Chia sẻ về Các vị trí back office trong ngân hàng

Chia sẻ về Các vị trí back office trong ngân hàng. Bộ phận nào cũng có giá của nó. Đối với Back Office sẽ có nhiều áp lực  nhưng dù có áp lực cỡ nào cũng ko bằng bộ phận front. Đi phục vụ khách hàng mới biết khổ cỡ nào chứ làm back office chỉ nghe mấy phòng khác “càm ràm” thì cũng chưa là gì đâu.

back office trong ngân hàng
back office trong ngân hàng

Chia sẻ trong neu https://www.facebook.com/ftuconfessions/posts/1030611140342220

Giới thiệu về bản thân là mình trước kia học FTU, là người làm chuyên môn thuần túy, mình không phải là ở cấp level cao nhất như kiểu CFO, CRO .., tuy nhiên lúc tuyển dụng thì thường được interview trực tiếp với CEO của NH, hoặc phó tổng thường trực (hoặc ngang hàng) do tính chất chuyên môn đặc thù là các trường ĐH VN không có ngành dạy những kiến thức mình có.

2/ Mục đích: muốn khuyên các em sv sắp ra trường, nhà lực không mạnh

3/ Thời gian trở lại đây thấy 1 số em sv FTU mới ra trường cứ đâm đầu vào NH, cố bằng được để vào, và nghĩ banker là cái gì ghê gớm lắm. Mình thành thật khuyên các em 1 câu: ngành NH VN là 1 ngành lầy lội, hàm lượng chất xám thực tế từ công việc của 95% các bạn làm NH chỉ ở tầm tốt nghiệp cấp 3 biết đọc biết viết, không hơn không kém. Đừng vì trông bọn nó quần áo là lượt, cà vạt complet mà ảo tưởng. Thực tế là 95% lũ đấy dốt nát, chém gió buôn nước bọt là chính, tuyệt không có một chữ gì gọi là banking – finance theo đúng nghĩa. Tuy nhiên, đấy cũng là thực tế của nền kinh tế VN.

Công việc trong NH được chia làm 2 mảng chính là front office và back office. +)Front office là những công việc thường tiếp xúc với khách hàng, nói nôm na là sales như: tín dụng (QHKH – cá nhân hay DN, đầu tư….), giao dịch viên… nhìn chung là đại đa số những công việc này ít đòi hỏi đầu óc, bạn nào cứ mẫu mã đẹp, chém gió giỏi, khéo léo trong soft skills, nhiều quan hệ (quan hệ ra tiền chứ không phải mấy mối quan hệ 3 lăng nhăng kiểu trước kia làm cùng em ở CLB XYZ ở FTU…) thì nên làm (đủ tiêu chuẩn này thì RẤT RẤT NÊN làm, chúc mừng bạn, con đường hoan lộ về ngành NH của bạn mở rộng rồi đấy).

Còn các bạn con nhà không có điều kiện, 1 thân 1 mình lên HN, quan hệ không… thì đừng cố vào cái vị trí này làm gì vì áp lực với các bạn lúc nào cũng căng thẳng, công việc nó cũng chẳng có chất xám gì để nâng tầm bạn lên cả, thu nhập không cao. Mình thấy có cái page Vietnam Bankers, thường xuyên mở các lớp ôn thi cho các em sv vào các vị trí kiểu QHKH cá nhân, giao dịch viên blah blah. Từ góc nhìn bản thân, mình thấy đây chẳng khác gì trò làm tiền rẻ tiền, cố gắng làm fancy cái nghề NH, trong khi các công việc được offer toàn những công việc có turnover rất cao, không hề có định hướng long term bền vững (Không tin các bạn cứ thử hỏi 1 anh chị nào đó trong các NHTM xem mấy tháng thì phòng anh chị lại có nhân sự mới :)))
Khối Treasury, công việc nhiều chất xám hơn, nhưng thường xuyên không tuyển SV mới ra trường, đơn giản là vì các bạn chả biết gì mấy về lĩnh vực này, khối này cũng không có chỉ tiêu cao. Nếu đỗ vào thì NÊN LÀM.

+) Back office: Công việc toàn kiểu giấy tờ ký tá, kế toán, cộng trừ loằng ngoằng mấy cái file excel. Thật thà mà nói, công việc này hợp các em gái thích yên ổn cưới chồng hơn là con trai. Thực tế là công việc back ở NH không hề nhàn, giấy mà hết cả ngày, và 1 lần nữa, cũng chẳng đòi hỏi nhiều chất xám là mấy, có chăng là các em phải đọc mấy cái thông tư, nghị định của nợ của SBV.

