O`Shaughnessy trực tiếp ở một trung tâm chuyên nghiên cứu về Fefferson tại Monticello, nhà Jefferson ở Virginia. Ông nói Jefferson lo lắng đặc biệt về nợ công. Trong năm đầu tiên làm tổng thống, chính phủ sở hữu hàng tỉ đô la. Mỗi năm, nơ tăng lớn bởi lãi suất của các khoản vai. Jefferson muốn giữ cần bằng ngân sách.
Jefferson thảo luận về chính sách tài chính với 2 cố vấn thân cận. Đó là bộ trưởng bộ ngoại giao James Madison và Bộ trưởng tài chính Albert Gallatin. Hai ông đồng ý rằng chính phủ cần dừng việc tiêu tiền quá mức như cách làm dưới thời tổng thống John Adams. Và họ cũng đồng tình rằng chính phủ phải trả nợ công nhanh nhất khi có thể.
Albert Gallatin nói: Chúng ta cần một chính sách mạnh mẽ. Nợ phải được trả. Nếu chúng ta không làm điều đó, con chúng ta, cháu chúng ta và nhiều thế hệ sẽ phải trả cho những sai lầm của chúng ta.
Jeffeson bắt đầu tiết kiệm tiền bằng cách cắt giảm những công việc không cần thiết trong hành pháp. Ông giảm số đại sứ và toàn bộ thanh tra thuế.
Quốc hội sẽ phải làm các bước tiếp theo. Hầu hết các cơ qua chính phủ, Jefferson nói , được tạo ra bởi pháp luật của chính phủ. Quốc hội phải một mình hành động trên những vị trí đó. Các cư dân mỹ đã phải trả tiền cho những công việc đó bằng tiền thuế của họ. Nó không đúng hoặc chỉ cho chính phủ làm nhiều hơn nhu cầu của mọi người.
Tổng thống Jefferson cũng muốn cắt thuế cho sản xuất và buôn bán trong một số ngành bao gồm rượu và thuốc lá. Ông hy vọng chính phủ có thế có tất cả tiền tiêu từ thuế nhập khẩu và bán đất.
Những người Federalist hết sức tức giận. Họ cảnh báo chương trình tài chính của Jefferson sẽ phá nát quốc gia. Họ tuyên bố sé có tình trạng hỗn loạn nếu các Cơ quan Federalist bị giải tán.
Hầu hết tất cả mọi người đều vui mừng. Họ thích điều Jefferson nói, họ đặc biệt thích kế hoạch cắt giảm thuế của ông.
Người chỉ trích Jefferson là một đối thủ chính trị lâu năm của ông, Alexander Hamilton. Hamilton đã từng là bộ trưởng tài chính đầu tiên. Hiện ông là một luật sư riêng ở New York. Ông đăng phê bình của mình về Jefferson trong một tờ báo ông sáng lập, the New York Evening Post.( ông sáng lập nó với 10000 usd từ một nhóm đầu tư)
Tại quốc hội, các đại biểu quốc hội cũng tranh luận về chính sách của tổng thống về cắt giảm thuế. Phe Federalist nói nó rất nguy hiểm cho chính phủ do phụ thuộc chủ yếu vào thuế nhập khẩu. Họ nói chính sách như hế sẽ dẫn đến việc buôn lậu. Mọi người sẽ cố gắng mang hàng hóa tới Mỹ một cách bí mật mà không trả thuế hải quan cho chúng.
Phe Federalists cũng chỉ ra rằng nếu Mỹ cắt giảm thuế, nó sẽ không có đủ tiền để trả nợ công. Và sau đó sẽ không một ai muốn đầu tư vào nước mỹ nữa.
