Sự khác nhau giữa kế toán, kiểm toán viên và chuyên viên

Sự khác nhau giữa kế toán, kiểm toán viên và chuyên viênSự khác nhau giữa kế toán và kiểm toán Sự khác nhau giữa kiểm toán và kiểm tra kế toán Nên học kế toán hay kiểm toán,

Kiểm toán viên

Kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng về những thông tin tài chính được kiểm tra nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa những thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập.
– Độc lập.
– Trung thực.
– Thận trọng.
– Tôn trọng pháp luật.
– Kỹ năng mềm: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng diễn giải thuyết phục cao,…
Có kiến thức về: lĩnh vực tài chính kế toán, , có bằng cấp về chuyên ngành kế toán, kiểm toán,…
– Có thể thi chứng chỉ ACCA
– Chứng chỉ CPA
Ngoài ra phải nắm vững ngành nghề kinh doanh mà khách hàng đang theo đuổi.
là một yêu cầu rất quan trọng.
Trình độ tiếng anh B trở lên hoặc tương đương (TOEIC, TOEFL, IELTS)

Áp lực cao, va chạm với nhiều loại hình tổ chức doanh nghiệp => vận dụng hết năng lực, óc phân tích và tư duy sáng tạo.
Luôn học hỏi trau dồi kiến thức về nghề nghiệp, xã hội,…để đưa ra những nhận định chính xác.
Trung bình ~ 400 USD/tháng
Có chứng chỉ ACCA, CPA Úc, CPA Hoa kỳ..~ 1000-2000USD/tháng
Theo thống kê của Hội Kiểm toán viên Hành nghề Việt Nam (VACPA), tính đến nay, có hơn 160 công ty kiểm toán độc lập trong đó có 4 công ty thuộc Big Four là KPMG, PricewaterhouseCoopers, Ernst&Young, Deloitte Touche Tohmatsu. Ngoài ra, mỗi doanh nghiệp đều cần kiểm toán viên nội bộ, và với hơn 600.000 doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, thì lượng khách hàng cho các công ty kiểm toán là rất dồi dào và đương nhiên cơ hội nghề nghiệp cảu các kiểm toán viên rất rộng mở.

Kế toán viên

Kế toán là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động kinh tế tài chính của một tổ chức, một doanh nghiệp, một cơ quan nhà nước… cho lãnh đạo đơn vị, từ đó có những giải pháp quản lý phù hợp, thúc đẩy đơn vị ngày càng lớn mạnh.

– Khả năng tư duy tốt.
– Cẩn thận
– Trung thực và có đạo đức nghề nghiệp.
– Chịu được áp lực công việc cao, biết cách quản lý thời gian.
– Khả năng giao tiếp và ứng xử khéo léo.
Có năng lực chuyên môn cao: Tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học chuyên ngành tài chính kế toán.
– Có thể thi chứng chỉ ACCA

thành thạo các phần mềm vi tính văn phòng đặc biệt là Excel dùng để tính toán, Power Point để thuyết trình và các phần mềm chuyên về kế toán
Tiếng Anh của bạn cũng phải đủ để có thể giao tiếp với các đối tác hay thành viên trong công ty là người nước ngoài và đọc các tài liệu, viết các báo cáo tài chính kế toán.

Công việc ổn định là đặc điểm của kế toán. Thời gian làm việc thường theo giờ hành chính (trừ trường hợp đặc biệt như đến kỳ lập báo cáo kế toán thì có thể phải làm thêm ngoài giờ). Nếu bạn là nữ, nghề này được coi là rất ổn định bên cạnh nghề giáo viên.
Tuy nghề kế toán là khá ổn định nhưng không có nghĩa là đơn điệu hay nhàm chán.
Công việc này cũng rất cần sự năng động, ham học hỏi để tiếp thu những cái mới, tham mưu cho lãnh đạo để đơn vị hoạt động ngày càng hiệu quả.

– Lương kế toán DN trong nước khoảng >4trđ
– Đối với kế toán DN nước ngoài mức lương sẽ cao hơn rất nhiều có thể thấp nhất là 600$/tháng
Ngoài ra kế toán còn có các khoản thưởng ngoài lương là tương đối cao so với các vị trí khác trong DN.

