Kinh nghiệm phỏng vấn Toyota Vĩnh Phúc mới nhất – 3 vòng

Kinh nghiệm phỏng vấn Toyota Vĩnh phúc mới nhất – 3 vòng. Kinh nghiệm thi Toyota . Phỏng vấn Toyota, Bạn có thể đóng góp gì cho công ty nếu bạn được tuyển vào, Tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn, Câu hỏi phỏng vấn thú vị, Bài thi test của Toyota, Cách trả lời phỏng vấn khi chưa có kinh nghiệm, Lương ở Toyota, Nếu được tuyển dụng bạn sẽ đóng góp gì cho công tyCác lưu ý khi phỏng vấn Toyota. Bài chia sẻ update mới nhất 2019 thi tuyển dụng ở toyota.

Kinh nghiệm phỏng vấn Toyota Vĩnh Phúc

về tác phong, mình cần có sự chuyên nghiệp, ăn mặc gọn gàng

về tinh thần quan trọng là sự nhiệt huyết, muốn làm việc và gắn bó với công ty

về kiến thức cần có hiểu biết cơ bản về oto, công việc vị trí mình ứng tuyển

nếu xin vào toyota VP thì giao tiếp đc bằng English

Vòng 1: Thi viết, thường thì thi tại Toyota Mỹ Đình, có xe đưa đón từ Vĩnh Phúc, nội dung gồm:

– Một phần thi IQ + hiểu biết kiến thức xã hội . Tổng hai phần này là 50% số điểm.
Mình ví dụ một câu như: Bộ phim đầu tiên điện ảnh việt nam là phim nào?…
Thi hình thức trắc nghiệm
– Một phần thi tiếng anh: Thi viết thôi, không hề khó
Tại vòng thi này bạn đạt qua 50% câu hỏi là được gọi phỏng vấn

Vòng 2: Phỏng vấn lần 1:

Ở vòng này bạn sẽ phỏng vấn trên Vĩnh Phúc (Trụ sở chính), gồm bộ phận nhân sự, và bộ phận mà bạn thi tuyển vào làm sẽ phỏng vấn bạn. Ông nhân sự sẽ hỏi một vài câu chung chung, đại loại như giới thiệu bản thân? Biết gì về TMV…? Còn ông phòng mà bạn định thi tuyển vào sẽ hỏi bạn một số câu khó hơn về chuyên môn (Cái này tùy vào kinh nghiệm lv của bạn mà người ta sẽ hỏi…), còn một số ông thì ghi ghi chép chép
Vòng này lúc đầu phỏng vấn bằng tiếng Anh (hoặc Nhật), sau đó pv bằng tiếng Việt (Dù bạn nói tiếng anh tốt cũng chuyển sang tiếng Việt)
Ở vòng này thường sẽ loại đi được 1/2 hoặc nếu đông thì còn lại 1/3

Vòng 3: Phỏng vấn lần 2:

Vòng này sẽ có người Nhật phụ trách tiếp nhận bạn phỏng vấn trực tiếp, 100% bằng ngoại ngữ. Kinh nghiệm PV là cứ tỏ ra tự tin và lịch thiệp, trả lời rõ ràng.
Qua được vòng này có nghĩa là bạn đã vượt qua các vòng thi chính và đến vòng cuối cùng

Vòng 4: Khám sức khỏe

Thực sự thì mình cũng hơi bận nhưng Bạn nào thắc mắc gì thì có thể hỏi, mình sẽ cố gắng trả lời các bạn!

Giới thiệu chung về Công ty Toyata

Công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV) được thành lập vào năm 1995, đây là công ty  liên doanh với số vốn đầu tư ban đầu là gần 90 triệu USD trong đó Tập đoàn Toyota ở Nhật Bản (chiếm 70%), Tổng công ty Máy Động Lực và Máy Nông Nghiệp (chiếm 20%) và Công ty TNHH KUO của Singapore (chiếm 10%). Đây là một trong những công ty liên doanh ô tô có mặt đầu tiên tại thị trường Việt Nam, Toyota luôn nỗ lực phát triển bền vững và cùng Việt Nam “Tiến tới tương lai”. Công ty Toyota đã, đang và sẽ không ngừng đưa ra những sản phẩm có chất lượng cao và những dịch vụ hoàn hảo sau bán hàng để nhằm mang đến sự hài lòng cao nhất cho khách hàng, cũng như đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.