Những người cộng hòa nói họ không hề e ngại những kẻ buôn lậu. Mối nguy hiểm đến từ việc đánh thuế vào người mỹ. Không cần thiết có thuế sản xuất và buôn bán. Họ cũng nói, người mỹ biết điều đó. Những người cộng hòa cũng nói rằng họ chắc chắn chính phủ mỹ sẽ đủ tiền để trả các khoản nợ,
Những người cộng hòa đã chiến thắng trong cuộc chiến pháp lý đó. Cả thượng viện và hạ viện đã bỏ phiết tán thành kế hoạch cắt giảm thuế của tổng thống.
Quốc hội cũng có cuộc tranh luận khác về đề xuất của Jefferson. Jefferson muốn giảm số tòa án liên bang. Nguồn gốc vấn nằm ở những chia rẽ chính trị giữa đảng Federalist và cộng hòa. Và nó bắt đầu vài ngày trước khi kết thúc nhiệm kì của tổng thống tiền nhiệm.
John Adams thuộc Federalist. Trước khi Adams rời nhiệm sở, Quốc hội đã thông qua luật tư pháp. Hành động đó cho phép Adams có quyền bổ nhiệm nhiều thẩm phán như mong muốn. Hành động đó là một cách mà Federalists muốn giữ sự kiểm soát một phần chính phủ sau khi mấ chức tổng thống và đa số ghế trong quốc hội vào 1800.
Vì thế, tổng thống Adams nhanh chóng tạo nhiều tòa án và bổ nhiệm nhiều thẩm phán. Rất nhanh chóng, thượng viện đã thông qua chúng. Giấy tờ bổ nhiệm cũng được kí. Những người được bổ nhiệm còn được gọi là “ Midnight Judges” (thẩm phán qua đêm).
Tuy nhiên một vài trong số họ không nhận được giấy bổ nhiệm hoặc ủy nhiệm trước khi Jeffersn tuyên thệ nhậm chức. Tổng thống đã khước từ đưa cho họ những giấy bổ nhiệm đó.
Những nghị sĩ Federalist cảnh báo tổng thống đang cố gắng can thiệp vào bộ máy tư pháp. Sự can thiệp đó là vi phạm hiến pháp.
Những nghị sĩ cộng hòa phản bác rằng Hiến pháp cho phép quốc hội sức mạnh để thành lập hoặc loại bỏ tòa án. Họ cho rắng chính quyền trước đã không đúng khi bổ nhiệm những người họ gọi là “ thẩm phán qua đêm”
Những người cộng hòa cũng đã thắng trong cuộc tranh luận đó. Quốc hội đã cho phép đề xuấ của tổng thống Jefferson về giảm số tòa án liên bang.
Quốc hội sau đó chuyển sang các vấn đề về thương mại. Nhưng câu hỏi của những luật sư qua đêm sẽ ko chết. Một lý do của vấn đề đó vẫn rất quan trọng bởi một người đàn ông tên Wiliam Marbury. Marbury là một luật sư qua đêm chưa bao giờ nhận được giấy bổ nhiệm. Ông yêu cầu tòa án tối cao giải quyết việc chính phủ cần phải đưa cho ông ta giấy bổ nhiệm.
Chánh án tòa án nhân dân tối cao , John Marshall một thành viên của đảng Federalist.
“ Jefferson và Marshall căm ghét nhau. Thực tế, Marshall đã đưa ra những lời nhận xét trong lễ nhậm chức tổng thống sau đó ông quay lại phòng mình và nói” Chào mừng một tên khủng bố đã lên nắm chính phủ, tôi hy vọng chúng ta có thể tồn tại qua hắn”
Joseph Ellis một nhà nghiên cứu lịch sử người đã viết rất nhiều sách về thời kì đầu lịch sử nước mỹ. Ông nói Marshall là một tượng đài quyền lực, người có một cái nhìn toàn diện về chính phủ hiên bang hơn Jefferson.
Mashall tin rằng toàn án tối cao có thể được phép phủ quyết những đạo luật được thông qua bởi quốc hội và được kí bởi tổng thống. Trong trường hợp của Marbury, ông thấy một cơ hội để đưa ý tưởng này thành luật.