Kế toán là một nghề đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế. Từ quản lý ở phạm vi nhỏ (ở từng đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp) cho tới quản lý ở phạm vi lớn hơn (toàn bộ nền kinh tế quốc dân) đều cần đến kế toán.
Đến năm 2010, nước ta có hơn khoảng 500.000 doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp tính trung bình cần từ 4 đến 6 nhân viên kế toán làm việc. Đây là một con số nhân lực không nhỏ mà ngành kế toán cần đến, cũng là cơ hội tìm việc làm cho bạn.

Chuyên viên ngân hàng

Tùy thuộc vào từng vị trí, chuyên viên ngân hàng thực hiện những công việc cụ thể.
– Kỹ năng mềm: Kỹ năng giao tiếp, làm việc tập thể, phát triển các mối liên hệ
– Kiến thức toàn diện về nhiều lĩnh vực.
– Chịu được áp lực lớn,
– Đánh giá rủi ro
– Có đạo đức nghề nghiệp.
Đạt trình độ từ Cao đẳng, Đại học trở lên. Mỗi một vị trí lại yêu cầu trình độ khác nhau:
+ Phân tích sản phẩm
+ Quản lý tài chính.
+ Phân tích vốn tự có và quỹ dự trữ.
+ Dự án
+Tài chính liên hiệp.
Điểm chung: khả năng phân tích, kỹ năng toán học, kỹ năng kế toán.
Ngoài ra các vị trí yêu cầu từ thạc sĩ trở lên như:
+ Quản lý rủi ro.
+ Tổng kết rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

Trình độ tiếng anh B trở lên hoặc tương đương (TOEIC, TOEFL, IELTS)

Hoạt động trong một lĩnh vực cạnh tranh khốc liệt, ngân hàng thường xuyên phải cung cấp các dịch vụ tài chính phức tạp. Nhân tố bảo đảm cho sự thành công của một ngân hàng thương mại chính là nguồn nhân lực luôn sẵn sàng giải quyết mọi khó khăn. Bạn có thể sẽ phải đối mặt với các thách thức về chuyên môn trong một ngành kinh doanh quá rộng lớn hay vô số các vấn đề đòi hỏi kỹ năng phân tích. Ngoài ra, bạn phải hiệu rằng những việc bạn đang làm sẽ có ảnh hưởng rất rộng lớn và lâu dài.
Ngay từ giai đoạn đầu, bạn đã phải chuẩn bị tinh thần để đón nhận các thử thách, sự thăng tuyến, chuyển phòng ban làm việc hay thậm chí phải làm việc xa nhà.

Các chuyên viên ngân hàng được đào tạo về các nghiệp vụ của ngân hàng tại các phòng ban như phòng quỹ, phòng giao dịch, phòng tín dụng, phòng thẩm định… Bên cạnh việc được đào tạo tại chính ngân hàng mình, rất nhiều ngân hàng có chính sách cho nhân viên tham gia các khóa đào tạo tại các trung tâm trong và ngoài nước, trao đổi nhân viên với các chi nhánh của ngân hàng ở nước ngoài (các ngân hàng quốc tế).

Mức lương khởi điểm khoảng 4 triệu đồng và sẽ được tăng luong tùy vào năng lực của từng nhân viên, kết quả hoạt động kinh doanh trong năm của Ngân hàng. Nhiều ngân hàng có mức thưởng khủng cuối năm như 10 tháng lương.
Bên cạnh đó còn có nhiều trợ cấp như trợ cấp mất việc, thôi việc, nghỉ hưu, công tác phí….
Luong làm thêm giờ sẽ được tính bằng 150% mức lương bình thường nếu làm vào ngày thứ 7, cn hoặc 200% nếu làm vào các ngày nghỉ lễ

Tùy thuộc vào từng vị trí công việc.
Ví dụ như:
Chuyên viên tín dụng thường làm việc tại các Ngân hàng, các tổ chức tài chính như: Công ty tài chính, Công ty thuê mua tài chính, …Do công việc phải tiếp xúc và tiếp cận với nhiều loại doanh nghiệp, khách hàng, nên Chuyên viên tín dụng thường trưởng thành rất nhanh.
Chuyên viên tín dụng có thể làm việc tại nhiều tổ chức tài chính, thu nhập cao và có nhiều cơ hội thăng tiến lên các vị trí cao hơn như: Phó Phòng Trưởng Phòng, Phó Giám Đốc, Giám Đốc,..

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);