Bên cạnh việc thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, Toyota luôn nỗ lực đóng góp vào Ngân sách Nhà nước thông qua việc hoàn thành tốt công tác nộp thuế, cũng như góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của cộng đồng và xã hội Việt Nam với nhiều hoạt động lâu dài, thiết thực và có ý nghĩa. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, với sự nỗ lực không ngừng của toàn bộ nhân viên, nhà cung cấp cũng như đối tác, Toyota đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và liên tục phát triển lớn mạnh mẽ, hoàn thành sứ mệnh đối với khách hàng, đóng góp đáng kể cho ngành công nghiệp ô tô nói riêng và xã hội Việt Nam nói chung. Toyota đã vinh dự được Chính phủ trao tặng Huân chương lao động hạng nhì và được coi là một trong những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động thành công nhất tại Việt Nam.

Những mẹo giúp bạn phỏng vấn thành công tại Toyota

Là một công ty có vốn đầu tư từ nhật nên môi trường làm việc cũng mang hơi hướng Nhật Bản. Vì vậy, hãy chú ý đến tác phong và thái độ của mình ngay từ khi bước tới vòng phỏng vấn để có kết quả cao nhất.

meo-phong-van-thanh-cong

1. Chuẩn Bị Kiến Thức – Để Tự Tin

Bạn đã bắt đầu chuẩn bị cho mình với một bộ hồ sơ tốt và giờ là lúc để bắt đầu thể hiện: Hãy tìm hiểu thêm về chức năng, nhiệm vụ, những thành tựu và sự kiện quan trọng liên quan đến công ty. Ngoài ra bạn cũng cần đọc các thông tin trên các kênh truyền thông xã hội song song với tìm hiểu thông tin về ngành nghề, sự cạnh tranh và người có thể sẽ phỏng vấn bạn. Tóm lại là bạn càng biết nhiều, bạn càng cảm thấy tự tin khi phỏng vấn.

2. Lựa Chọn Trang Phục Phù Hợp

Hãy lựa chọn những bộ trang phục đi phỏng vấn phải trông thật chuyên nghiệp và lịch sự, hãy thoải mái và bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn. Tìm hiểu về văn hóa của công ty và cách mọi người ăn mặc trước khi quyết định mặc gì để đến tham gia phỏng vấn nhé.Bạn có thể tham khảo cách ăn mặc của mọi người thông qua website của Toyota nhé.

3. Chuẩn Bị Những Câu Hỏi Khởi Động Và Sẵn Sàng Cho Những Câu Hỏi Khó

san-sang-tra-loi-cho-nhung-cau-hoi-kho

Bạn chắc chắn sẽ phải nói đôi điều với người phỏng vấn về bản thân bạn, lý do bạn nên được tuyển dụng và những mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai. Hãy luyện tập trước các câu trả lời và thể hiện một cách tự tin nhưng đừng có vẻ như cố gắng học thuộc. Đừng chỉ đọc hết ra những thông tin trong CV khi được hỏi về bản thân mà hãy chỉ tham khảo những thông tin đó vì người phỏng vấn chắc chắn đã có một bản thông tin đó trước mặt rồi. Bạn hãy chỉ nhắc tới những sự kiện hay những điểm chính khi cần thiết và thêm những câu chuyện thú vị về những thông tin đã nêu trong CV của bạn.

Với những câu hỏi khó  về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân thì hãy chọn lấy một điểm yếu của bản thân và khéo léo biến nó thành một điểm mạnh liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển. Ví dụ như: “Tôi tự đánh giá mình là một người hơi thiếu kiên nhẫn vì tôi muốn hoàn thành công việc đúng thời hạn và không muốn làm ảnh hưởng tới mọi người khi làm việc nhóm.” Điều quan trọng là phải trung thực và đừng bao giờ dại dột trả lời rằng “Tôi không có bất kỳ điểm yếu nào cả” nhé.

