6 bí quyết vàng để chủ động tìm một công việc tốt,Những yếu tố quan trọng để có một công việc tốt, Làm thế nào để tìm được một công việc tốt, Các điều kiện để có 1 công việc tốt, Thế nào là một công việc tốt, Công việc tốt, Làm thế nào để có công việc tốt trong tương lai, Em sẽ làm gì để khi ra trường có thể tăng cơ hội tìm kiếm việc làm cho bản thân, Một công việc được hoàn thành lương caoChía sẻ tới các bạn những bí quyết vàng để một ứng viên có thể chủ động tìm được một công việc tốt từ một HR manager nổi tiếng của GameLoft
Tôi vẫn thường được hỏi câu đó, và tôi xin chia sẻ vài điều từ sự trải nghiệm và quan sát của mình:
1. Hãy là người chủ động tìm việc
Điều này là quan trọng nhất. Hãy nghĩ từ rộng đến hẹp. Bạn chọn lĩnh vực nào, ngành công nghiệp nào, quy mô công ty ra sao. Đừng nộp đơn quá nhiều Cty và Ko có chọn lọc. Ko ai có thể thích hoặc giỏi hết mọi lĩnh vực nên Ko nên rải Hồ sơ nhiều quá gây hoang mang cho chính mình
2. Hãy đọc kỹ mô tả công việc và so sánh với khả năng của mình, kỳ vọng và định hướng PT của bản thân
Tôi vẫn cho rằng định hướng là quan trọng nhất. Hãy đừng phí thời gian và nôn nóng nhảy tới nhảy lui để tìm job hoàn hảo vì chẳng có cái job nào thế cả. Bạn hãy thực tế suy ngẫm lại những điểm mạnh và cả điểm chưa mạnh của mình, những trải nghiệm mình đã trải qua và đối chiếu với cái mô tả của nhà tuyển dụng rồi chỉ cần tự trả lời câu hỏi tại sao họ sẽ cần chọn mình
3. Make up Cv
Tôi cho rằng làm Cv như thuật trang điểm vậy. Hãy xem Cv là gương mặt của mình. Hãy tiết chế thông tin tốt. Đừng kể lể cà kê và tệ nhất đừng copy đâu đó.
Thay vì thế bạn hãy quay lại bước 2 đọc và highlight mô tả công việc và đối chiếu trải nghiệm của mình để đưa vào thông tin có ích và liên quan nhất. Sẽ có thể có 2 Cv khác nhau nếu bạn tìm 2 job khác nhau. Hãy đánh trúng tim nhà tuyển dụng đừng thử độ kiên nhẫn đọc vào trang Cv của bạn. Hãy chọn một bức hình thật ưng ý và làm sáng Hồ sơ. Nhưng bạn chú ý nhé, đừng gay sự khác biệt quá lớn. Vì ấn tượng trong 5 giây đầu tiên rất quan trọng. Hãy chuẩn bị kỹ khi đến phỏng vấn để Ko bị cảnh hình Cv một đằng mà thực tế lại quá khác, quá xuề xoà.
4. Đi phỏng vấn
Tôi quan sát manner của nhiều bạn trẻ bây giờ thấy các bạn cần đầu tư nghiêm túc hơn. Tôi nói đùa với một số em sinh viên là Ko cần gì to tát cả, một việc thật giản đơn để có một tác phong hoạt bát là hãy nang cao gót chân mình và sải bước đi, đừng kéo lệt xẹt dép, người đừng lắc lư, hay quần đừng quá dài, gấu quần mòn vẹt hết. Trước hết luyện chưởng đang đi hàng ngày thế đã nhé.
Rồi quay lại việc đi phỏng vấn
Hãy in cái mô tả công việc ra + Cv ra để đọc trước khi vào Pv lần nữa. Hãy chuẩn bị quần áo tươm tất, đặc biệt đầu tóc phải rất sach sẽ, tắm trước khi đi. Nghe có vẻ hơi vớ vẩn nhưng đó là sự thật. Đa phần các văn phòng đều khép kín và quá sáng nên việc đầu tóc, râu ria luộm thuộm là tỏa hương và nhận thấy ngay. Hãy kiểm tra tuyến đường đi kỹ và đi sớm. Nếu có điều kiện và đôi khi cũng phải chịu chi bạn nên đi taxi đến. Vì bạn sẽ Ko bị nắng nóng, mồ hôi, Ko bị quần áo xộc xệch, kẹt xe, gửi xe,etc. Và đến sớm chút, ngồi quan sát xung quanh. Có khi bạn lại phát hiện ra những thứ hay hoặc dở về Cty một cách tự nhiên nhất. Có thể nên lấy Cv và mô tả công việc ra xem lại nếu cần.
