Tổng hợp 313 các câu trắc nghiệm có đáp án (đáp án sẽ up vào cuối ngày ôn thi )- phần 2. Tài liệu do bạn Mơ chia sẻ nhân đợt thi kho bạc năm nay. Mỗi phần gồm 100 câu hỏi. File mềm sẽ up tại phần 3.
114/ Trong các tài khoản sau đây, tài khoản nào theo dõi nhập, xuất dự toán kinh phí chi ngân sách Huyện:
# Tài khoản 060
# Tài khoản 061
# Tài khoản 062
# Tài khoản 063
115/ Đối với cơ quan thực hiện cơ chế tự chủ TC, cuối năm các khoản kinh phí được khoán nếu tiết kiệm được:
# Được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng.
# Nộp trả Ngân sách Nhà nước
# Hủy bỏ hạn mức kinh phí
# Trừ vào dự toán năm sau
116/ Các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực an ninh:
# Kho bạc Nhà nước không kiểm soát khi thanh toán.
# Kho bạc Nhà nước kiểm soát thanh toán theo chế độ hiện hành, trừ các khoản chi phải giữ bí mật.
# Kiểm soát thanh toán theo chế độ như đối với các đơn vị sử dụng ngân sách.
# Cả 3 đều sai.
117/ Khi nhận được dự toán kinh phí của đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí ngân sách Trung ương, kế toán ghi:
#Nhập tài khoản 060 (Chi tiết theo MLNS)
# Nhập tài khoản 061 (Chi tiết theo MLNS)
# Xuất tài khoản 060 (Chi tiết theo MLNS)
# Xuất tài khoản 061 (Chi tiết theo MLNS)
118/ Căn cứ vào Giấy rút dự toán kinh phí bằng tiền mặt của đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách tỉnh đã được lãnh đạo Kho bạc ký duyệt thực chi, kế toán hạch toán:
# Nợ TK 301.01 (Chi tiết theo MLNS) / Có TK 501.01
# Nợ TK 311.01 (Chi tiết theo MLNS) / Có TK 501.01
# Nợ TK 301.11 (Chi tiết theo MLNS) / Có TK 501.01
# Nợ TK 311.11 (Chi tiết theo MLNS) / Có TK 501.01
119/ Căn cứ vào Giấy rút dự toán kinh phí bằng tiền mặt của đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách tỉnh đã được lãnh đạo Kho bạc chấp thuận cho tạm ứng, kế toán hạch toán:
# Nợ TK 301.01 (Chi tiết theo MLNS) / Có TK 501.01
# Nợ TK 311.01 (Chi tiết theo MLNS) / Có TK 501.01
# Nợ TK 301.11 (Chi tiết theo MLNS) / Có TK 501.01
# Nợ TK 311.11 (Chi tiết theo MLNS) / Có TK 501.01
120/ Căn cứ vào Giấy rút dự toán kinh phí bằng tiền mặt của đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách huyện đã được lãnh đạo Kho bạc chấp thuận cho tạm ứng, kế toán hạch toán:
# Nợ TK 311.01 (Chi tiết theo MLNS) / Có TK 501
# Nợ TK 311.11 (Chi tiết theo MLNS) / Có TK 501
# Nợ TK 321.01 (Chi tiết theo MLNS) / Có TK 501
# Nợ TK 321.11 (Chi tiết theo MLNS) / Có TK 501
121/ Căn cứ vào Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, bảng kê chứng từ chi của đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách huyện đã được lãnh đạo KBNN ký duyệt, kế toán hạch toán:
# Nợ TK 311.11 / Có TK 311.01 (Chi tiết theo MLNS)
# Nợ TK 311.01 / Có TK 311.11 (Chi tiết theo MLNS)
# Nợ TK 321.01 / Có TK 321.11 (Chi tiết theo MLNS)
# Nợ TK 321.11 / Có TK 321.01 (Chi tiết theo MLNS)
122/ Cấp phát NSNN bằng “Lệnh chi tiền” thuộc NS cấp thành phố. Trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát nội dung tính chất của từng khoản chi bảo đảm các điều kiện theo qui định thuộc về:
# Kho bạc Nhà nước.
# Cơ quan tài chính cùng cấp.
# Đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.
# Ủy ban nhân dân cùng cấp.
123/ Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng kinh phí NS các khoản chi thường xuyên (Mẫu số C2-06/NS) là chứng từ do:
# Cơ quan cấp phát kinh phí lập
# Cơ quan Tài chính lập
# Đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước lập
# Kho bạc Nhà nước lập
124/ Giấy nộp trả kinh phí bằng TM (Mẫu số C2-07/NS) là chứng từ do:
# Cơ quan cấp phát kinh phí lập
# Cơ quan Tài chính lập
# Đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước lập
# Kho bạc Nhà nước lập
125/ Cơ quan nào quyết định phân bổ DT thuộc ngân sách Huyện
# Chủ tịch ủy ban nhân dân Huyện
# Hội đồng nhân dân Huyện
# Phòng Tài chính Huyện
# Sở Tài chính vật giá
126/ Tài khoản 40 – Cân đối thu, chi ngân sách chỉ được hạch toán khi:
# Có văn bản của cơ quan tài chính.
# Có văn bản của Kho bạc Nhà nước cấp trên.
# Có văn bản phê duyệt quyết toán ngân sách của cấp có thẩm quyền.
# Có văn bản phê duyệt quyết toán của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp.
127/ Tài khoản 60 – Ghi thu, ghi chi ngân sách
# Cuối tháng tất toán số dư
# Cuối năm tất toán số dư
# Số dư chuyển sang năm sau
# Tất toán số dư theo từng nghiệp vụ ghi thu, ghi chi
128/ Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định dự toán năm đối với ngân sách cấp Xã.
