Lời khuyên cho kế toán mới ra trường Chia sẻ kinh nghiệm định hướng nghề nghiệp thực tế cho bạn học kế toán mới ra trường. Đây là những điều thực tế bạn có thể sẽ gặp trong đời. Những câu hỏi phỏng vấn kế toán mới ra trường, 44 câu hỏi phỏng vấn kế toán, Phỏng vấn kế toán cho người chưa có kinh nghiệm, Bài test phỏng vấn kế toán có đáp an, Phỏng vấn kế toán trường học, Câu hỏi phỏng vấn nghiệp vụ kế toán, Mục tiêu nghề nghiệp kế toán cho sinh viên mới ra trường, Phỏng vấn kế toán công ty xây dựng
Nội dung chính:
Lời khuyên cho kế toán mới ra trường
Chào Anh chị em kế toán!
Mình vào nhóm mình chắc mới đc tầm 1-2 tháng gì đấy nhưng thấy group mình khá hữu ích.
Hnay đang chán tâm sự chút!
Mình thấy mọi người chán nghề kế toán, khó tìm việc, lương thấp, áp lực… Thực ra bây giờ ngành nào cũng thế hết các bạn ạ.
Bản thân mình thì ko học ngành kế toán. Mình học ngành kỹ thuật bên Thuỷ lợi. Lúc mới ra trường thì cứ có viẹc làm là thích rồi, vì bản thân mình cũng ko tham vọng, ko muốn phấn đấu gì, nghĩ an phận cho xong.
Từ ngày ra trường cho đến cách đây 2 năm, mình làm việc tại duy nhất ở 1cty với công việc ko đúng chuyên ngành. Việc của mình thì áp lực, theo mình nghĩ, chắc chắn sẽ lớn hơn áp lực nghề Kế toán rất nhiều. Có những thời điểm, chỉ trong nửa tháng mà có tới 4-5 gói thầu lớn nhỏ, cả trog nước và quốc tế, trong khi việc thì vẫn phải làm để có bài nộp đúng hạn, mà tuyển người thì chỉ vài ngày là họ sợ chạy mất dép. Có những thời điểm mà mình ngồi làm thầu ko đứng lên nổi, nói đúng hơn là ko có time mà đứng lên lấy nước uống, làm thông trưa đến tận 2-3g chiều mới ăn trưa, rồi có hôm ngồi tới tận 9g tối mới về. Nghĩ cái ngày đấy thấy mình cũng tự bóc lột mình quá, tự tạo thêm áp lực với chính mình quá vì trách nhiệm với công việc. Có những đợt cty đi nghỉ mát, mình ngồi ở cty làm thầu, rồi 30/4 1/5 mọi ng được nghỉ, thì mình vẫn cứ cặm cụi làm. Sau giai đoạn đấy thì mình ngồi ko nổi, đau đầu, đau toàn bộ xương trên cơ thể, tháng nào cũng vài triệu tiền thuốc.
Công việc vất vả, mình nghĩ có thể cố được. Nhưng quan trọng vẫn phải là Sếp và đồng nghiệp. Sếp có thể chưa hiểu nhân viên, nhưng đồng nghiệp là cực kì quan trọng. Đồng nghiệp ko giúp đỡ nhau, đùn đẩy nhau, nói xấu nhau thì quả thật là quá chán nản. Thêm áp lực công việc nữa thì đúng là ko còn động lực nào để đến với cty.