4. Tâm lý khi phỏng vấn: chúng ta đôi bên đều cần nhau. Anh tìm ứng viên tôi tìm việc đơn giản vậy thôi
Chuẩn bị tâm lý, có được sự tự tin là một trong những điều cần thiết nhất để thành công khi gặp nhà tuyển dụng. Lời khuyên nhỏ là bạn hãy tránh xa các thứ chất cồn, cà phê, hay trà xanh buổi tối hôm trước đó, tránh mất ngủ, bồn chồn trong người. Nếu chưa bao giờ đi làm và đây là buổi phỏng vấn đầu tiên, bạn nên ăn sáng hoặc ăn trưa tốt. Từ kinh nghiệm của tôi cho thấy, tôi bị say cà phê hoặc trà, nếu trước khi đi tôi làm một ly trà thì cho dù ko run trong phỏng vấn, tôi vẫn bị choáng váng.
Nếu bạn đã đi làm rồi, hãy đầu tư cho buổi phỏng vấn. Đừng gáp gáp tranh thủ thời gian từ chỗ đang làm rồi chạy vội vàng sang chỗ phỏng vấn. Hãy xin nghỉ phép 1 buổi và chuẩn bị quần áo, giày dép, đầu tóc, mặt thật chu đáo rồi lên đường nhé.
Khi vào phỏng vấn hãy cố gắng thở sâu khi bước vào và chủ động chào nhà tuyển dụng rõ ràng. Tôi thường làm thế này, tôi tiến vào, tôi chào rõ ràng, và tôi nói xin phép tôi có thể ngồi đây không? Có một tip nhỏ nhỏ là bạn đừng nép mình ngồi vào góc bàn, trông sẽ hơi thụ động và thiếu tự tin. Hãy ngồi ở khoảng giữa bàn. Với một số vị trí quản lý, có thể có việc trao đổi danh thiếp hoặc bạn có thể mang theo CV của bạn vào theo, hay cầm cái bút theo. Điều cần thiết nhớ là bạn đừng vân vê, đừng vò giấy, hay gõ bút. Vì đó là dấu hiệu cho thấy bạn đang bối rối và mất bình tĩnh. Hãy ngồi ngay ngắn, tay để lên bàn, mắt nhìn ngang tầm nhà tuyển dụng. Tôi vẫn nhớ từng phỏng vấn một ứng viên, bạn run nên toàn nhìn lên trần nhà, người rung rung rất áp lực.
Thông thường nhà tuyển dụng sẽ phỏng vấn bạn bằng 1 trong 2 cách: cách theo bài bản sắp sẵn và cách không theo bài bản gì hết. Hãy thận trọng với câu trả lời nhé. Nếu được hỏi theo các câu hỏi bài bản thì bạn cứ trả lời bài bản nhưng đừng lê thê dài dòng. Hãy trả lời và quan sát thái độ của nhà tuyển dụng. Kinh nghiệm của tôi là hãy tổng hợp ý rồi trả lời, vừa trả lời vừa nghĩ cho ý tiếp theo. Ví như họ nói là hãy cho tôi biết điểm mạnh của bạn là gì, hãy đừng nói là em có một số điểm mạnh như sau. Hãy khẳng định luôn là em có 3(4) điểm mạnh như thế này. Nhà tuyển dụng luôn muốn một ứng viên có logic và ko lan man. Có nhiều trường hợp tôi hỏi ứng viên là em có điểm chưa mạnh nào mà em nghĩ là có thể cần thay đổi không, và nhiều bạn nói là em ko biết. Đừng bao giờ nói thế nhé, hãy bịa ra cũng được nếu bạn chưa kịp nghĩ ra. Nhưng đừng cho mình là con người quá hoàn hảo.
Nếu được hỏi theo kiểu ko bài bản, gọi là cách phỏng vấn nhằm nắm bắt thật nhất con người, tính cách và mực độ phù hợp của bạn. Hãy chú ý, bạn rất khó tạo vỏ bọc với kiểu phỏng vấn này. Do đó hãy chú ý tất cả câu hỏi, đừng tỏ thái độ khó hiểu tại sao có nhà tuyển dụng hỏi bạn con thứ mấy trong nhà, ở nhà làm những việc nhà gì, ai là người làm việc nhà ở nhà bạn, etc. Nó không hề vớ vẩn đâu, họ hỏi thế để xem bạn có phải là người được trải nghiệm và rèn luyện trong gia đình không hay luôn là con cưng, không bao giờ biết làm gì cho ai. Kiểu hỏi này đa phần nhà tuyển dụng sẽ thắng bạn vì bạn khó mà là người khác được. Thế nên tôi vẫn nói bạn nên đọc kỹ mô tả công việc để thấy là cái công việc đó cần người có tố chất gì, và những tố chất gì có thể dẫn tiếp tới những trải nghiệm thực tế hàng ngày.
