Tìm công việc hạnh phúc tại Việt Nam

(2015) Tìm công việc hạnh phúc tại Việt Nam .Về ăn cưới cậu bạn trong nhóm chơi thân, bao bọc  nhau thời sinh viên hoạn nạn khó khăn, thấy thằng bạn lấy vợ xong rồi lại tiếp tục ra đảo cống hiến.

Sáng cậu em quen biết gọi điện nên nhờ xin việc, nó vừa bỏ học sau những tháng ngày kết quả học không như ý muốn và vướng sâu vào điện tử. Cũng khá khó để kiếm được một công việc có cơ hội dạy cho nó những trưởng thành, đủ sống và có hướng nghĩ về tương lai.

Con người tại sao phải đi làm? Có người nói vì cuộc sống, vì tiền, hay cơm áo gạo tiền, vì 3 bữa ăn, vì cái dạ dầy vì gia đình con cái… nhiều người trong xã hội chúng ta đang đang sống trong khó khăn, ,chỉ từ 3-5% dân số siêu giàu, còn lại là những người sống tạm được và nghèo đói. Chính vì thế cơ hội để có việc bình thường với phần đông dân số là hạnh phúc lắm rồi. Nhưng phải trở thành người như thế nào để chí ít có 1 việc bình thường?

Hiện nay, ở Việt Nam có một thực tế là : kẻ có cái tôi cá nhân cao lập tức bị xa lánh kì thị. kẻ bỏ học lưu ban phần lớn bị đánh giá thấp và coi thường. nói năng ko chuẩn chút là đánh giá không ra gì. quan làm láo, kẻ mạnh thì có quyền ức hiệp và trừng phạt của luật rừng. vì sao. vì con người ta bị giáo dục từ bé là đừng có làm cái gì sai. ngu. láo. nhưng bây giờ tôi chắc chắn 100% rằng người ta học đc tất cả nếu từng va vào những cái sai. ngu láo đó

 

Nên hầu hết khó lòng có được một công việc hạnh phúc, chủ yếu là những công việc Mưu sinh là chủ đạo.

Xã hội mình hiện nay nó không tạo điều kiện cho những người có năng lực chuyên môn sâu, đặc biệt về kĩ thuật, những ai tự kiếm học bổng ra nước ngoài thường sẽ không bao giờ quay trở lại, đơn giản, họ muốn con cái muôn đời thành công dân quốc tế, sống và làm việc ở xã hội luôn đấu tranh phát triển. Việc một chàng trai á quân cuộc thi đường lên đỉnh Olympia cho biết vì sao không về nước đã nói lên sự không phù hợp của quốc gia trong việc thu hút và giữ chân người tài.

Trong bức tranh màu tối đó, chúng ta buộc phải tìm mọi cách để chống lại nó, từ kinh nghiệm và những gì đã được học, được trải qua sau mỗi quyết định, mình nhận thấy:

– Phải dám vấp ngã, viết ra giấy những cái mình cần hướng tới, những giá trị thật sự có lợi cho người khác

– Phải mở rộng quan hệ tối đa bằng những kênh kết nối bạn có và để có kết nối thành công thì bạn cần nhớ : Tuyệt đối không LÔI CHUYỆN RIÊNG TƯ CỦA AI ĐÓ, CỦA MÌNH LÊN CÁC KÊNH KẾT NỐI

– Bạn buộc phải giữ sức khỏe cho mình, tìm mọi cách để khỏe mạnh

– Phải sống làm người tốt, đừng để xã hội cuốn bạn thành người phải gian manh, dối trá và trở nên bẩn thỉu. Đừng nhĩ đó là thích nghi, đó là bạn đã bán đi cuộc sống hạnh phúc suốt đời mình.

Mình luôn hi vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn có một cuộc sống và một công việc hạnh phúc tại Việt Nam.

Sự cần thiết của việc tìm được niềm vui hạnh phúc trong nghề nghiệp hay công việc mình làm, Hạnh phúc trong công việc la gì, Công việc mang lại hạnh phúc, Làm thế nào để hạnh phúc trong công việc, Người có niềm đam mê trong công việc là người hạnh phúc nhất, Hạnh phúc la được làm việc, Được làm việc là một điều hạnh phúc, Có việc làm là hạnh phúc,

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu Blog

Cuộc sống - cho đi là còn mãi- chia sẻ và yêu thương!

Chào các bạn- Mình là Ngô Hải Long - Ceo công ty Giải pháp số LBK- Chuyên seo web, quảng cáo Google , Facebook, Zalo và lập trình web wordpress, App (ứng dụng) IOS, Android. Các blog lập ra với mục đích chia sẻ kiến thức cuộc sống, thủ thuật máy tính, việc làm, tài liệu miễn phí. Trong quá trình đội ngũ biên soạn không tránh khỏi thiếu sót hoặc trùng lặp nội dung với các quý blog khác, thành thật xin lỗi nếu có sự cố đó xảy ra - Vậy bạn Vui lòng liên hệ giúp tới ngolonglbk@gmail.com nếu có bất cứ ý kiến, thắc mắc , yêu cầu xóa bài nào! Trân trọng cám ơn các bạn!

Chào mừng các bạn đến với  ngolongnd.net - Blog thư giãn và chia sẻ kiến thức, tài liệu miễn phí! 

Liên hệ quảng cáo- mua back link tại đây

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);