Nói về sếp thì có thể trong group mình có nhiều bạn làm sếp. Nhưng mình nghĩ để nhân viên nể phục mình và muốn tiếp tục cống hiến lâu dài cho công việc thì sếp nên tôn trọng nhân viên ở 1 mực nhất định có thể. Trước chú GĐ cty rất tốt và quý mình, tin tưởng mình. Nhưng người chỉ đạo công việc trực tiếp lại có kiểu xoay nhanh hơn gió. Lúc công việc từ Báo cáo ĐTM, rồi đi hiện trường khảo sát, thậm chí nghiệm thu khảo sát, lập báo cáo khảo sát (Mình ko học và ko có kiến thức về cái này) ko giao được cho ai, bộ phận kỹ thuật thì họ làm theo % dự án nên cái gì ko thuộc hẳn về kỹ thuật của họ (dù có liên quan mật thiết) mà ko có tiền là họ ko làm. Cuối cùng mình là đứa như cái thùng rác, làm hết những việc ko ai làm. Mình mày mò làm ra so, lãnh đạo có xem xét, chỉnh sửa rồi mới cho đi nộp. Thế là được bên A thanh toán, tiền về! Rồi đến khi có thanh tra bên A kiểm tra hồ sơ có sai sót, thì lại gọi mình vào, nói xúc phạm rằng: ko biết làm thì đừng làm, ko làm thì để cho người khác làm!!! Thật ko còn gì để nói. Đúng là miệng quan trôn trẻ!
Rồi đến cả những công việc kiểm tra sổ sách kế toán, xem chứng từ thu chi đủ chưa, hợp lý chưa, có sai lệch gì không, cũng đến 1 đứa không học gì về kế toán như mình làm.
Áp lực cv lớn mình có thể cố gắng chịu được. Nhưng khi sếp ko tôn trọng với những cố gắng của mình và đồng nghiệp ai biết người đấy ko có sự chia sẻ lẫn nhau để vượt qua những lúc công việc bận rộn, kèm theo sức khoẻ tụt dốc nhanh chóng, nên mình quyết định nghỉ việc. Mình nhớ hôm mình viết email xin nghỉ việc (vì cty có nhiều lãnh đạo, viết email cho rõ ràng đỡ phải gặp nhiều lần nhiều người), là vào buổi tối giữa tuần. Nhưng mình ko dám gửi ngay mà để đến sáng CN, khi cty nghỉ mình mới email tới toàn bộ các sếp, để các sếp có time đọc và nghĩ 1 chút. Nhưng tất nhiên trong email đó, mình chỉ trình bày về áp lực cv mà mình ko thể đáp ứng được, chứ ko nói ra những lý do còn lại.
Đến sáng hôm thứ 2 đi làm, 2 sếp gọi mình riêng vào phòng từng người, bảo suy nghĩ lại. Nhueng mình nghĩ với môi trường như thế thì đi làm ko khác gì tra tấn. Nên mình dừng bước.
Từ đấy đến giờ cũng 2 năm rồi. Cho đến hiện tại, mình muốn tìm lại việc để đi làm cũng chưa tìm được. Vì tuổi cũng nhiều, ko còn sức trẻ như các bạn mới ra trường. Thêm vào đó là suốt 7 năm làm việc ko đúng chuyên môn bằng cấp. Giờ đi xin việc đúng bằng cấp thì ko có kinh nghiệm, mà muốn xin việc mình đã có kinh nghiệm lại ko có bằng cấp liên quan. Hiện tại mình vẫn đang học cao học theo ngành của tấm bằng đại học. Nhưng chưa biết để làm gì và sẽ đi về đâu?
Mình chỉ có 1 lời khuyên với các em mới ra trường rằng: ra trường thì hãy cố gắng tìm việc đúng nghề mà làm, chứ đừng chấp nhận có việc cho có, để rồi sẽ bị cuốn theo, đến lúc nào nó muốn quay về nghề thì khó lắm. Và nếu đã làm đúng nghề, thì hãy thật sự tâm huyết với nghề, vì khi bạn giỏi, việc sẽ tìm đến bạn chứ bạn sẽ ko phải đi tìm việc. Chứ chưa có kinh nghiệm, hoặc kinh nghiệm ít mà mong lương cao thì quả thực khó lắm, vì những người trình độ tàng tàng như mình thì đầy, mình ko làm sẽ có người khác làm. Xã hội cần những người vượt trội và trả lương thoả đáng hơn vì những người vượt trội có nhiều kinh nghiệm thì với cùng 1 công việc, họ có cách giải quyết nhanh hơn, đúng hơn, và quan trọng hơn là quyết đoán hơn, từ đó lãnh đạo sẽ nhàn đi rất nhiều.