# Cơ quan tài chính Huyện
# Chủ tịch Uy ban nhân dân Huyện
# Chủ tịch Uy ban nhân dân Xã
# Hội đồng nhân dân Xã
129/ Tạm ứng chi ngân sách thường xuyên ngân sách Xã được hạch toán vào mục chi:
# Mục chi 902
# Mục chi 901
# Tất cả các mục chi trong MLNS Xã
# Không thực hiện chi tạm ứng
130/ Chứng từ rút kinh phí thường xuyên ngân sách Xã được sử dụng là:
# Séc, Uy nhiệm chi
# Giấy rút hạn mức kinh phí (tiền mặt, chuyển khoản)
# Lệnh chi tiền
# Tất cả đều đúng
131/ Thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách Xã đến hết ngày:
# 15 tháng 01 năm sau
# 20 tháng 01 năm sau
# 31 tháng 01 năm sau
# 28 tháng 02 năm sau
131/ Chọn mệnh đề đúng về thời hạn chỉnh lý quyết toán các cấp ngân sách sau :
# Đến hết ngày 15 tháng 01 năm sau đối với ngân sách cấp xã
# Đến hết ngày 31 tháng 01 năm sau đối với ngân sách cấp Huyện
#Đến hết ngày 31 tháng 03 năm sau đối với ngân sách cấp Tỉnh
# Đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch cho các cấp NS
132/ Các nội dung chi sau đây, nội dung nào khi kiểm soát thanh toán thì Kho bạc Nhà nước hạch toán vào mục 117 “Chi sửa chữa thường xuyên”:
# Thanh toán tiền trợ cấp xa thành phố.
# Mua két sắt đựng tiền.
# Mua dụng cụ văn phòng phục vụ chuyên môn.
# Sửa chữa máy in.
133/ Nội dung “Chi trả tiền điện, nước tháng 08/2006” khi kiểm soát thanh toán thì Kho bạc Nhà nước hạch toán vào mục chi nào?
# Mục chi 110
# Mục chi 109
# Mục chi 102
# Mục chi 108
134/ Nội dung “Chi tiếp khách” khi kiểm soát thanh toán thì Kho bạc Nhà nước hạch toán vào mục chi nào?
# Mục chi 110.
# Mục chi 112.
# Mục chi 119.
# Mục chi 134.
135/ Nội dung “ Chi làm thêm giờ phòng kế toán” khi kiểm soát thanh toán thì Kho bạc Nhà nước hạch toán vào mục chi nào?
# Mục chi 104
# Mục chi 106
# Mục chi 102
# Mục chi 134
136/ Để quản lý tài chính theo Nghị định 10/2002/NĐCP, đơn vị sự nghiệp có thu được sử dụng nguồn kinh phí nào sau đây để trả tiền lương tăng thêm cho người lao động:
# Kinh phí NSNN cấp để thực hiện tinh giản biên chế.
# Kinh phí nghiên cứu khoa học đề tài cấp bộ, ngành.
# Chương trình mục tiêu Quốc gia.
# Cả 3 đều sai.
137/ . Thông tư 79/2003/TT-BTC ngày 13/08/2003 của BTC được áp dụng đối với:
a/ Chi thường xuyên, chi SNKT,chương trình mục tiêu, chi KPUQ,chi khác của NSNN
b/ Chi NS xã.
c/ Chi ĐTXDCB & sự nghiệp có tính chất đầu tư.
d/ Chi đặc biệt về an ninh, quốc phòng.
138/ Đối tượng áp dụng thông tư 79/2003/TT-BTC là:tất cả các đơn vị sử dụng NSNN.
a/ Đúng
b/ Sai
139/ . KBNN thực hiện thu hồi giảm chi vào NSNN khi có:
a/ QĐ của cơ quan tài chính hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
b/ QĐ của Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách
c/ Cả a, b đúng
140/ . Trách nhiệm của cơ quan tài chính là:
a/ Thẩm tra việc phân bổ dự toán , bố trí nguồn đáp ứng chi , kiểm tra giám sát việc chi tiêu của đơn vị.
b/ Thẩm tra việc phân bổ dự toán , bố trí nguồn đáp ứng chi, phê duyệt quyết toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách.
c/ Thẩm tra việc phân bổ dự toán, kiểm tra , giám sát việc chi tiêu, phê duyệt quyết toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách.