Mashall viết quyết định của mình một cách cẩn thận. Đầu tiên ông ta nói rằng Marbury đã có quyết định bổ nhiệm một cách hợp pháp. Sau đó, ông nói rằng Marbury đã bị từ chối sự hợp pháp đó. Ông nói không ai- thậm chí là tổng thống có thể lấy đi quyền lợi hợp pháp của con người.
Tiếp theo, Marshall nhắc rằng Marbury đã mang lời đề nghị của mình tới tòa án tối cao với các điều khoản của bộ luật được thông qua 1789. Bộ luật cho phép công dân được quyền yêu cầu tòa án cấp cao ra lệnh cho bất cứ tòa án thấp hơn hoặc bất cứ cơ quan chính phủ nào.
Marshall lý giải rằng Hiến pháp đã cẩn thận giới hạn quyền của tòa án tối cao. Tòa án có thể nghe trực tiếp các lời đề nghị liên quan đến ngoại giao hoặc các tiểu bang. Nó không thể phán quyết các trường hợp khác tới khi một tòa án thấp hơn đã phán quyết.
Vì thế Marshall nói, luật 1789 cho phép Marbury mang ý kiến của mình trực tiếp tới Tòa án tối cao.Nhưng hiến pháp thì không. Hiến pháp , ông nói thêm rằng, là điều luật đầu tiên của quốc gia. Vì thế , luật lệ đó của quốc hội là trái hiến pháp và không có giá trị.
Chánh án Marshall đã thành công trong việc làm tất cả những gì ông đã hy vọng. Ông làm sáng tỏ việc Marbury được quyền nhận bổ nhiệm của mình. Ông cũng cứu anh ta khỏi cuộc chiến với nhà cầm quyền. Quan trọng nhất là, ông đã yêu cầu Tòa án tối cao quyền quyết định những bộ luật do quốc hội thông qua.
Vụ việc Marbury kiện Madison ( khi đó là bộ trưởng bộ ngoại giao- sau này là tổng thống thứ 4 của mỹ) được phân xét bởi tòa án tối cao- không phải tổng thống hay quốc hội- là tiếng nói cuối cùng chứng tỏ ý nghĩa của Hiến pháp. Jefferson không hề thích cách giải quyết của Marshall, nhưng Joseph Ellis nói rằng Jeffson đã kinh ngạc hởi cách mà chánh án tòa án kết luận vấn đề đó.
“ Jefferson nói với bạn ông ta “ nếu bạn từng trò chuyện với Marshall, đừng nói bất cứ điều gì. Bởi vì dù bạn nói thế nào ông ta cũng sẽ giữ nó và bóp méo nó” Ông gọi nó là “ sự xuyên tạc (twistification) của Marshall “
Jefferson chờ tòa án tối cao sử dụng quyền lực mới để thay đổi luật lệ Quốc hội. Nhiều lần trong nhiệm kì tổng thống Jefferson, những người Federalists cho rằng các luật lệ được thông qua bởi quốc hội (mà những người cộng hòa kiểm soát) chống lại hiến pháp. Nhưng họ không bao h đòi hỏi tòa án tối cao loại bỏ các luật đó.
Vụ Marbury kiện Madison là một trong những quyết định quan trọng nhất về cách mà chính phủ mỹ hoạt động. Nhưng những nhà nghiên cứu lịch sử nói rằng hành động khác trong nhiệm kì của tổng thống Fefferson ảnh hưởng tới nước mỹ theo một cách to lớn hơn. Điều đó sẽ được kể trong câu chuyện tuần tới.
Cám ơn bạn đã ghé thăm blog. Đội ngũ soạn hi vọng sẽ mang đến những tài liệu và kiến thức có ích link Google driver tới mọi người. Nếu thấy bài biết hay và hữu ích hãy donate hoặc đơn giản là share bài viết lên mạng xã hội cho blog nhé