Thời gian đã đóng BHXH có tính vào thời gian xét nâng bậc lương không?

Thời gian đã đóng BHXH có tính vào thời gian xét nâng bậc lương không? Được cộng dồn thời gian đóng BHXH để tính nâng lương? Thời gian đã đóng BHXH có tính vào thời gian xét nâng bậc lương không?Ông Cao Duy Cường (Quảng Bình) tốt nghiệp Đại học Sư phạm Toán – Lý. Tháng 9/2015-5/2016, ông dạy bộ môn Toán – Lý tại trường TH&THCS Thượng Hóa, xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa theo chế độ hợp đồng và đóng BHXH theo hệ số lương 2,34 bậc 1.

 

Thời gian đã đóng BHXH có tính vào thời gian xét nâng bậc lương không?

Tháng 12/2016-7/2018, ông giảng dạy bộ môn Toán – Lý tại trường PTDT Bán trú TH&THCS Dân Hóa, xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa theo chế độ hợp đồng và đóng BHXH hệ số lương 2,34 bậc 1. Trước khi thi tuyển vào viên chức ông Cường có tổng thời gian dạy học Bộ môn Toán – Lý tại Trường THCS, đóng BHXH là 2 năm 5 tháng.

Tháng 8/2018, ông nộp đơn thi tuyển và đã trúng tuyển viên chức chức danh giáo viên THCS hạng III, bộ môn Toán – Lý.

Ngày 9/10/2018, ông ký kết hợp đồng viên chức với Trường PTDT Bán trú TH&THCS Dân Hóa, được xếp lương bậc 1, hệ số 2,1 và miễn chế độ tập sự. Thời gian xét nâng bậc lương ghi trong hợp đồng tính từ ngày 9/10/2018. Ông Cường hỏi, như vậy có đúng không? Thời gian đã đóng BHXH đó có tính vào thời gian xét nâng bậc lương không?

Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng luật sư Khánh Hưng – Đoàn luật sư Hà Nội trả lời ông Cường như sau:

Theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 6 và Điểm c, Khoản 1, Điều 9 Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/9/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo áp dụng đối với chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng III phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên hoặc cao đẳng các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên THCS.

Việc xếp lương đối với chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng III được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 (từ hệ số 2,10 đến hệ số lương 4,89) theo Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ.

Theo hướng dẫn tại Điều 10 Thông tư số 15/2012/TT-BNV ngày 25/12/2012 của Bộ Nội vụ, người trúng tuyển viên chức được miễn thực hiện chế độ tập sự khi có đủ các điều kiện sau:

Đã có thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc trong ngành, lĩnh vực cần tuyển từ đủ 12 tháng trở lên;

Trong thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc (trong ngành, lĩnh vực cần tuyển từ đủ 12 tháng trở lên) đã làm những công việc chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng.

Người được tuyển dụng đã có thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc, nếu không có đủ các điều kiện quy định nêu trên thì phải thực hiện chế độ tập sự.

Thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc của người được tuyển dụng đã làm những công việc chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng (nếu có) tính vào thời gian xét nâng lương lần sau khi bổ nhiệm và xếp lương vào chức danh nghề nghiệp.

Trường hợp ông Cao Duy Cường có Bằng tốt nghiệp Đại học Sư phạm Toán – Lý. Trước khi đăng ký dự tuyển, thi tuyển và trúng tuyển vào vị trí việc làm giáo viên THCS hạng III, ông Cường đã có thời gian 2 năm 5 tháng (29 tháng) công tác có đóng BHXH bắt buộc, làm việc ở vị trí giáo viên Bộ môn Toán – Lý trường THCS theo chế độ hợp đồng, đúng với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng.

Sau khi trúng tuyển, ông Cường được cơ quan quản lý viên chức ra quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng III (Mã số V.07.04.12); ngày 9/10/2018, ông Cường được ký kết hợp đồng làm việc (viên chức) với Trường PTDT Bán trú TH&THCS Dân Hóa hưởng lương bậc 1/10, hệ số 2,1 và được miễn chế độ tập sự là đúng với quy định nêu tại Điểm a, Khoản 2, Điều 6 và Điểm c, Khoản 1, Điều 9 Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV và hướng dẫn tại Điều 10 Thông tư số 15/2012/TT-BNV.

Trong Hợp đồng làm việc ghi thời gian xét nâng bậc lương lần sau tính từ ngày 9/10/2018 là đúng. Nhưng theo hướng dẫn tại Khoản 3, Điều 10 Thông tư số 15/2012/TT-BNV thì thời gian ông Cường đã đóng BHXH trước khi được tuyển dụng là 2 năm 5 tháng (29 tháng) sẽ được cộng dồn để tính thời gian xét nâng bậc 2/10. Như vậy, thay vì phải đủ thời gian 36 tháng giữ bậc 1/10 mới được nâng bậc 2/10 thì, ông Cường sẽ được xét nâng lên bậc 2/10 vào ngày 9/5/2019.