141/ . Trách nhiệm đơn vị sử dụng NSNN hoặc các tổ chức được NSNN hỗ trợ thường xuyên phải mở tài khoản tại KBNN; chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan tài chính, KBNN trong quá trình thực hiện dự toán NSNN được giao.
a/ Đúng
b/ Sai
142/ . Thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN có trách nhiệm sau:
-QĐ chi theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức trong phạm vi chi NSNN được cấp có thẩm quyền giao.
-Quản lý sử dụnh NSNN, Tài sản Nhà nước đúng chế độ, đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả.Trường hợp vi phạm tùy theo tính chất và mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
-Phê duyệt quyết toán cho đơn vị mình.
a/ Đúng
b/ Sai
143/ . KBNN có quyền tạm đình chỉ , từ chối chi trả thanh toán và thông báo cho đơn vị sử dụng NSNN biết , đồng thời chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong các trường hợp sau:
-Chi không đúng mục đích, đối tuợng theo dự toán được duyệt.
-Chi không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
a/ Đúng
b/ Sai
144/ . KBNN thực hiện chi trả,thanh toán các khoản chi NSNN khi có đủ các điều kiện sau:
-Đã có trong dự toán chi NSNN được giao.
-Đúng chế độ tiêu chuẩn định mức chi NSNN do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
-Đã được cơ quan tài chính hoặc Thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN hoặc người được ủy quyền quyết định chi.
a/ Đúng
b/ Sai
145/ . Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN đối với ngành, lãnh vực là:
a/ Thủ tướng Chính phủ
b/ Bộ tài chính
c/ Thủ trưởng các ngành, lãnh vực mình phụ trách
d/ HĐND cấp Tỉnh
146/ . Đối với khoản chi mua sắm đồ dùng, trang thiết bị phương tiện làm việc, sửa chữa lớn TSCĐ thì hồ sơ , chứng từ đơn vị gửi đến KBNN gồm:
-QĐ phê duyệt kết quả đấu thầu hoặc chỉ định thầu.
-HĐ mua bán hàng hóa, dịch vụ.
-Phiếu báo giá của đơn vị cung cấp hoặc hóa đơn bán hàng, vật tư, thiết bị.
-Các hồ sơ chứng từ khác có liên quan.
a/ Đúng
b/ Sai
147/ KBNN có thể chi trả, thanh toán cho đơn vị sử dụng kinh phí nhóm mục chi thanh toán cho cá nhân để trả tiền nghiệp vụ chuyên môn kèm theo giấy đề nghị điều chỉnh nhóm mục của đơn vị sử dụng NSNN.
a/ Đúng
b/ Sai
148/ Các hình thức chi trả, thanh toán NSNN gồm:
a/ HMKP và dự toán NSNN
b/ Dự toán NSNN và LCT
c/ HMKP và LCT
149/ . Đối tượng áp dụng hình thức chi trả theo dự toán NSNN gồm:
a/ Các cơ quan hành chính; đơn vị sự nghiệp; các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp; các Tổng công ty nhà nước dược hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ thường xuyên có quan hệ với NSNN.
b/ Các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế , xã hội không có quan hệ thường xuyên với NSNN.
c/ Các cơ quan hành chính, các cơ quan Đảng; các đơn vị quốc phòng, an ninh; các tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức xã hội , nghề nghiệp có quan hệ thườnh xuyên với NS.
150/ . Trong các đối tượng sau, đối tượng nào áp dụng hình thức cấp phát bằng LCT?
a/ Các tổng công ty Nhà nước được hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ thường xuyên theo quy định của pháp luật.
b/ Chi trả nợ, chi viện trợ, chi bổ sung từ NS cấp trên cho NS cấp dưới
c/ Các đơn vị khoán kinh phí hoạt động; đơn vị sự nghiệp có thu Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí.
151/ Những nội dung thanh toán sau đây, nội dung nào thường được thực hiện bằng phương thức cấp phát dự toán?
a/ Các khoản chi hành chính của đơn vị
b/ Các khoản chi học bổng, sinh hoạt phí
c/ Các khoản chi tạm ứng theo HĐ mua sắm tài sản
d/ Cả ba đều đúng
152/ Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quyết toán của đơn vị sử dụng ngân sách:
# Cơ quan chủ quản
# Cơ quan tài chính
# A + B đúng
153/ . Hình thức chi trả, thanh toán bằng LCT, KBNN có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát nội dung, tính chất của từng khoản chi, bảo đảm các điều kiện cấp phát NSNN theo chế độ quy định.
a/ Đúng
b/ Sai
154/ . KBNN kiểm tra, kiểm soát trong trường hợp nào khi cơ quan nhận ủy quyền cấp phát cho đơn vị sử dụng KPUQ bằng:
a/ Dự toán kinh phí
b/ Uy nhiệm chi
c/ Cả 2
155/ . Đối với những khoản chi thường xuyên khác chưa thực hiện được việc cấp phát trực tiếp thì đơn vị có thể tạm ứng nhưng phải thanh toán tạm ứng:
a/ Chậm nhất vào ngày cuối tháng
b/ Chậm nhất vào ngày 5 tháng sau
c/ Chậm nhất vào ngày cuối tháng sau
156/ . Khi nhận được QĐ thu hồi giảm chi NSNN đối với khoản chi sai chế độ, tiêu chuẩn , định mức chi của Nhà nước đã qua niên độ kế toán thì KBNN hạch toán:
a/ Giảm chi ngân sách năm trước
b/ Nộp NSNN
c/ Cả 2 đều đúng.
