Bí kíp làm nổi bật hồ sơ xin việc gây ấn tượng nhà tuyển dụng 2021

Bí kíp làm nổi bật hồ sơ xin việc 2021. Mỗi nhà tuyển dụng có thể nhận được hàng trăm hồ sơ dự tuyển cho một vị trí. Và trong số hàng trăm hồ sơ ấy, chỉ có vài hồ sơ nổi trội khỏi đám đông. Bạn có muốn hồ sơ tuyển dụng của mình bắt mắt nhà tuyển dụng? Hãy chú ý đến những lời khuyên sau trong bài viết tổng hợp các kinh nghiệm làm nổi bật hồ sơ xin việc dưới đây.

Bí kíp làm nổi bật hồ sơ xin việc
Bí kíp làm nổi bật hồ sơ xin việc

Hồ sơ xin việc gồm những gì?

  •  yếu lý lịch tự thuật. Các bạn điền đầy đủ thông tin, dán ảnh 4*6 rồi mang tới phòng công chứng của phường hoặc xã để xin xác nhận. …
  • Đơn xin việc. …
  • Giấy khám sức khỏe. …
  • Bản photo chứng minh nhân dân, hộ khẩu. …
  • CV xin việc. …
  • CV xin việc. …
  • Bằng cấp, chứng chỉ …
  • Ảnh 3×4 hoặc 4×6.

Cách làm nổi bật hồ sơ xin việc

1. Hồ sơ xin việc của bạn là yếu tố đầu tiên đập vào mắt nhà tuyển dụng. Những hồ sơ xin việc rõ ràng, sạch sẽ, sử dụng phông chữ dễ đọc, hoặc viết tay rõ ràng sẽ khiến nhà tuyển dụng thích thú đọc hơn.

2. Có thể bạn đã nghe rất nhiều về điều này: viết đúng chính tả là một việc nhỏ nhặt nhưng quan trọng. Một bộ hồ sơ xin việc viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp, không tẩy xóa, không bỏ trống khoảng trắng.. sẽ giúp bạn lọt qua “vòng gác cổng”. Bạn có biết, mỗi lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp từ những gì bạn viết sẽ khiến chúng tôi ngừ lại, suy nghĩ về tính cẩn thận và quan tâm đến từng chi tiết của bạn. Nếu vị trí bạn muốn nộp đơn là công việc đòi hỏi tính cẩn thận như: kế toán, thư ký… coi như bạn đã bị loạ ngay từ vòng đầu. Đừng để chúng tôi phải nghĩ ngợi khi đọc hồ sơ của bạn.

3. Đủ thông tin liên lạc. Bạn phải ghi đầy đủ số điện thoại di động, điện thoại nhà, địa chỉ email (nhưng bạn nhớ phải thường xuyên kiểm trang email) và địa chỉ liên hệ nào mà chúng tôi có thể dễ dàng liên lạc với bạn nhất. Tôi đã nhận được rất nhiều hồ sơ xin việc trong đó chỉ có mỗi số điện thoại nhà. Và điều gì sẽ xảy ra khi chúng tôi cần gọi cho bạn để hẹn cuộc phỏng vấn, nhưng bạn đi vắng không có ở nhà. Có thể, bạn sẽ bị bỏ lỡ một cơ hội nơi công ty chúng tôi.

4. Xác định “mục tiêu” rõ ràng. Vì mục tiêu của bạn chính là cơ sở để chúng tôi biết được về kỹ năng, kinh nghiệm, đặc điểm và những nhu cầu mà chúng tôi, những nhà tuyển dụng, đang tìm kiếm có nằm ở còn người bạn hay không. phải làm sao để nhà tuyển dụng có thể nhìn vào mục tiêu của bạn là biết chính xác bạn đang vươn tới điều gì. Đừng viết những câu chung chung kiểu: “Tôi đang tìm kiếm một cơ hội thử thách, mong muốn làm việc với một người sếp cấp tiến, người có thể cho tôi nhiều cơ hội phát triển”.

Thực tế là tôi đã nhận được rất nhiều hồ sơ xin việc trong đó viết: “Tôi đang tìm kiếm vị trí nhân viên marketing ở công ty quý vị, vị trí mà tôi tin là tôi có thể tận dụng được hết khả năng của mình trong việc phát triển quảng cáo, các loại hình marketing khác, thiết kế và viết lời cho trang web. Trong lúc này, tôi cũng hy vọng là tôi có thể thu thập kinh nghiệm về nghiên cứu thị trường, phân tích đối thủ cạnh tranh trong dịch vụ internet và phân khúc thị trường”. Với những mục tiêu thiếu tập trung như vậy, bạn nghĩ là tôi có gọi điện thoại mời ứng viên đó đến phỏng vấn không?