Nguồn: Baochinhphu.vn

 

Cách tính thời gian nâng lương sau khi trúng tuyển viên chức

(Chinhphu.vn) – Đơn vị bà Phan Thị My Lan (Hà Nội) có một nhân viên làm việc theo chế độ hợp đồng tại bộ phận kế toán tài chính từ tháng 11/2017 theo hệ số lương đại học (2,34), đóng BHXH đầy đủ, đến tháng 11/2020 được xét nâng bậc lương lên 2,67.

 
04/01/2021  18:02

Tháng 12/2020, nhân viên này trúng tuyển viên chức, ngạch kế toán tại đơn vị nhưng trong quyết định tuyển dụng ghi thời gian nâng bậc lương được tính từ tháng 11/2018. Bà Lan hỏi, quyết định về nâng bậc lương như vậy có đúng quy định không?

Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng luật sư Khánh Hưng – Đoàn luật sư Hà Nội trả lời vấn đề bà Lan hỏi như sau:

Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (tình trạng còn hiệu lực), thì đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương.

Thông tin bà Mỹ Lan cung cấp không ghi thời gian tập sự của nhân viên đã thực hiện trước hay sau thời điểm ký hợp đồng (tháng 11/2017), vì vậy có hai tình huống cần xem xét việc thực hiện nâng bậc lương từ bậc 1 lên  bậc 2 đối với trường hợp bà Mỹ Lan nêu có đúng quy định không.

Tình huống thứ nhất: Nếu nhân viên đã có thời gian tập sự 12 tháng theo quy định đối với vị trí việc làm yêu cầu trình độ đại học trước khi ký hợp đồng (tháng 11/2017), hoặc thuộc đối tượng được miễn thực hiện chế độ tập sự thì thời điểm xét nâng bậc lương thường xuyên là tháng 11/2020. Trường hợp này, đơn vị xét nâng lương từ bậc 1 (hệ số 2,34) lên bậc 2 hệ số  2,67 cho nhân viên vào tháng 11/2020 là đúng quy định.

Khi đăng ký dự tuyển viên chức, nếu trong hồ sơ dự tuyển, phiếu đăng ký dự tuyển viên chức, nhân viên này đã có bản sao quyết định nâng bậc lương từ bậc 1 lên bậc 2; bản sao Sổ BHXH chứng minh thời gian công tác, mức đóng BHXH bắt buộc; vị trí việc làm dự tuyển đúng với ngành, nghề đào tạo hoặc đúng chuyên môn nghiệp vụ đang đảm nhiệm, thì khi trúng tuyển, được cơ quan quản lý viên chức xem xét xếp lương bậc 2; trường hợp quyết định tuyển dụng viên chức xếp lương bậc 2, thì thời gian nâng bậc lương lần sau được tính từ ngày nhân viên này được đơn vị nâng lương bậc 2 (tháng 11/2020).

Tình huống thứ hai: Nếu sau khi vào đơn vị làm việc (tháng 11/2017) nhân viên mới thực hiện chế độ tập sự thì thời gian tập sự không được tính vào thời gian xét nâng bậc lương. Thời gian tính nâng bậc lương bắt đầu từ ngày kết thúc thời gian tập sự (tháng 11/2018); thời điểm xét nâng lương lên bậc 2 là tháng 11/2021. Trường hợp này đơn vị xét nâng lương từ bậc 1 (hệ số 2,34) lên bậc 2 (hệ số 2,67) cho nhân viên vào tháng 11/2020 là không đúng, sớm hơn 1 năm so với quy định.

Căn cứ hồ sơ, phiếu đăng ký dự tuyển, kết quả trúng tuyển viên chức, tháng 12/2020, đơn vị ban hành Quyết định tuyển dụng vào viên chức đối với nhân viên nêu trên với chức danh Kế toán viên, không thực hiện chế độ tập sự, xếp lương bậc 1 (hệ số 2,34); thời gian nâng bậc lương thường xuyên lần sau (lên bậc 2) tính từ tháng 11/2018, là phù hợp với quy định tại Khoản 5 Điều 21 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức (có hiệu lực từ ngày 29/9/2020), và hướng dẫn tại Khoản 3 Điều 10 Thông tư số 15/2012/TT-BNV ngày 26/12/2012 về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức (tình trạng còn hiệu lực). Theo đó, đến tháng 11/2021 nhân viên này sẽ được xét nâng lương lên bậc 2 (hệ số 2,67).

          Luật sư Trần Văn Toàn

VPLS Khánh Hưng, Đoàn luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.

Có thể bạn quan tâm:

1 thoughts on “Thời gian đã đóng BHXH có tính vào thời gian xét nâng bậc lương không?

  1. Pingback: สล็อตวอเลท

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);