157/ Tài khoản 666 là tài khoản Thanh toán bù trừ trong hệ thống KBNN
#Sai.
# Đúng.
158/ Tài khoản 665.01 Thanh toán bù trừ , có kết cấu như sau:
# Bên Nợ phản ánh số tiền phải trả từ các ngân hàng khác..
# Bên Có phản ánh số tiền phải thu từ các ngân hàng khác.
# Cuối ngày tài khoản này không còn số dư.
# Số dư Nợ phản ánh số chênh lệch vốn phải thu chưa quyết toán.
159/ Các đơn vị Kho bạc Nhà nước huyện không được phép mở tài khoản tiền gửi để thanh toán giao dịch bằng tiền mặt, chuyển khoản tại:
# Các ngân hàng thương mại cổ phần.
# Các ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh.
# Các ngân hàng liên doanh với nước ngoài.
# Tất cả các trường hợp nêu trên.
160/ Các đơn vị Kho bạc Nhà nước huyện được phép mở tài khoản tiền gửi để thanh toán giao dịch bằng tiền mặt, chuyển khoản tại:
# Các ngân hàng thương mại cổ phần.
# Các ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh.
# Các ngân hàng liên doanh với nước ngoài.
# Các ngân hàng thương mại quốc doanh.
161/ Thanh toán bù trừ ngoài hệ thống là hình thức thanh toán áp dụng cho:
# Các đơn vị Kho bạc Nhà nước trên cùng địa bàn.
# Các đơn vị Kho bạc Nhà nước trên toàn quốc.
# Các Ngân hàng thương mại quốc doanh.
# Các ngân hàng, kho bạc trên cùng địa bàn có mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước.
162/ Bảng kê thanh toán bù trừ số 14 được lập trên cơ sở:
# Tổng hợp tất cả chứng từ gốc.
# Tổng hợp các chứng từ nhận về từ các ngân hàng thành viên.
# Kết quả bù trừ giữa với các ngân hàng thành viên.
# Tổng hợp các Bảng kê thanh toán bù trừ số 12.
163/ Việc chuyển hóa chứng từ gốc thành chứng từ điện tử trong thanh toán liên kho bạc nội tỉnh được thực hiện tại đơn vị nào?
# Đơn vị giao dịch.
# Kho bạc B.
# Kho bạc A.
# Ngân hàng phục vụ đơn vị nhận tiền.
164/ Trường hợp nào dưới đây không thuộc phạm vi áp dụng thanh toán liên kho bạc?
# Đơn vị trả tiền có TK tại KBA, đơn vị nhận tiền có tài khoản tại NH khác địa bàn.
# KBA chuyển tiếp chứng từ thanh toán bù trừ cho đơn vị nhận tiền có TK tại KBB.
# Đơn vị trả tiền có tài khoản ở KBA, đơn vị nhận tiền có tài khoản ở KBB.
# Đơn vị trả tiền và đơn vị nhận tiền có tài khoản tại cùng một đơn vị Kho bạc.
165/ Nhận được Bảng kê chứng từ thanh toán bù trừ vế Nợ kèm tờ séc do Kho bạc bảo chi, kế toán định khoản như sau:
# Nợ TK 511.01 / Có TK 665.01
# Nợ TK 665.01 / Có TK 620.02
# Nợ TK 620.02 / Có TK 511.01
# Nợ TK 620.02 / Có TK 665.01
166/ Nhận được Bảng kê chứng từ thanh toán bù trừ vế Có kèm UNC của Cty A nộp tiền vào tài khoản tạm giữ của Chi cục Thuế, kế toán định khoản như sau:
# Nợ TK 665.01 / Có TK 921.01
# Nợ TK 665.01 / Có TK 920.03
# Nợ TK 665.01 / Có TK 921.02
# Nợ TK 665.01 / Có TK 921.03
167/ Nhận được Bảng kê chứng từ thanh toán bù trừ vế Có kèm UNC của Cty A nộp tiền vào tài khoản tạm giữ của Chi cục Hải Quan, kế toán định khoản như sau:
# Nợ TK 665.01 / Có TK 921.01
# Nợ TK 665.01 / Có TK 920.02
# Nợ TK 665.01 / Có TK 921.02
# Nợ TK 665.01 / Có TK 921.03
168/ Nhận được chứng từ trả lãi tiền gửi của Kho bạc Nhà nước huyện mở tại Ngân hàng thương mại quốc doanh, kế toán định khoản như sau:
# Nợ TK 945.01 / Có TK 665.01
# Nợ TK 511.01 / Có TK 665.01
# Nợ TK 945.01 / Có TK 511.01
# Nợ TK 511.01 / Có TK 934.01
169/ Căn cứ Bảng kết quả thanh toán bù trừ (Bảng kê số 15) do Ngân hàng Nhà nước gửi đến, kế toán hạch toán:
# Nợ TK 511.01 / Có TK 665.01 : Số chênh lệch phải trả.
# Nợ TK 665.01 / Có TK 666.01 : Số chênh lệch phải thu.
# Nợ TK 665.01 / Có TK 511.01 : Số chênh lệch phải thu.
# Nợ TK 665.01 / Có TK 511.01 : Số chênh lệch phải trả.
170/ Căn cứ Bảng kết quả thanh toán bù trừ (Bảng kê số 15) do Ngân hàng Nhà nước gửi đến, kế toán hạch toán:
# Nợ TK 511.01 / Có TK 665.01 : Số chênh lệch phải trả.
# Nợ TK 665.01 / Có TK 666.01 : Số chênh lệch phải thu.
# Nợ TK 511.01 / Có TK 665.01 : Số chênh lệch phải thu.
# Nợ TK 665.01 / Có TK 511.01 : Số chênh lệch phải thu.
171/ Tài khoản 665 “Thanh toán bù trừ ”, cuối ngày không có số dư. Tài liệu để hạch toán tất toán số dư TK 665 là:
# Bảng kê thanh toán bù trừ số 12.
# Bảng kê thanh toán bù trừ số 14.
# Bảng kê thanh toán bù trừ số 15.
# Tài khoản sẽ tự động triệt tiêu, không cần phải hạch toán để tất toán số dư.
172/ Tại Kho bạc Nhà nước huyện nhận được giấy báo có từ ngân hàng nơi mở tài khoản tiền gửi thanh toán, nội dung KBNN tỉnh chuyển vốn về KBNN, kế toán hạch toán:
# Nợ TK 631.01/ Có TK 511.01
# Nợ TK 511.01/ Có TK 631.01
# Nợ TK 501.01/ Có TK 631.01
# Nợ TK 511.01/ Có TK 631.02
173/ Hạch toán nộp tiền mặt vào NH :
# Nợ 511 / Có 501
# Nợ 502 / Có 501 đồng thời ghi Nợ 511 / Có 502
#Nợ 502 /Có 501 khi có giấy nộp tiền được N.Hàng xác nhận và đóng dấu đã thu tiền trên GNT thì hạch toán Nợ 511 / Có 502
174/ Tài khoản 611 Thanh toán với ngân sách nhà nước về gốc tín phiếu, trái phiếu, có kết cấu như sau:
# Bên Nợ phản ánh số tiền gốc trái phiếu được quyết toán.
# Số dư Có phản ánh số tiền gốc trái phiếu chưa quyết toán với ngân sách.
# Bên Có phản ánh số tiền gốc trái phiếu phát hành ghi thu ngân sách.
# Bên Có phản ánh số tiền gốc trái phiếu đã quyết toán và được ngân sách nhà nước thanh toán.
175/ Tài khoản 901 Trái phiếu do Kho bạc Nhà nước trực tiếp phát hành, có kết cấu như sau:
# Bên Nợ phản ánh số vốn gốc trái phiếu đã phát hành.
# Bên Nợ phản ánh số vốn gốc đã thanh toán.
# Bên Có phản ánh số trái phiếu đã chuyển quá hạn.
# Số dư Nợ phản ánh số tiền vay chưa thanh toán.
176/ Tài khoản 909 Trái phiếu quá hạn, có kết cấu như sau:
# Bên Nợ phản ánh số trái phiếu chuyển quá hạn.
# Bên Có phản ánh số vốn gốc + lãi trái phiếu chuyển quá hạn.
# Bên Có phản ánh số lãi trái phiếu chuyển quá hạn.
# Số dư Có phản ánh trái phiếu quá hạn chưa thanh toán.
177/ Trái phiếu Chính phủ được phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ?
# Sai
# Đúng
178/ Trường hợp nào dưới đây được xem là trái phiếu không có giá trị thanh toán?
# Trái phiếu làm giả.
# Tờ trái phiếu bị tẩy, xóa, sửa chữa chữ và số.
# Tờ trái phiếu bị rách mất một phần hoặc bị biến dạng không còn giữ được hình dạng, nội dung ban đầu.
# Tất cả các trường hợp nêu trên.
179/ Trái phiếu được phát hành bằng hình thức chiết khấu, ngày phát hành được xác định là ngày đầu tiên của đợt phát hành trái phiếu. Tại thời điểm ngày cuối cùng của đợt phát hành giá bán trái phiếu sẽ là:
# Giá bán trái phiếu thấp hơn mệnh giá trái phiếu.
# Giá bán trái phiếu bằng mệnh giá trái phiếu.
# Giá bán trái phiếu cao hơn mệnh giá trái phiếu.
180/ Trái phiếu được phát hành bằng hình thức chiết khấu, ngày phát hành được xác định là ngày cuối cùng của đợt phát hành trái phiếu. Tại thời điểm ngày cuối cùng của đợt phát hành giá bán trái phiếu sẽ là:
# Giá bán trái phiếu cao hơn mệnh giá trái phiếu.
# Giá bán trái phiếu thấp hơn mệnh giá trái phiếu.
# Giá bán trái phiếu bằng mệnh giá trái phiếu.
181/ Trái phiếu được phát hành bằng hình thức chiết khấu, ngày phát hành được xác định là ngày cuối cùng của đợt phát hành trái phiếu. Tại thời điểm ngày đầu tiên của đợt phát hành, giá bán trái phiếu sẽ là:
# Giá bán trái phiếu cao hơn mệnh giá trái phiếu.
# Giá bán trái phiếu bằng mệnh giá trái phiếu.
# Giá bán trái phiếu thấp mệnh giá trái phiếu.
182/ Trái phiếu kho bạc được phát hành theo hình thức chiết khấu, nếu mất trái phiếu thì xem như bị mất tiền, Kho bạc Nhà nước không có trách nhiệm thanh toán cho người báo mất trái phiếu.
