Rửa tiền là gì? tất tần tất từ a-z

Rửa tiền là gì? tất tần tất từ a-z Rửa tiền là một trong hoạt động phi pháp có diễn biến ngày càng tinh vi, phức tạp trải dài trên nhiều lĩnh vực; xâm nhập, trà trộn vào hầu các ngành nghề. Mới đây vụ rò rỉ tài liệu Panama cũng đã tố cáo nhiều cá nhân, tổ chức, chính trị gia, doanh nhân nổi tiếng… rửa tiền. Vậy Rửa tiền là gì, khái niệm Rửa tiền được hiểu như thế nào cho đúng, bao quát; bạn đọc sẽ có câu trả lời sau khi tham khảo bài viết.’

Rửa tiền là gì? tất tần tất từ a-z
Rửa tiền là gì? tất tần tất từ a-z

 

Rửa tiền là gì? tất tần tất từ a-z

– Tên tiếng Anh: Money Laundering

Laundering money: criminal orgnization pass money through a series companies to disguise their origin from inspector and police
– Là quá trình chuyển đổi bất hợp pháp tiền không rõ nguồn gốc do:
+ buôn lậu
+ buôn bán ma túy
+ buôn bán vũ khí
+ tham nhũng
+ chiếm đoạt tài sản…
thành tiền có thể chứng minh quyền sở hữu hợp pháp

– Rửa tiền là hành vi phạm tội ở tất cả các quốc gia trên thế giới

Rửa tiền được thực hiện qua 3 giai đoạn cơ bản là: Sắp xếp (Placement), Phân tán (Layering) và Quy tụ (Integration) ở mỗi giai đoạn tính chất của sự việc khác nhau giai đoạn Sắp xếp là giai đoạn dễ bị phát hiện nhất trong hoạt động Rửa tiền của tội phạm và giai đoạn Phân tán được coi là quan trọng hơn cả.

– Sắp xếp (Placement): tội phạm tìm hiểu nơi đưa nguồn tiền tới.

– Phân tán (Layering): tiền được đưa vào các hoạt động tài chính.

– Quy tụ (Integration): tiền chứng minh quyền sở hữu hợp pháp.

Trên thế giới hoạt động Rửa tiền diễn biến ngày càng tinh vi và phức tạp đã có rất nhiều vụ Rửa tiền được phát hiện tiêu biểu trong số đó có vụ Liberty Reserve được Mỹ phát giác vào những năm 2012 – 2013; công ty này đã xử lý trên 55.000.000 giao dịch bất hợp pháp qua các giao dịch Internet nặc danh cho khoảng 1 triệu người trên toàn thế giới với tổng số tiền lên tới 6 tỉ USD.

Hay vụ “Hồ sơ Panama” – vụ dò rỉ tài liệu lớn nhất trong lịch sử với hơn 11.5 triệu tài liệu chứa trong 2TB dữ liệu số tiết lộ thông tin của nhiều danh nhân, người nổi tiếng, tỷ phú, chính trị gia… có liên quan tới hoạt động trốn thuế và rửa tiền.

Ví dụ cụ thể về rửa tiền

Để các bạn dễ hình dung, chúng tôi đưa ra đây 1 vài ví dụ cơ bản về rửa tiền

  • Một tổ chức tội phạm có hoạt động kinh doanh. Đây chính là bình phong vững chắc để qua mặt pháp luật. Khi đó, tiền bẩn sẽ được đưa vào tài khoản công ty thông qua doanh thu hàng ngày. Lúc đó tiền đã được chuyển thành dạng thức khác. Khi cần, tổ chức sẽ rút ra từ tài khoản công ty.
  • Chia nhỏ từng khoản tiền rồi chuyển qua lại giữa các tài khoản ngân hàng thông qua chức năng chuyển tiền trên điện thoại. Ngân hàng online phát triển làm tiền đề cho hàng loạt hành vi tội phạm rửa tiền và rất khó kiểm soát.
  • Các kênh tiền ảo được xem là một trong những kênh rửa tiền phổ biến nhất hiện nay. Đây cũng chính là lý do nhiều quốc gia còn e ngại và chưa cho phép giao dịch tiền ảo.
  • Chuyển tiền xuyên biên giới sang một tài khoản nước ngoài.
  • Dùng tiền mua bất động sản rồi bán lại để tiền bẩn thành tiền sạch.