Có 2 kiểu đặt tình huống từ nhà tuyển dụng. Một là sẽ đặt cho bạn những tình huống thực tế ở công ty của họ và yêu cầu bạn suy nghĩ cách giải quyết. Hai là họ sẽ hỏi bạn về những điều bạn đã làm trong quá khứ. Với kiểu hỏi thứ nhất bạn nên nói trước với nhà tuyển dụng rằng bạn quan niệm ko có cái giải pháp đúng hay sai hoàn toàn, mà chỉ là mức độ phù hợp tới đâu. Thế nên bạn nói với họ là câu trả lời có thể không thỏa mãn đúng ý họ mong muốn vì bạn vẫn đang là người quan sát bên ngoài, nhưng bạn tin bạn sẽ đưa ra giải pháp trọn vẹn và phù hợp hơn nếu được tuyển dụng và có sự hiểu biết. Bạn nên mang theo một cái bút và 1 tờ giấy để có thể note down lại khi cần các thông tin được đưa ra từ nhà tuyển dụng. Với kiểu hỏi thứ hai, bạn nhớ đừng đánh bóng tên tuổi quá nhé. Ví như bạn chỉ tham gia một phần rất nhỏ vào cái dự án, mà bạn nói là bạn là trưởng nhóm dự án thì bạn đang tự làm khó mình rồi. Hãy cố gắng mô tả ngắn gọn, súc tích vai trò của bạn trong sự việc đó. Nhưng đừng đánh mất sự tự tin bạn nhé. Hãy tránh những từ như là em chỉ làm một phần rất nhỏ, hay em chỉ làm mấy cái linh tinh, cứ nói rõ ràng, là trong dự án đó, nhiệm vụ của em là abc.
Tôi đã từng trải nghiệm một kiểu phỏng vấn mà nhà tuyển dụng cố tình dồn ứng viên với những câu hỏi mang tính chất tranh luận và có thể mất bình tĩnh. Hãy cố gắng giữ được manner bình thản nhất có thể. Đừng lao vào chiến đấu với nhà tuyển dụng làm gì, vì như thế bạn tự rớt vào cái bẫy. Bạn quay lại nguyên tắc đơn giản ban đầu là chỉ là người tìm việc, việc tìm người thôi mà, không cần phải căng thẳng làm gì.
5. Sau phỏng vấn:
Nếu bạn là sinh viên mới ra trường, có thể ứng tuyển vào một số công ty, việc cần làm là nên note down lại thông tin mình ứng tuyển, công ty gì, vị trí gì, và ngày mình đã phỏng vấn. Sau khi phỏng vấn về thì nên note lại và canh điện thoại và email. Nếu bạn là người đã và đang đi làm cũng thế, bạn nên luôn chú ý điện thoại và email. Hạn chế đi du lịch xa vắng mặt dài ngày phòng khi bên nhà tuyển dụng cần gặp bạn lần nữa. Một trong những điều bạn dễ bỏ qua là quên ko check email hoặc quên không gọi điện lại khi có cuộc gọi nhỡ từ số máy lạ, đặc biệt máy bàn. Có khả năng bạn đã bỏ lỡ một cơ hội từ nhà tuyển dụng. Do đó lời khuyên nhỏ ở đây là hãy gọi lại nếu bạn có cuộc gọi nhỡ. Nhưng chú ý nhớ tên công ty mà bạn đã đi phỏng vấn để tránh việc bạn ko biết là công ty đó gọi cho bạn vì việc gì.
Có một tình huống là sau khoảng 1 tuần đến 10 ngày bạn không nhận được phản hồi từ nhà tuyển dụng, có thể hiểu hoặc là họ quá bận để phản hồi lại bạn, hoặc họ đang tiếp tục tìm kiếm ứng viên khác. Hãy thể hiện sự chuyên nghiệp ở việc lịch sự email lại cảm ơn vì đã dành thời gian để phỏng vấn, và vì bạn đang có plan đi đâu đó, nên bạn muốn hỏi xem việc tuyển dụng của bạn tại đó như thế nào rồi để sắp xếp. Bằng cách đó, bạn có thể nhận lại được câu trả lời của nhà tuyển dụng, và biết mình có còn là ứng viên tiềm năng không hay là mọi thứ đã xong xuôi và bạn không phù hợp để chuẩn bị cho phỏng vấn tiếp theo.
6. Thương lượng lương và các chế độ:
Một trải nghiệm rất thực tế là bạn đừng đồng ý hay không đồng ý ngay khi nhà tuyển dụng gọi điện cho bạn ướm thử mức lương nhé. Hãy cố gắng kiểm soát trạng thái cảm xúc sung sướng vui mừng từ phía bạn khi nhận được phản hồi tích cực từ nhà tuyển dụng.