# Sai.
# Đúng.
183/ Trái phiếu kho bạc được phát hành theo hình thức chiết khấu, các đơn vị KBNN không được nhận đơn báo mất trái phiếu và không được thông báo cho các đơn vị trong hệ thống KBNN về việc báo mất trái phiếu.
# Sai.
# Đúng.
184/ Khi phát hành trái phiếu theo hình chiết khấu bằng tiền mặt (giá bán thấp hơn mệnh giá trái phiếu), căn cứ vào chứng từ kế toán hạch toán:
# Nợ TK 501.01 (giá bán) / Có TK 901.60 (mệnh giá), Có TK 614.60 (số tiền chiết khấu)
# Nợ TK 614.60 (số tiền chiết khấu), Nợ TK 901.60 (mệnh giá) / Có TK 501.01 (giá bán)
# Nợ TK 501.01 (giá bán), Nợ TK 901.60 (mệnh giá) / Có TK 614.60 (số tiền chiết khấu)
# Nợ TK 501.01 (giá bán), Nợ TK 614.60 (số tiền chiết khấu) / Có TK 901.60 (mệnh giá)
185/ Khi thanh toán lãi trái phiếu chiết khấu định kỳ năm thứ nhất, căn cứ vào tổng số tiền lãi thanh toán trên bảng kê, kế toán lập chứng từ và hạch toán:
# Nợ TK 614.60 / Có TK 501.01: số tiền chiết khấu.
# Nợ TK 612.60 / Có TK 501.01: số tiền chiết khấu.
# Nợ TK 612.70 / Có TK 501.01: số tiền lãi năm thứ nhất.
# Nợ TK 612.60 / Có TK 501.01: số tiền lãi năm thứ nhất.
186/ Khi thanh toán vãng lai tiền lãi trái phiếu chiết khấu năm thứ nhất, căn cứ vào chứng từ hợp lệ, kế toán hạch toán:
# Nợ TK 612.60 / Có TK 501.01: số tiền lãi năm thứ nhất.
# Nợ TK 901.60 / Có TK 501.01: số tiền gốc trái phiếu.
# Nợ TK 663.04 / Có TK 501.01: số tiền lãi năm thứ nhất.
187/ Căn cứ vào Bảng kê phát hành trái phiếu, kế toán lập chứng từ hạch toán Nợ TK 501 / Có TK 901, bút toán đồng thời sẽ là:
# Nợ TK 612/ Có TK 741.01
# Nợ TK 611/Có TK 741.02 (chi tiết mục thu vay Kho bạc Nhà nước)
# Nợ TK 611/ Có TK 741.01
# Nợ TK 741.01/ Có TK 611
188/ Tín phiếu, trái phiếu do Kho bạc Nhà nước phát hành, khi nộp vào ngân sách nhà nước, hạch toán vào mục thu nào?
# Mục thu 086, tiểu mục 01
# Mục thu 086, tiểu mục 02
# Mục thu 086, tiểu mục 03
# Mục thu 086, tiểu mục 04
189/ Đối với trái phiếu phát hành và thanh toán bằng đồng Việt Nam thì mệnh giá tối thiểu của tờ trái phiếu là:
# 50.000 đồng
# 100.000 đồng
# 200.000 đồng
# 500.000 đồng
190/ Phát biểu “Trái phiếu Chính phủ được dùng để thay thế tiền trong lưu thông và thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách nhà nước” là đúng hay sai?
# Đúng.
# Sai.
191/ Trường hợp người mua trái phiếu vô danh làm mất hoặc thất lạc tờ trái phiếu, Kho bạc Nhà nước giải quyết:
# Được thanh toán khi có đơn cớ mất.
# Được thanh toán khi có đơn cớ mất và có xác nhận của cơ quan Công an
# Được thanh toán tiền gốc, không được thanh toán tiền lãi.
# Không được thanh toán.
192/ Trong trường hợp chủ sở hữu trái phiếu không thể trực tiếp đến KBNN để thanh toán trái phiếu khi đến hạn, thì:
# Không được ủy quyền cho người khác lĩnh thay
# Được ủy quyền cho người khác lĩnh thay nếu có giấy ủy quyền hợp pháp.
# Chỉ được ủy quyền khi Kho bạc Nhà nước đồng ý bằng văn bản.
# Giao tờ trái phiếu cho người nhà (có cùng hộ khẩu) lĩnh thay.
193/ Việc chuyển giao trái phiếu có ghi danh phải làm thủ tục tại:
# Ủy ban nhân dân nơi chủ sở hữu đăng ký hộ khẩu thường trú.
# Cơ quan Công an nơi chủ sở hữu đăng ký hộ khẩu thường trú.
# Kho bạc Nhà nước nơi phát hành trái phiếu.
# Tự do chuyển nhượng trên thị trường, không cần làm bất cứ thủ tục nào.
194/ Việc chuyển giao trái phiếu không ghi danh phải làm thủ tục tại:
# Ủy ban nhân dân nơi chủ sở hữu đăng ký hộ khẩu thường trú.
# Cơ quan Công an nơi chủ sở hữu đăng ký hộ khẩu thường trú.
# Kho bạc Nhà nước nơi phát hành trái phiếu.
# Tự do chuyển nhượng, không cần làm bất cứ thủ tục nào.
195/ Trái phiếu kỳ hạn 2 năm, nếu chưa đủ thời hạn 12 tháng mà khách hàng đề nghị thanh toán thì Kho bạc thực hiện:
# Thanh toán tiền gốc + lãi suất
# Thanh toán tiền gốc, không thanh toán lãi
# Không thanh toán.
196/ Trái phiếu kỳ hạn 2 năm, đợt phát hành 2006, lãi suất 8.6% năm, nếu đủ thời hạn 12 tháng nhưng chưa đủ 24 tháng mà khách hàng đề nghị thanh toán thì Kho bạc thực hiện:
# Thanh toán tiền gốc + lãi suất 8.2%
# Thanh toán tiền gốc + lãi suất 8.6%
# Thanh toán tiền gốc, không thanh toán lãi
# Không thanh toán.
197/ Khi thanh toán gốc trái phiếu đến hạn, Kho bạc Nhà nước phải:
# Cắt góc trên bên phải tờ trái phiếu.
# Cắt góc dưới bên phải tờ trái phiếu.
# Cắt góc trên bên trái tờ trái phiếu.
# Cắt góc dưới bên trái tờ trái phiếu.
198/ Tại thời điểm đang có đợt phát hành trái phiếu, đối với trái phiếu đến hạn nhưng chủ sở hữu chưa đến thanh toán, kế toán lập chứng từ và hạch toán:
# Chờ khách hàng đến thanh toán.
# Làm thủ tục thanh toán tiền gốc chuyển sổ sang kỳ hạn mới.
# Làm thủ tục thanh toán tiền gốc và tiền lãi chuyển sổ sang kỳ hạn mới.
# Làm thủ tục chuyển sang tài khoản trái phiếu quá hạn.
199/ Khi làm mất tờ trái phiếu ghi danh, chủ sở hữu phải báo cho cơ quan chức năng:
# Cơ quan công an nơi đăng ký thường trú.
# Ủy ban nhân dân nơi đăng ký thường trú.
# Kho bạc Nhà nước nơi phát hành.
# Cơ quan công an nơi làm mất trái phiếu.
200/ Trường hợp trái phiếu ghi danh đã báo mất, Kho bạc Nhà nước tiến hành thanh toán:
# Khi tờ trái phiếu chưa bị lợi dụng và đủ 1 năm.
# Khi đến hạn thanh toán và tờ trái phiếu chưa bị lợi dụng.
# Xử lý nộp ngân sách nhà nước.
# Chỉ thanh toán tiền gốc.
201/ Trong những loại phân công kiêm nhiệm dưới đây, trường hợp nào vi phạm nguyên tắc phân công, bố trí cán bộ kế toán:
# Kế toán trưởng giữ các tài khoản thuộc tài vụ nội bộ.
# Kế toán chi ngân sách giữ tài khoản tiền gửi ngân hàng.
# Kế toán giữ tài khoản tiền gửi ngân hàng trực tiếp giao nhận chứng từ với N.hàng.
202/ Trường hợp chứng từ do khách hàng lập không đúng quy định, kế toán viên Kho bạc Nhà nước có thể giúp khách hàng lập lại bộ chứng từ khác.
# Đúng.
# Sai.
203/ Trường hợp chứng từ do khách hàng lập không đúng quy định, kế toán viên Kho bạc Nhà nước hướng dẫn khách hàng lập lại bộ chứng từ khác.
# Đúng.
# Sai.
204/ Trường hợp nào dưới đây vi phạm chế độ chứng từ kế toán Kho bạc Nhà nước?
# Chữ ký kế toán trưởng đơn vị giao dịch được thay bằng chữ ký của cán bộ phụ trách kế toán.
# Chữ ký của người nhận tiền trên chứng từ lĩnh tiền mặt chưa đăng ký chữ ký mẫu tại Kho bạc Nhà nước.
# Chứng từ nộp tiền vào ngân sách không có chữ ký của Giám đốc Kho bạc Nhà nước.
# Kế toán trưởng ký với chức danh “thừa ủy quyền” Giám đốc Kho bạc Nhà nước.
205/ Trường hợp nào dưới đây vi phạm chế độ chứng từ kế toán Kho bạc Nhà nước?