Hoặc nếu sau khi học xong, đi làm, các bạn thấy cv ko ohif hợp hoặc thu nhập chưa thoả đáng so với ngành nghề khác, thì hãy chuyển đổi ngành nghề mà bạn muốn, sớm nhất có thể, chứ đừng nên lãng phí thời gian vào thứ mình ko thích.
Chia sẻ những gì mình nghĩ. Nếu có quan điểm khác các bạn vui lòng ko ném đá nhé.
44 câu hỏi phỏng vấn kế toán
1. Bạn vui lòng giới thiệu về bản thân và kinh nghiệm làm việc.
Đây là câu đơn giản nhưng hầu hết nhà tuyển dụng nào cũng hỏi, mục đích là để kiểm chứng lại độ xác thực của 1 số điểm trong CV của bạn mà thôi. Với câu hỏi này, bạn chỉ nói nhanh về ngành học của bạn và các công ty bạn đã làm việc, cố gắng nhấn mạnh những kinh nghiệm có liên quan đến vị trí đang phỏng vấn, tuyệt đối không nói về đời sống cá nhân như sở thích…
2. Theo bạn, đâu là ba kỹ năng của một kế toán giỏi?
Bạn lưu ý là nhà tuyển dụng cần biết 3 kỹ năng của một kế toán giỏi chứ không phải hỏi bạn giỏi kỹ năng nào. Không có câu trả lời cố định cho câu hỏi này vì nó phụ thuộc vào vị trí bạn tuyển dụng là gì nhưng mình gợi ý cho bạn 1 số kỹ năng của một kế toán giỏi: giỏi toán, cẩn thận, chi tiết, giỏi hệ thống (tất cả kế toán), kỹ năng phân tích, tư duy logic, kỹ năng dự báo (trưởng phòng tài chính, kế toán trưởng).
3. Bạn đã sử dụng những phần mềm kế toán nào?
Với câu hỏi này, mục đích của nhà tuyển dụng là câu hỏi tiếp theo sau khi bạn trả lời câu hỏi này: Bạn đánh giá thế nào về những phần mềm đó, cái nào tốt nhất? Bạn phải thể hiện được thế mạnh về hệ thống trong câu hỏi này, cố gắng nêu ưu nhược điểm của từng hệ thống. Thật sự nếu bạn không giỏi hệ thống thì cũng khó giỏi về kế toán vì ngày nay công ty nào không xài hệ thống ERP. Và cũng đừng quên đề cập đến excel nếu bạn giỏi excel vì nó hỗ trợ rất tích cực trong công việc kế toán và tài chính
4. Bạn đã từng làm những báo cáo kế toán, tài chính nào?
Hãy trả lời những báo cáo nào bạn biết và nếu có liên quan đến công việc đang phỏng vấn càng tốt, lưu ý là có thể người phỏng vấn sẽ hỏi bạn chi tiết hơn trong báo cáo bạn nêu.
5. Những quy trình kế toán nào bạn đã viết hoặc chỉnh sửa?
Nếu bạn đã từng viết quy trình kế toán thì câu này quá đơn giản nhưng nếu bạn chưa viết thì ngay bây giờ hãy lấy các quy trình hiện tại của công ty bạn và đọc, cố gắng hiểu các quy trình thì bạn sẽ trả lời được câu hỏi này dễ dàng.