Cần phải đọc thật kỹ cái job description – bản mô tả công việc. Một số vị trí không đưa cái này lên, vừa là hạn chế nhưng cũng là cơ hội cho bạn. Cơ hội là khi họ cung cấp địa chỉ email của người chịu trách nhiệm xét tuyển hồ sơ, bạn có thể liên lạc trực tiếp với người đó để hỏi xin bản mô tả công việc. Với cái cớ cực kỳ chính đáng này, email đầu tiên mà bạn gửi cho họ, nếu bạn cẩn thận 1 chút, hoàn toàn có thể show ra sự chuyên nghiệp và cả 1 vài khả năng hay kinh nghiệm quan trọng nhất bạn có cho thấy bạn phù hợp với vị trí họ đang tuyển.

5. Trong phần “năng lực nghề nghiệp”, bạn nên dành để đưa ra những điểm mạnh của mình về kinh nghiệm nghề nghiệp, những kỹ năng nghề nghiệp của riêng bạn, đặc điểm cá nhân mà bạn cho rằng nó phù hợp với ngành nghề bạn đang muốn làm trong tương lai và một vài công việc hiệu quả liên quan đến vị trí dự tuyển mà bạn đã làm từ trước đến nay.

Điều đầu tiên chúng ta phải thừa nhận, đó là bất kể trình độ của bạn cao đến đâu, thái độ của bạn tốt đến thế nào đi chăng nữa, rất khó để người xét hồ sơ trong bước đầu đánh giá được khả năng của bạn (tất nhiên ở đây loại trừ ngoại lệ là những bạn có quen biết với nhà tuyển dụng từ trước và được thông báo trực tiếp về vị trí đăng tuyển). Lý do rất đơn giản, họ hoàn toàn không biết bạn là ai, và họ có quá nhiều hồ sơ để phải quan tâm tìm hiểu bạn.
Vì vậy, khi nộp hồ sơ, thứ tiên quyết bạn phải làm là chỉ rõ tại sao bạn phù hợp với vị trí công việc, và điều gì bạn có thể mang lại cho công ty. Dù có lẽ ai cũng biết điều này, nhưng rất rất nhiều trường hợp vẫn nộp nguyên 1 bộ hồ sơ cho nhiều công ty nhiều vị trí khác nhau. Vẫn biết trong hồ sơ luôn là tất cả những gì bạn có, nhưng cách bạn sắp xếp thứ gì trước, thứ gì sau, thứ gì nên được bôi đậm hay làm nổi bật trong CV của bạn cũng cần phải được tính toán cẩn thận cho mỗi vị trí hay mỗi công ty bạn apply.

6. Hãy liệt kê những vị trí bạn đã từng làm qua ở các công ty cũ. Chúng sẽ cho chúng tôi hình dung một phần nào về công việc trước đây của bạn. Sau đó, hãy ghi rõ cho chúng tôi biết nếu bạn được nhận vào vị trí tuyển dụng của công ty chúng tôi, bạn sẽ có đóng góp những gì. Đừng bắt nhà tuyển dụng phải tra cứu mọi thông tin về bản thân bạn. Họ không có nhiều thời gian đến thế đâu.

7. Đừng quên liệt kê những thành tích của mình ở công ty cũ. Hãy nêu chúng như thể đó là lý do khiến chúng tôi phải tự hào vì chúng tôi sắp có được một nhân viên giỏi việc.

8. Trong phần “Bằng cấp”, hãy ghi ra tất cả những bằng cấp và khóa học mà bạn đã trải qua. Hãy ghi luôn cả những chức vụ, vị trí bạn làm trong suốt thời gian đi học. Ví dụ: “Lớp trưởng lớp…”, “Thư ký nhóm hoạt động tình nguyện…”.

 Những điều ấy sẽ giúp nhà tuyển dụng chúng tôi có được cái nhìn toàn thể về các hoạt động ngoại khoá của bạn. Chúng tôi sẽ ấn tượng hơn nếu biết rằng ngoài việc học, bạn còn hoạt động xã hội tích cực.

Những công việc xã hội bạn từng làm trong thời gian đi học thường được các nhà tuyển dụng đánh giá cao là: tình nguyện viên, hoạt động tổ chức từ thiện, lãnh đạo lớp, tổ chức xã hội, tham gia các đội thể thao, hoặc có thành tích thể thao cá nhân… Ngay cả khi bạn làm việc part-time để kiếm tiền đi học cũng là một thành tích đáng để ghi vào hồ sơ xin việc của mình.