Trong mảng back office, có 1 phần nhỏ là quản lý rủi ro đang được các NH quan tâm chú trọng. Họ nói rất nhiều (tất nhiên là nói sai), nhưng chẳng hiểu gì. Đặc điểm nổi trội của mảng này ở các NH là đội ngũ mid-managers đa phần là dốt nát, chẳng hiểu bản chất về rủi ro, do vậy kết quả công việc đưa ra toàn những khuyến cáo giời ơi đất hỡi, meaningless reports. Do xuất thân đi lên từ tín dụng, hỗ trợ tín dụng, thẩm định tín dụng, sau 1 thời gian được đưa lên làm cấp quản lý về rủi ro. Họ quá bận với những công việc quản lý, giấy tờ, hay các cuộc họp (ở VN họp rất lắm, mà không mấy khi ra cái khỉ tườu gì), không có thời gian để tìm hiểu về cái lĩnh vực mới mà họ đang làm – lĩnh vực mà bản thân họ không được đào tạo bài bản. Đối với những thành phần này, đứng về phía quản trị rủi ro, thì rủi ro lớn nhất của NH là để những anh chị quản lý này làm quản trị rủi ro.
Chỉ có 1 phần nhỏ những công việc trong khối back là đòi hỏi trí tuệ thực sự, nhưng những cái này thì các thầy cô ĐH cũng chẳng dạy, và không dạy được do các thầy cô cũng chẳng biết mấy.

4/ Còn rất nhiều ngành khác, công việc khác có thu nhập cao hơn bên NH, chỉ là nó không có cái tiếng oai vớ vẩn như bọn NH. Mình thật sự khuyên các em sv FTU vốn vẫn còn hừng hực khí thế xông pha, hãy dũng cảm chọn những công việc khác, đóng góp nhiều hơn cho đất nước (NH chỉ là bọn buôn tiền, nhận tiền chỗ này cho vay chỗ khác ăn chênh lệch mà thôi. Đất nước này cần những người tạo ra giá trị mới hơn là cái bọn đứng giữa hút máu). Thật quá phí phạm nhân lực để chui đầu vào làm những việc nhàm chán chỉ để kiếm mấy đồng tiền lương + thưởng tết (thu nhập của nhân viên NH bình thường cũng không hề cao).
NẾU có thích làm NH, thì cũng cố gắng học tập + làm công việc nào đó thực sự đòi hỏi kiến thức finance. Nhu cầu về chất lượng nhân sự ngành NH sẽ thay đổi rất nhanh, trong 15 năm nữa mình dám chắc ko ít hơn 50% những người đang làm NH bây giờ sẽ thất nghiệp.

5/ Lời khuyên này không áp dụng cho các bạn COCC, các bạn làm gì cũng được, không phải nghĩ

Nói đến áp lực của back office ngân hàng có lẽ đó là thời gian. 

Thời gian hoàn thành công việc: Làm back-office ngoài những công việc định kỳ mà bạn có thể dễ dàng lập kế hoạch và quen dần với nó theo thời gian, sẽ có rất nhiều công việc từ trên trời rơi xuống đòi hỏi bạn phải tự tìm hiểu và làm trong tức khắc và nó xen lẫn vào những công việc bạn đang làm dở dang và cần sự tập trung. Bạn nghĩ mình có kiến thức nghiệp vụ tốt, kỹ năng gõ máy tính nhanh như thần gió, khả năng sắp xếp lịch làm việc khoa học thì vấn đề này sẽ trở thành đơn giản ư? Không đâu, công việc thường đòi hỏi sự tương tác qua lại giữa các phòng ban Chi nhánh, Hội sở… Và họ cũng lu bù, việc nọ, việc kia. Liệu họ có dành cho bạn sự ưu tiên?

Thời gian rời công sở: Vượt qua những áp lực kể trên, và giả sử như bạn đã hoàn thành công việc đúng thời hạn. Và như thế là bạn có thể ra về với niềm tự hào về bản thân? Không, có thể bạn làm việc chăm chỉ, tập trung, nhằm mong được về nhà đúng giờ, được nghỉ ngơi sau 1 ngày làm việc căng thẳng nhưng những người khác không nghĩ như vậy. Họ thảnh thơi buôn chuyện, chém gió, xem phim, đọc báo trong giờ làm và để công việc tới gần cuối giờ mới lôi ra. Và với những Sếp coi trọng thời gian ngồi tại ngân hàng, họ mới là những người được đánh giá cao hơn.

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);