6. Theo bạn thì công việc kế toán có những khó khăn nào?
Câu này bạn có thể nêu về hệ thống pháp luật Việt Nam đang đổi mới nên quy định về thuế và kế toán thay đổi liên tục, thị trường kinh doanh canh tranh nên cầu của ban giám đốc về số liệu kế toán cũng nhanh hơn, chính xác hơn và cụ thể hơn…
7. Hãy nêu một khó khăn / sự cố kế toán mà bạn đã giải quyết thành công.
Câu này bạn tập trung vào những khó khăn, thử thách bạn đã phải đối mặt khi giải quyết vấn đề đó, kết quả là tiết kiệm tiền, giảm rủi ro, giảm phạt…như sự cố về hệ thống, sự cố thanh tra thuế…
8. Làm sao để đảm bảo bạn hay nhân viên của bạn không có phạm sai lầm trong công việc?
Phạm sai lầm là chuyện thường tình của con người nhưng kế toán là liên quan đến tiền và pháp luật nên mục tiêu là phải zero mistake. Mình bật mí các bạn 1 bí kíp để hạn chế sai sót trong kế toán là luôn luôn tìm một mốc để đối chiếu số liệu, mốc đối chiếu có thể là số liệu phòng khác, sổ chi tiết-sổ cái, tháng trước, năm trước, tính toán bên ngoài…
9. Bạn sẽ làm được gì cho công ty chúng tôi?
Câu này thường được hỏi cho các vị trí kế toán trưởng trở lên, câu trả lời sẽ tùy thuộc và tình trạng của doanh nghiệp đang tuyển dụng. Nếu một công ty đang xây dựng thì nhiệm vụ quan trọng sẽ là tối ưu TSCĐ (Capex) và thuế nhà thầu, nếu một công ty đang gặp vấn để về dòng tiền thì cần tối ưu vốn lưu động…
10. Bạn sẽ làm gì nếu bản cân đối tài khoản không cân?
Về nguyên tắc, bản cấn đối tài khoản là phải cân cù hệ thống bao giờ cũng kiểm tra bút toán kép rồi, nếu không cân thì chỉ cần kiểm tra lại số dư đầu kỳ mang sang, phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ có thiếu tài khoản mới nào không, dùng excel kiểm tra làm tròn số thập phân.
11. Kiến thức, kỹ năng nào là quan trọng nhất đối với một kế toán trưởng?
Một kế toán trưởng phải đảm bảo cho bộ máy kế toán hoạt động hiểu quả và chính xác do đó phải có kiến thức kinh doanh, am hiểu pháp luật và giỏi chuyên môn đặc biệt là về thuế, giá thành và báo cáo tài chính, giỏi hệ thống và chịu được áp lực cao.
12. Những thành tích nào bạn đã đạt được trong suốt thời gian đi làm?
Đây là lúc để bạn khoe khoan về những thành quả mà bạn đã làm được, hãy nêu những công việc mà bạn đã cải tiến để mang lại hiểu quả cho công ty.
13. Bạn quản lý nhân viên như thế nào?
Quản lý nhân sự là cả một nghệ thuật và nó vô cùng linh động nên câu trả lời nó tùy thuộc vào phong cách quản lý của bạn là khéo léo hay thân thiện, đa số kế toán thì quản lý theo kiểu thân thiện. Tuy nhiên, phong cách gì cũng cần tuân thủ quy tắc: theo dõi –> kiểm tra –> đánh giá –> hỗ trợ/điều chỉnh để đạt mục tiêu chung của phòng và công ty
14. Vì sao bạn muốn chuyển việc?
Nếu bạn đã đi làm thì câu này 99% nhà tuyển dụng sẽ tò mò muốn biết lý do tại sao bạn quyết định nhảy việc. Đây không phải là câu hỏi đơn giản vì chỉ cần không khéo léo, bạn có thể dễ dàng bị mất điểm trước nhà tuyển dụng.. Nếu bạn qua một công ty lơn hơn hay vị trí cao hơn thì hãy trả lời “phát triển nghề nghiệp”, nếu bạn về gần nhà hơn thì “cho gần nhà”, bí quá thì hãy nói “thay đổi môi trường”, tuyệt đối không chê công ty cũ, tránh phàn nàn về mức lương, chán công việc, mâu thuẩn với sếp, khó thăng tiến… Nếu bạn biết lý do nào hay hơn thì comment bên dưới cho mình nhé
Một số câu hỏi khác để các bạn tham khảo nhưng mình không đưa ra câu gợi ý trả lời
15. Vì sao bạn nghĩ bạn phù hợp cho vị trí này? hoặc hãy nêu lý do chúng tôi nên tuyển bạn cho vị trí này?
16. Điểm mạnh và điểm yếu cả bạn là gì?