9. Sau khi hoàn thành hồ sơ, một việc cực kỳ quan trọng là phải có được ý kiến của những người có kinh nghiệm và thân thiết về bản hồ sơ của bạn, ít nhất là cho những hồ sơ đầu tiên mà bạn nộp. Nếu được thì nên gửi cho 3 người:
_ 1 người đang phụ trách tuyển dụng nhân viên trong ngành ấy (mình gửi cho thầy phụ trách của mình, người thường xuyên có trong panel tuyển dụng của trường đã hơn 20 năm nay);
_ 1 người vừa mới xin được việc ở vị trí tương tự;
_ và 1 người đã trải qua nhiều công việc ở nhiều ngành khác nhau.
Bộ 3 này có lẽ là hoàn hảo, và thực ra là số mình may nên mới quen thân được đúng người như thế. Nhưng nếu bạn không có và chỉ là sinh viên mới ra trường, hãy cố gắng dựa vào những mối quan hệ với các khóa trên, chịu khó đi dự các event như kiểu career fair, lưu ý là không phải để cho họ check ngay CV của bạn (vì lúc ấy thường xô bồ và họ chỉ làm cho có), mà để có những mối quan hệ và xây dựng chúng cho đến khi chúng đủ mạnh để bạn biết họ sẽ nhìn CV của bạn một cách nghiêm túc và sửa giúp bạn.
Ừ thì mình không phủ nhận là mình hơi dở hơi khi kỹ tính đến vậy. Nếu so với 1 cậu bạn xin việc cùng lúc với mình, cậu ta mỗi tuần đều nộp 15-20 bộ hồ sơ. Trong khi mình thì mỗi tuần chỉ nộp 1 hay cùng lắm là 2 bộ. Ý mình là có những cách khác nhau bạn nhé, nhưng mình thấy việc chỉ cho bản thân nộp 1-2 bộ hồ sơ/ 1 tuần khiến mình phải chọn lọc kỹ hơn ngay cả những vị trí mà mình muốn apply (bằng cách tìm hiểu kỹ càng về nó). Mình nghĩ cách này có thể sẽ giảm khả năng phải thất vọng về công việc mà mình có thể được nhận sau này hơn một chút.
Tuy nhiên, một hạn chế rõ ràng của cách này là bạn sẽ bị áp lực về tài chính. Vì vậy, mình muốn chia sẻ thêm một chút tại sao mình có thể tưng tửng đến vậy trong quá trình xin việc, trong khi cậu bạn tuần 10-20 hồ sơ kia thì luôn trong tình trạng căng thẳng và thậm chí là thảm (mình đoán chắc do bị từ chối nhiều quá). Đó là vì mình vẫn luôn duy trì công việc thời vụ, và theo mình thì bạn cũng nên làm tương tự. Nó đã thực sự cứu mình khỏi rơi vào trạng thái căng thẳng mà cậu bạn 15-20 bộ hồ sơ trên kia rơi vào, vì đơn giản là mình có thứ để làm, có tiền để ăn và có những mục tiêu, những kỹ năng muốn phấn đấu và cải thiện.
Mình nghĩ chắc cũng không quá khó để tìm một công việc part-time, và ngay cả công việc dù nhỏ nhất vẫn sẽ dạy cho bạn vài kỹ năng hữu dụng nếu bạn để tâm một chút. Một cậu bạn của mình, zai phố cổ, vẫn đi làm bồi bàn. Tất nhiên điều ấy chả có gì to tát, mà điểm nổi bật là khác với hàng nghìn sinh viên Việt Nam đi làm bồi bàn khác, cậu chú tâm vào công việc. Điều này khiến cậu nhận ra nhiều khách trong khi chờ đợi đồ ăn được phục vụ rất thích được nghe về Việt Nam, không chỉ những khách đi 1 mình mà ngay cả những couple hay nhóm bạn nữa. Vì vậy cậu tự chuẩn bị và mỗi khi quán không quá đông khách, cậu sẽ chủ động chào hỏi rồi kể cho họ nghe một vài câu chuyện hay về lịch sử Việt Nam, hay đặc biệt là về Hà Nội quê hương cậu. Điều này cậu làm hoàn toàn với cái tâm khiến họ cảm thấy thoải mái hơn, đồng thời cũng để trau dồi tiếng Anh của bản thân.

Vậy đó bạn, công việc thời vụ thực sự có lợi trong thời gian xin việc, vì nó không những giảm tải áp lực kinh tế hay sự thê thảm chờ đợi với những hồ sơ bị từ chối, mà còn có thể dạy bạn rất nhiều thứ nếu bạn để tâm đến nó. Và khi không còn bị gánh nặng quá lớn từ áp lực kinh tế, rất có thể bạn sẽ tỉnh táo hơn để chọn cho mình những nơi thực sự phù hợp với khả năng và mong muốn phát triển của bạn.

Nguồn: VN8x và FB Người Trong Muôn Nghề

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu Blog

Cuộc sống - cho đi là còn mãi- chia sẻ và yêu thương!

Chào các bạn- Mình là Ngô Hải Long - Ceo công ty Giải pháp số LBK- Chuyên seo web, quảng cáo Google , Facebook, Zalo và lập trình web wordpress, App (ứng dụng) IOS, Android. Các blog lập ra với mục đích chia sẻ kiến thức cuộc sống, thủ thuật máy tính, việc làm, tài liệu miễn phí. Trong quá trình đội ngũ biên soạn không tránh khỏi thiếu sót hoặc trùng lặp nội dung với các quý blog khác, thành thật xin lỗi nếu có sự cố đó xảy ra - Vậy bạn Vui lòng liên hệ giúp tới ngolonglbk@gmail.com nếu có bất cứ ý kiến, thắc mắc , yêu cầu xóa bài nào! Trân trọng cám ơn các bạn!

Chào mừng các bạn đến với  ngolongnd.net - Blog thư giãn và chia sẻ kiến thức, tài liệu miễn phí! 

Liên hệ quảng cáo- mua back link tại đây

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);