4. Nên Biết Khi Nào Cần Trì Hoãn

Khi có câu hỏi nếu bạn không có câu trả lời và cảm thấy hoảng sợ thì hãy hít một hơi thật sâu rồi hỏi một cách tự tin và bình tĩnh rằng liệu bạn có thể trả lời câu hỏi này sau được không để tránh nói lan man và đừng để lộ ra sự lo lắng của mình. Sẽ tốt hơn nếu như bạn lấy lại phong độ bằng một vài câu hỏi khác và sau đó sẽ quay trở lại với những câu hỏi khó. Biết đâu sau đó nhà tuyển dụng lại quên đi mất câu hỏi khó đã hỏi bạn. Mặc dù vậy cũng đừng phụ thuộc quá nhiều vào mẹo này và chỉ nên yêu cầu trì hoãn khi thực sự cần thiết, nếu yêu cầu trì hoãn quá nhiều lần có thể khiến bạn trông có vẻ như là thiếu chuẩn bị và không tự tin cho lắm.

5. Hãy Thành Thật

Không có gì phải lo sợ về những khoảng thời gian thất nghiệp hay quá trình công việc lòng vòng  không liên quan nêu trong CV của bạn. Cuối cùng thì bạn đã có một cuộc phỏng vấn, vậy nghĩa là họ đã đánh giá tốt về hồ sơ của bạn và muốn biết nhiều thông tin hơn. Hãy thành thật và nói rõ những gì bạn đã học được trong những khoảng thời gian gián đoạn đó và bạn sẽ đạt được những gì trong công việc mà bạn đang ứng tuyển. Thậm chí một giai đoạn thất nghiệp trong CV của bạn lại có thể trở thành một lợi thế nếu bạn biết sử dụng thời gian đó để cải thiện bản thân, nâng cao kiến thức, kỹ năng và tích cực tìm kiếm công việc.

6. Luôn Chuẩn Bị Trước Vài Câu Hỏi

Việc đặt câu hỏi là điều mà bạn đừng bao giờ bỏ qua nếu muốn thể hiện tư duy phản biện của mình với nhà tuyển dụng. Ví dụ như “Anh/ chị nghĩ em có điều gì để không được nhận cho vị trí này không?”. Nếu bạn thấy nhà tuyển dụng có sự ngập ngừng thì đây chính là cơ hội để bạn làm rõ về yêu cầu công việc và cung cấp thêm thông tin về bản thân để làm hài lòng họ.

7. Nên Tránh Một Số Những Điều Sau

mot-so-dieu-nen-tranh

Đừng đến muộn, tỏ ra thô lỗ hay nói xấu ông chủ hoặc bất kỳ đồng nghiệp cũ nào của bạn. Nói dối, chia sẻ quá nhiều, hay đùa cợt không đúng lúc hoặc cố gắng cướp lời là những điều tuyệt đối không nên làm nếu bạn không muốn để tạo ấn tượng xấu. Nếu bạn tới đúng giờ, trông thanh lịch và hòa đồng, chắc rằng bạn sẽ có một buổi phỏng vấn tốt. Hơn nữa, các công ty Nhật luôn luôn coi trọng về giờ giấc nên hãy thật cẩn thận khi đến phỏng vấn nha.

8. Gửi Thư Cảm Ơn Sau Quá Trình Phỏng Vấn

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là hãy luôn kết thúc bằng việc gửi email hoặc thư viết tay để cảm ơn người phỏng vấn đã dành thời gian  cho bạn cơ hội được phỏng vấn. Đó là một cơ hội tốt để nhắc lại một lần nữa rằng bạn là một ứng viên phù hợp và thật tuyệt khi được gặp gỡ mọi người. Viết thư thật ngắn gọn, xúc tích và hãy nhớ gửi đi trong vòng 24h kể từ khi kết thúc buổi phỏng vấn của bạn.

Trên đây là một số mẹo mà Viecoi mách bạn chuẩn bị cho việc phỏng vấn Toyota. Hy vọng những điều này có thể giúp bạn tự tin hơn trước khi phỏng vấn. Chúc bạn may mắn và thành công!

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);