Thị trường việc làm tại Nhật Bản sau Covid-19

Thị trường việc làm tại Nhật Bản sau Covid-19. Thị trường việc làm sau Covid-19 sẽ thay đổi rất nhiều. Mình cũng đã từng chia sẻ ở một bài viết hồi đầu tháng 5 về những sự thay đổi này.

Thị trường việc làm tại Nhật Bản sau Covid-19
Thị trường việc làm tại Nhật Bản sau Covid-19

1. Trong ngắn và trung hạn là “thị trường người mua”

Trong một thập kỷ trở lại đây, do nhiều nỗ lực trong chính sách thúc đẩy kinh tế, số lượng việc làm của Nhật Bản tăng đều từ 9,148,729 việc làm năm 2011 cho tới 14,786,921 việc làm trong năm 2018.

Việc làm tăng trong khi dân số lại đang già hoá và số người lao động lại giảm, thị trường lao động tại Nhật Bản trong những năm vừa qua là thị trường thuộc về người bán (tức “người lao động”).

Những năm vừa qua, người lao động có nhiều cơ hội việc làm hơn và có nhiều sự lựa chọn hơn.

Covid-19 có thể sẽ làm thay đổi cơ cấu thị trường lao động. Số lượng việc làm giảm và lao động dư thừa tăng, thị trường đang có xu hướng dịch chuyển về thị trường người mua (tức “doanh nghiệp”). Điều này có nghĩa người lao động sẽ phải cạnh tranh nhiều hơn để có việc làm.
Thêm vào đó, do thị trường có xu hướng dịch chuyển về thị trường người mua, doanh nghiệp có thể sẽ không phải mất nhiều chi phí như trước đây để tuyển dụng.

Trong một vài năm qua, các doanh nghiệp Nhật thường xuyên tổ chức các buổi job-fair, tham gia các event tuyển dụng ở cả Nhật Bản và nước ngoài.

Có thể thấy trong vài năm qua tại Việt Nam cũng thường xuyên có những buổi phỏng vấn tuyển dụng như vậy.

Tuy nhiên, khi nguồn cung lao động trong nước sẵn có (bao gồm cả người Nhật và người nước ngoài), số lượng các doanh nghiệp sẵn sàng bỏ ra chi phí như vậy để tuyển dụng có thể sẽ ít đi.

2. Doanh nghiệp có thể giảm bớt chi phí đào tạo nhân lực => ít việc cho các bạn thiếu kinh nghiệm

Bên cạnh việc hạn chế chi phí tuyển dụng, các doanh nghiệp cũng có thể cân nhắc việc giảm bớt chi phí đào tạo, vốn dĩ là những khoản chi phí mà các doanh nghiệp Nhật khá hào phóng chi trả trước đây mỗi khi đến mùa tuyển dụng và vào công ty.

Điều này đặc biệt thể hiện rõ hơn trong nhóm người lao động nước ngoài. Vốn dĩ những kỹ năng sống và kinh nghiệm làm việc trong xã hội Nhật/công ty Nhật luôn được đánh giá cao khi phỏng vấn người nước ngoài. Xu hướng này sẽ còn thể hiện rõ hơn nữa sau Covid-19 khi các doanh nghiệp cố gắng duy trì hoạt động kinh doanh với nhiều sự cẩn trọng hơn.

Ngoài ra, với số lượng vị trí tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp ít đi, những nhân viên mới này cũng sẽ được yêu cầu có khả năng tự học hỏi cao hơn. Doanh nghiệp có thể sẽ tiết kiệm hơn những chi phí kenshu (đào tạo ban đầu) dành cho người thiếu kinh nghiệm.

Cùng với đó, trong quá trình làm việc, áp lực của việc tự nâng cao tay nghề chuyên môn của người lao động cũng tăng cao hơn. Gần đây, các doanh nghiệp Nhật đang dần xa rời hơn chế độ “tuyển dụng cả đời” vốn đã trở thành truyền thống kể từ thời kỳ phát triển kinh tế thần kỳ sau chiến tranh.

Do vậy, việc buộc thôi việc khi người lao động không đảm bảo yêu cầu công việc có lẽ sẽ không phải một việc hiếm hoi trong các doanh nghiệp trong thời gian tới, nhất là khi Covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu được kiểm soát.

3. Thay đổi phương thức tuyển dụng = cạnh tranh khốc liệt hơn

Covid-19 làm đảo lộn thói quen trong cuộc sống của mọi người trên thế giới. Phương thức tuyển dụng của các doanh nghiệp cũng không nằm ngoài tác động đó.

Trước đây các doanh nghiệp Nhật vẫn chuộng hình thức phỏng vấn trực tiếp, mặt đối mặt. Dù đã có internet và các công cụ giao tiếp trực tuyến, các doanh nghiệp Nhật vẫn thường có ít nhất một buổi gặp mặt trực tiếp với ứng viên trước khi quyết định tuyển dụng. Covid-19 đã làm thay đổi truyền thống nay trong đợt tuyển dụng đầu năm 2020 vừa qua. Ngay cả những buổi phỏng vấn cuối cùng (thường là với cấp lãnh đạo công ty) cũng đã được tổ chức online.

Tuy nhiên, chính vì không còn những job-fair quy mô lớn do Hellowork hay các công ty nhân sự tổ chức, sinh viên sẽ phải chủ động hơn trong việc tìm kiếm thông tin và lên kế hoạch xin việc cho bản thân mình. Hơn nữa, việc không được gặp gỡ trực tiếp với người tuyển dụng, với các OBOG (nhân viên đang làm việc tại công ty) cũng khiến ứng viên cảm thấy khó khăn hơn trong việc tìm hiểu công ty. Việc thể hiện bản thân cũng khó khăn hơn trong những buổi phỏng vấn qua mạng.

Mặt khác, việc phỏng vấn online khiến thế giới trở nên phẳng hơn, và có thể có nhiều đối thủ hơn cho mỗi công việc. Có thể trước đây, việc tuyển dụng chỉ giới hạn trong một vài khu vực thì hiện giờ, công ty có thể nhận hồ sơ và phỏng vấn với bất kỳ ai trên thế giớip, miễn là người đó đảm bảo được các điều kiện tuyển dụng. Chính vì thế, cuộc cạnh tranh của các ứng thời hậu-Covid có thể sẽ có không khí khác, khó khăn hơn hoặc thuận lợi hơn, so với các thế hệ đi trước.

Mình biết là những sinh viên đang đi xin việc hay chuyển việc trong thời gian này sẽ gặp nhiều khó khăn. Hãy chuẩn bị cho mình tâm lý và kỹ năng xin việc thật tốt nhé các bạn

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);