Những thủ đoạn chính của hoạt động rửa tiền

Từ những ví dụ trên, chúng ta có thể thấy được hoạt động rửa tiền rất tinh vi, đa dạng. Các đối tượng có nhiều thủ đoạn rửa tiền khác nhau. Trong đó có những phương thức thường được sử dụng là:

  • Đổi tiền mặt: Giao dịch đổi tiền mặt là một trong những hành vi rửa tiền thông dụng nhất. Việc thực hiện đổi tiền từ tiền tệ nước này qua nước khác hiện nay rất đơn giản. Vì vậy rất khó để kiểm soát được.
  • Mua kim loại quý: Dùng tiền từ buôn lậu, buôn ma túy, cờ bạc, mại dâm, tham nhũng để mua vàng bạc, kim cương,… Là một trong những cách rửa tiền hiệu quả. Các đối tượng có thể chia nhỏ khoản tiền và mua ở nhiều đơn vị khác nhau. Như vậy sẽ rất khó bị phát hiện ra.
  • Tiết kiệm ngân hàng hoặc mua trái phiếu chính phủ. Sau một thời gian, tiền sẽ được rút ra dần dần hoặc rút ra hết để tiêu xài, phục vụ các mục đích khác của tội phạm rửa tiền.
  • Rửa tiền từ những ngân hàng “ngầm”, có thể chuyển tiền từ nước này sang nước khác, từ thành phố này sang thành phố khác và rất dễ dàng hợp pháp hóa dòng tiền bẩn đó.

Hậu quả rửa tiền với nền kinh tế

Mục đích chính của hành vi rửa tiền chính là trốn thuế hoặc hợp pháp hóa tiền bạc phi pháp. Vì vậy, nó để lại rất nhiều hệ lụy cho nền kinh tế:

  • Các thống kê, báo cáo kinh tế bị sai lệch nghiêm trọng. Thống kê không phản ánh đúng tình trạng phát triển kinh tế.
  • Sai lệch các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trốn thuế ngày càng nhiều, thất thoát nguồn thu quốc gia và ảnh hưởng liên đới đến những doanh nghiệp làm ăn chân chính.
  • Tạo sự bất công xã hội.
  • Sự mất niềm tin của xã hội với thị trường tài chính.
  • Lãng phí các nguồn lực kinh tế.

Khi hoạt động rửa tiền còn tồn tại, nghĩa là nền kinh tế còn nhiều bất cập. Không chỉ tạo nên cán cân không hợp lý giữa những đơn vị làm ăn chân chính và những kẻ hoạt động bất hợp pháp, rửa tiền còn khoét sâu thêm khoảng cách giàu nghèo trong và mang đến nhiều gánh nặng cho an sinh xã hội.

Kết luận

Nhà nước Việt Nam có luật phòng chống rửa tiền. Tuy nhiên có thể thấy hoạt động rửa tiền ngày càng tinh vi, rất khó để kiểm soát. Vì vậy, tự bản thân mỗi người phải cùng đồng lòng hiệp lực cùng nhà nước để điều tra và phanh phui các đối tượng này. Khi phát hiện có bất kỳ dấu hiệu rửa tiền nào, nên báo ngay cho cơ quan chức năng. Càng để lâu, tiền càng luân chuyển thi sẽ rất khó để truy ra được nguồn gốc ban đầu.

Có thể bạn quan tâm:

2 thoughts on “Rửa tiền là gì? tất tần tất từ a-z

  1. Pingback: http://www.manchester-terrier-vom-trajan.de/index.php?id=18&type=0&jumpurl=https://casino-spin.de/

  2. Pingback: ราคาบอลวันนี้

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);