# Không có chữ ký Giám đốc trên Giấy nộp tiền vào ngân sách bằng tiền mặt.
# Không có chữ ký Giám đốc trên Giấy phân phối hạn mức kinh phí được cấp.
# Không có chữ ký Giám đốc trên Giấy báo chuyển trả hạn mức kinh phí.
# Không có chữ ký Giám đốc trên Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng.
206/ Trong các loại chứng từ sau, loại nào thuộc thẩm quyền ban hành của Kho bạc Nhà nước:
# Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước bằng tiền mặt.
# Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước bằng chuyển khoản.
# Lệnh chi tiền.
# Giấy rút dự toán kinh phí ngân sách bằng tiền mặt.
207/ Trong các loại chứng từ sau, loại nào thuộc thẩm quyền ban hành của cơ quan tài chính:
# Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước bằng tiền mặt.
# Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước bằng chuyển khoản.
# Lệnh chi tiền.
# Giấy rút dự toán kinh phí ngân sách bằng tiền mặt.
208/ Trường hợp nào dưới đây vi phạm quy định về quản lý và sử dụng con dấu “KẾ TOÁN” của Kho bạc Nhà nước:
# Đóng dấu “KẾ TOÁN” lên các loại chứng từ chuyển khoản nội bộ.
# Đóng dấu “KẾ TOÁN” lên các loại chứng từ thanh toán liên kho bạc.
# Đóng dấu “KẾ TOÁN” lên Bảng kê chứng từ chi ngân sách nhà nước.
# Đóng dấu “KẾ TOÁN” lên các loại Báo cáo kế toán định kỳ.
209/ Trường hợp nào dưới đây vi phạm quy định về quản lý và sử dụng con dấu “KẾ TOÁN” của Kho bạc Nhà nước:
# Đóng dấu “KẾ TOÁN” lên các loại chứng từ thu chi tiền mặt.
# Đóng dấu “KẾ TOÁN” lên các loại chứng từ nhập xuất ấn chỉ quan trọng.
# Đóng dấu “KẾ TOÁN” lên Bảng kê chứng từ hàng ngày.
# Đóng dấu “KẾ TOÁN” lên các loại văn bản hành chính nhà nước.
210/ Trường hợp nào dưới đây vi phạm quy định về quản lý và sử dụng con dấu “KẾ TOÁN” của Kho bạc Nhà nước:
# Đóng dấu “KẾ TOÁN” lên các loại chứng từ thu ngân sách.
# Đóng dấu “KẾ TOÁN” lên các loại chứng từ chuyển khoản nội bộ.
# Đóng dấu “KẾ TOÁN” lên Bảng kê chứng từ thu ngân sách nhà nước.
# Đóng dấu “KẾ TOÁN” lên các loại chứng từ thanh toán qua ngân hàng có chữ ký của Giám đốc với tư cách là chủ tài khoản.
211/ Các sai sót nhầm lẫn trong quá trình hạch toán kế toán trên chương trình máy tính được sửa chữa theo phương pháp sau:
# Phương pháp cải chính.
# Phương pháp ghi số âm.
# Có thể áp dụng cả hai phương pháp.
212/ Tài khoản 503 Tiền mặt thu theo túi niêm phong. Số dư Có cuối kỳ của tài khoản này phản ảnh lượng tiền mặt còn đang chờ kiểm đếm để nhập kho bảo quản.
# Sai.
# Đúng.
213/ Khi nhập kho tiền mặt thu theo túi niêm phong, kế toán hạch toán tăng tài khoản 503 dựa vào:
# Số tiền thực tế ghi trên biên bản bàn giao cho thủ kho.
# Số tiền ghi trên nhãn dán niêm phong.
# Số tiền thực tế trên Biên bản kiểm đếm khi mở túi niêm phong.
# Số tiền trên Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước bằng tiền mặt.
214/ Tài khoản 01 Tài sản giữ hộ, giá trị phản ảnh trên tài khoản này được hạch toán như sau:
# Ghi theo giá trị thực tế của tài sản quy ra đồng Việt Nam.
# Ghi theo giá trị chi tiết của từng loại ấn chỉ.
# Ghi theo tỷ giá hạch toán ngoại tệ do Bộ Tài chính quy định.
# Ghi theo giá quy ước 1 đơn vị = 1 đồng Việt Nam.
Phần 2: Đáp án
114.3/115.1/116.2/117.1/118.2/119.4/120.4/121.3/122.2/123.3/124.3/125.1/126.3/127.4/128.4/129.2/130.3/131.3/132.4/133.2/134.4/135.3/136.4/137.1/138.2/139.1/140.1/141.2/142.2/143.1/144.2/145.2/146.2/147.2/148.2/149.1/150.2/151.2/152.3/153.2/154.1/155.2/156.2/157.2/158.3/159.4/160.4/161.4/162.4/163.3/164.4/165.4/166.4/167.3/168.4/169.4/170.3/171.3/172.2/173.3/174.4/175.2/176.4/177.2/178.4/179.3/180.3/181.3/182.2/183.2/184.4/185.4/186.3/187.3/188.2/189.2/190.2/191.4/192.2/193.3/194.4/195.2/196.1/197.1/198.3/199.3/200.2/201.1/202.2/203.1/204.4/205.4/206.4/207.3/208.4/209.4/210.4/211.2/212.1/213.4/