Nghỉ việc sau Tết, Có nên nghỉ việc thời điểm này?

Nghỉ việc sau Tết, Có nên nghỉ việc thời điểm này, Có nên nghỉ việc trước Tết, Nên nghỉ việc trước Tết hay sau Tết, Có nên nghỉ việc đầu năm, Công việc sau Tết, Thời điểm thích hợp để xin nghỉ việc, Đầu năm xin nghỉ việc Tại sao người Việt thường nghỉ việc sau tết. ✅nên nghỉ việc trước tết hay sau tết?✅Nên xin việc vào thời gian nào, có nên nhảy việc trước tết và tại sao người ta ít  tìm việc cuối năm. Sau tết có phải mùa tuyển dụng tốt hay không?✅ mùa tuyển dụng là tháng mấy, có nên nhảy việc vì lương,thời điểm nên chuyển việc là những băn khăn tôi đã tập hợp để giải quyết trong thời gian này.

Nghỉ việc sau Tết, Có nên nghỉ việc thời điểm này?
Nghỉ việc sau Tết, Có nên nghỉ việc thời điểm này?


Tại sao người Việt thường nghỉ việc sau tết

Nếu hỏi Tết tại sao nhiều người đổi việc, thì phải hỏi là bạn giám đổi việc trước tết không. Thật ra đổi việc là nhu cầu liên tục trong năm. Nhưng ở  nước ta, thường thì gần tết người ta có xu an phận để kiếm tiền tiêu Tết bao gồm lương và thưởng. Qua Tết là thực hiện ý đồ ngay. Còn nếu hỏi tại sao đổi việc thì không có câu trả lời nào giống nhau! Có một câu chuyện vui dễ thấy có anh bạn làm nhà hàng. Sau tết nhân viên năm nào cũng đều như vắt chanh: nghỉ 1/2.

Có nên nhảy việc trước tết và tại sao người ta ít  tìm việc cuối năm

Một khởi đầu mới cũng cần chọn một thời điểm “đẹp” để bắt đầu. Đối với những ai đã có ý định đổi việc thì sau Tết quả là một thời điểm “đẹp” rồi.:) Quay lại vấn đề, vì sao nhân viên nghỉ việc.:) Ý kiến chủ quan: Nếu ngay dịp sau Tết thì một trong số lí do thường gặp là chuyện “lương thưởng” dịp Tết (có vẻ như là chuyện muôn thuở).

1. Tội gì không lấy lương thưởng đi đã, rồi mới chuyển qua công ty mới với mức thu nhập cao hơn

2. Bạn mình nó cũng đi làm, cũng ngành ấy, cũng vị trí ấy, mà sao nó được thưởng Tết cao gấp những mấy lần mình?

Làm gì để hạn chế?

– Nhân viên nên được biết, các công ty thưởng Tết cao cũng có khi nhằm mục đích “hấp dẫn” NLĐ, vì họ cũng đang nơm nớp lo sợ nhân viên của mình nhảy việc sau Tết.
– Cho nhân viên thấy cơ hội thăng tiến tại cty mình, nếu nhân viên có cống hiến, trung thành, tận tụy, tự khắc họ sẽ nhận lại xứng đáng.

Tháng 1&2 – Nên cân nhắc chuyển việc trong 2 tháng đầu năm

Đầu năm là thời điểm các công ty cơ cấu lại bộ máy hành chính. Họ sẽ nhận ra vài vị trí còn thiếu nên muốn bổ sung để đẩy mạnh hiệu quả công việc cho năm mới, vì vậy bạn có thể tìm được khá nhiều vị trí lý tưởng.

Chi phí tuyển dụng của công ty thường đổ dồn cho tháng 1. Lúc này phòng nhân sự hoạt động hết công suất và các sếp thì thường xuyên có mặt tại công ty, bạn sẽ rất nhanh được gọi đi phỏng vấn nếu hồ sơ đạt yêu cầu.

Tháng 1, đa số nhân viên đã nhận được tiền lương thứ 13 và các khoản thưởng bổ sung. Vì vậy, họ sẽ không còn bất cứ luyến tiếc gì với công việc cũ, họ đã sẵn sàng để đi tìm một công việc mới thích hợp hơn. Điều này đồng nghĩa với việc các công ty sẽ khuyết rất nhiều vị trí, đang chờ bổ sung nhân sự mới. Vì vậy, nếu đang muốn nghỉ việc thì bạn nên tích cực đọc tin tuyển dụng và ứng tuyển từ bây giờ bạn nhé!

Tháng 3, 4 & 5 – Thời điểm chuyển việc hợp lý nhất 

Sau Tết nhu cầu tuyển dụng những vị trí còn thiếu rất nhiều, công ty phải gấp rút kết thúc quy trình tuyển dụng và tuyển được nhân viên mới trước khi mùa hè đến. 

Nếu bạn đã bỏ lỡ mùa tuyển dụng tháng 1 và 2 thì cũng đừng quá lo lắng, bởi tháng 3, 4, 5 cơ hội ứng tuyển vẫn còn rất nhiều. Chỉ trong 2 tháng ngắn ngủi đầu năm, rất nhiều công ty vẫn chưa thể tìm được số nhân sự mong muốn. Lúc này, các công ty sẽ gấp rút tìm kiếm vị trí còn khuyết thiếu để không kéo dài đến kì nghỉ hè, bạn nên tranh thủ ngay cơ hội này.