17. Khả năng ứng dụng tin học của bạn tới mức nào?
18. Mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong những năm tới là gì?
19. Bạn sẽ xử lý như thế nào nếu ngay ngày báo cáo cuối tháng, cuối năm mà hệ thống bị trục trặc?
20. Bạn đã và đang làm kế toán trưởng tại Công ty cũ được thời gian khá dài vây tại sao bạn lại muốn tìm công việc khác?
21. Bạn hãy cho biết tại sao Bạn theo nghề kế toán?
22. Bạn hiểu mục đích của công việc kế toán trưởng là thế nào?
23. Bạn có những tố chất nào phù hợp với vị trí kế toán trưởng?
24. Nghề kế toán có những điểm nào làm cho Bạn thích và Bạn không hài lòng?
25. Bạn sẽ theo nghiệp kế toán bao lâu?
26. Nghề kế toán có điều gì giúp Bạn trong cuộc sống không?
27. Bạn hãy cho chúng tôi biết tầm quan trọng của công tác kế toán?
28. Bạn hãy cho chúng tôi biết vai trò và chức năng của công tác kế toán?
29. Bạn dụ tuyển vào vị trí kế toán trưởng vậy Bạn có biết soạn thảo quy chế kế toán không ? Mục đích của quy chế này là gì ? Có cần thiết để có quy chế không?
30. Những tố chất nào mà người kế toán trưởng cần phải có? Để làm gì?
31. Bạn đã có kinh nghiệm về kế toán, vậy những kinh nghiệm đó thuộc phần hành nào?
32. Nếu số liệu do Bạn làm sai có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh lời, lỗ của Công ty thì Bạn chịu trách nhiệm như thế nào?
33. Nếu một kế toán kho có số liệu không trùng khớp với số liệu của thủ kho thì bạn sẽ xử lý như thế nào?
34. Bạn là kế toán tiền mặt, vậy nếu số liệu của Bạn không trùng khớp với số liệu của thủ quỹ thì bạn sẽ xử lý như thế nào?
35. Bạn là Kế toán thuế, nếu Bạn làm sai kéo theo việc Công ty phải đóng thuế giá trị gia tăng của tháng đó thì bạn sẽ xử lý thế nào?
36. Bạn dự tuyển vào vị trí kế toán bán hàng, vậy theo nghiệp vụ kế toán Bạn biết làm những gì ? bạn cần loại chứng từ, hóa đơn nào, các tài khoản nào Bạn cần phải sử dụng thường xuyên (Tương tự như câu hỏi này dành cho kế toán kho, kế toán thuế, kế toán thu, chi, kế toán công nợ ..v . .v. .)
37. Bạn có quyền hạn gì trong công viêc của mình?
38. Bạn có trách nhiệm gì trong công việc của mình? Trách nhiệm đó thể hiện như thế nào?
39. Điều gì quan trọng nhất khi làm công việc kế toán trưởng?
40. Điều gì quan trọng nhất đối với người làm kế toán trưởng?
41. Khả nằng ứng dụng vi tính vào công việc kế toán của Bạn được bao nhiêu %? (Hoặc ở mức độ nào ?) bạn hãy kể ra?
42. Bạn có tự tin vào năng lực ứng dụng vi tính của mình không, nếu chúng tôi kiểm tra năng lực đó bằng thực tế ngay bây giờ?
43. Hiện nay việc ứng dụng phần mếm kế toán, hệ thống ERP vào trong công việc đã được rộng rãi. Theo Bạn, Bạn thích làm bằng phần mềm kế toán hay làm trực tiếp trên excel, tại sao?
44. Nhiều người cho rằng phần mềm kế toán là con dao hai lưỡi, quan điểm của bạn như thế nào về điều này?