Tháng 6, 7, 8 – Không nên chuyển việc trong 3 tháng này 

Mùa hè là mùa của những kỳ nghỉ bởi vậy thị trường tuyển dụng cũng khá trì trệ. Hơn nữa, các công ty gần như đã tìm đủ người thích hợp cho các vị trí còn trống nhờ cao điểm tuyển dụng ở các tháng trước đó nên nhu cầu tuyển dụng cũng giảm hẳn khi hè về. Tuy nhiên, không phải là không có một vị trí nào cho bạn vào các tháng hè, lúc này bạn có thể nổi bật hơn vì có ít đối thủ cạnh tranh, nhưng cơ hội vẫn là ít ỏi. 

Tháng 9 và 10 – Cơ hội chuyển việc khá tốt

Tháng 9 và 10 gần sát cuối năm, công ty thường bổ sung nhân sự để đạt được kế hoạch đã đề ra. Lúc này kì nghỉ đã kết thúc, phòng nhân sự bắt đầu tập trung vào việc tìm kiếm ứng viên bởi cuối năm chính là thời gian cao điểm làm việc của các doanh nghiệp. Nếu bạn đã chán ngán công việc hiện tại thì nên nhanh tay nắm bắt cơ hội này, đây là cơ hội cuối cùng để thay đổi công việc trong năm nên hãy tận dụng chúng thật triệt để bạn nhé!

Tháng 11 và 12 – Đừng dại mà chuyển việc vào 2 tháng cuối năm 

Tháng Mười Một và Mười Hai là hai tháng trì trệ điển hình, nên chắc chắn bạn sẽ thất vọng nếu đang xin việc, dưới đây là ba nguyên nhân:

 Thứ nhất, hai tháng cuối năm là thời gian các phòng ban chuẩn bị cho công tác của năm mới, nhu cầu tuyển dụng vì thế không cao. Đồng thời, phòng nhân sự thường sẽ chờ đợi đến tháng Một và Hai, khi họ được cấp kinh phí và nhân sự nội bộ thì túc trực ở văn phòng nhiều hơn (bởi lúc này là thời gian nghỉ Đông).

Thứ hai, chúng ta đều có xu hướng lười biếng vào các tháng mùa Đông, các công ty cũng thế. Họ thường tạm gác các công việc cho đến năm sau vì thường thì hồ sơ xin việc của bạn cũng thuộc danh sách đó. Ngoài ra trong dịp cuối năm, công ty cũng không muốn xáo trộn quá nhiều về mặt nhân sự.

Cuối cùng, mọi người cũng thường có tâm lý yên ổn ở vị trí cũ để hưởng nốt lương tháng 13 và các khoản khen thưởng khác. Nghỉ việc đồng nghĩa với việc họ mất đi một khoản lợi không nhỏ. Ít người di chuyển chỗ đồng nghĩa với việc không có nhiều vị trí trống để bạn ứng tuyển.

Mùa tuyển dụng là tháng mấy, có nên nhảy việc vì lương?

Nhà tuyển dụng có xu hướng tuyển thêm hoặc tuyển mới trong dịp đầu năm, dựa trên kế hoạch phát triển, tăng trưởng của công ty trong năm mới. Đối với các DN sản xuất thì sau Tết là thấy rõ nhất chuyện tuyển dụng, vì mấy năm gần đây, công nhân về quê ăn Tết xong thường hay ở lại tìm việc ở quê luôn.

Về phía Người tìm việc thì các anh chị khác cũng có trao đổi rồi. Tâm lý chung là đã cống hiến cả một năm, ráng ở lại thêm 1 thời gian để nhận thưởng, lương tháng 13 rồi chuyển việc mới. Với lại, tâm lý năm mới, có cái gì đó mới mới càng kích thích người ta hơn 🙂

Và còn một điều nữa, không biết là cái nào có trước, cái nào có sau, nhưng mình nghĩ rõ ràng có sự tương tác. Đó là vì sau Tết các công ty tuyển nhiều nên người ta chuyển việc nhiều (thấy có nhiều cơ hội nên tìm cách “nhảy”). Ngược lại, vì thấy NTV thường nhảy việc giai đoạn sau Tết nên các công ty cũng chú ý tuyển dụng trong mùa này 🙂

Thực ra, mình cho là không cần phải hạn chế, dần dần thị trường sẽ tự điều chỉnh. KT khó khăn, có khi các công ty cắt giảm hoặc ngưng tuyển mới thì lấy đâu việc mà nhảy 😀 Còn nếu hạn chế thì đất đâu cho các công ty tuyển dụng làm ăn! 🙂 Còn chuyện DN làm gì thì nhiều nơi đã nói rồi,

Hi vọng bài viết trên giúp các bạn giải đáp được phần nào những băn khoăn về thời điểm nhảy việc.

Có thể bạn quan tâm:

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);