Những lý do chủ yếu, hay gặp khiến bạn trượt khi đi xin việc

Những lý do chủ yếu, hay gặp khiến bạn trượt khi đi xin việc : Một trong những khó khăn của các bạn là phải làm sao xin được việc. Đặc biệt có những lúc khó khăn. Bài chia sẻ sau đây của anh Vũ Hải sẽ giúp bạn rất nhiều các kĩ năng để tránh việc phỏng vấn bị thất bại
Những lý do chủ yếu, hay gặp khiến bạn trượt khi đi xin việc
Những lý do chủ yếu, hay gặp khiến bạn trượt khi đi xin việc
 

Phần 1: ĐI XIN VIỆC LÀM KẾ TOÁN

 
Bạn có thấy ngành kế toán của các bạn xin việc khó không?
những có thấy nhiều doanh nghiệp cần vị trí kế toán?
Nếu bạn trả lời hai câu đó là có thì hãy đọc tiếp.
Vậy nguyên nhân tại sao doanh nghiệp cần mà chúng ta lại không xin được việc? Đó là câu hỏi cần phải có được câu trả lời, với góc nhìn từng là người lao động và hiện là người sử dụng lao động, mình xin được chia sẻ với các bạn những điểm sau:
1. Tại sao doanh nghiệp không nhận bạn hoặc không gọi bạn đến phỏng vấn? Có những nguyên nhân sau:
 
Bạn không biết đặc tính của nghề bạn đang làm cần phải có như: Cận thận, chỉnh chu, gọn gang, ngắn nắp,…nó thể hiện rõ trong việc bạn gửi một CV, hay hồ sơ xin việc cho nhà tuyển dụng. Tôi đã từng nhận 150 hồ sơ xin việc kế toán, nhưng lọc hết email chỉ có 5 hồ sơ đáp ứng được mức cơ bản đến phòng vấn. Vậy đã có 145 hồ sơ không được gọi đến, bị loại ngay vòng gửi xe. Vậy thử hỏi nếu bạn không có cơ hội để gặp doanh nghiệp liệu bạn có được việc làm?
Có những hồ sơ các bạn còn forward hoặc gửi cho nhiều nhà tuyển dụng, còn có bạn thì mở email phát đỡ luôn vì file đính kèm quá nặng. Còn có bạn thì hình thức CV không khác gì một tờ giấy nháp(tôi chưa nói nội dung),..còn nhiều nữa. Vậy bạn có bao giờ thử hỏi rằng, nếu một nhân viên mà trình bày như thế này thì liệu sau về làm việc có đảm bảo được những đặc tính nghề kế toán cần ko?
Bạn không biết mình đang gửi cho ai? Nghĩa là bạn gửi hồ sơ cho doanh nghiệp A nhưng thông tin doanh nghiệp B
• Quá tham lam: Bạn gửi cho quá nhiều doanh nghiệp cùng một email hoặc gửi quá nhiều tài liệu mà doanh nghiệp chưa cần đến trong email xin việc đầu tiên
• Quá thiếu kỹ năng: Trong một Email xin việc các bạn chả có nội dung gì? Gửi ai? Ntn? Tại sao xin vào công ty bạn ứng tuyển? Có nhiều bạn khi tôi cho nhân sự gọi còn hỏi chị ơi chị là bên công ty nào? Em gửi hồ sơ khi nào?
• ….Còn nhiều nữa
 
2. Bạn qua được vòng hồ sơ, đến phòng phỏng vấn và thi, tiếp tục lại trượt vì sao?
 
* Vô ý thức và kỷ luật: Doanh nghiệp hẹn bạn 8:30 đến PV nhưng bạn đến muộn hoặc là gần đến giờ PV nhắn tin, gọi điện báo em có việc đột xuất hẹn hôm sau. Đây là điểm mà nhiều bạn biết rồi, nghe nhiều rồi nhưng vẫn gặp phải
* Chả biết nghề của mình làm những việc gì? Nhiều bạn mình hỏi theo em thì nghề kế toán của em làm những việc gì? Thì gần như không nắm được hoặc rất chung chung, không cụ thể. Đến biết các bạn còn không biết thì nói chi đến làm.
* Nắm bắt kiến thức nghề quá kém: Mình hỏi là kế toán thuế khác kế toán nội bộ ở những điểm nào? Khi nhận hóa đơn chứng từ thì em phải chú ý việc gì?…nhiều bạn vào làm còn bảo đây là lần đầu tiên em được nhìn thấy hóa đơn đỏ.Có lần một bạn kế toán viết sai của tôi đến 05 hóa đơn hihi.
*…. Rất nhiều nữa các bạn, nhưng vì mình hơi bận nên không viết ra hết được.
Có một điểm mà mình muốn chia sẻ là các bạn mà bắt buộc các bạn phải nắm chắc:
1. Kỹ năng word, excel
2. Kỹ năng sử dụng gmail
3. Nắm về nghề của mình
Tạm thời ba cái đó trước, còn rất nhiều thứ nữa thì mình sẽ chia sẻ sau.
Chúc các em thành công!
 

PHẦN 2: EMAIL XIN VIỆC

 
Khi mà thời buổi của công nghệ phát triển, hồ sơ xin việc bản cứng đã quá lỗi thời và gần như không được đề cập đến trong các tin tuyển dụng. Tất cả đã được số hóa và giao dịch bằng những công cụ trực tuyến với tốc độ truyền thông tin nhanh chóng, hiệu quả. Và môi trường giao tiếp offline đã dần chuyền sang môi trường online. Do vậy mà đòi hỏi mỗi chúng ta cũng cần phải có kỹ năng giao tiếp online chuyên nghiệp như ofline, chứ ko chỉ đơn thuần là biết sử dụng những công cụ CNTT nữa.
Sáng nay ngồi đọc bài báo nói về “
Nhà tuyển dụng: “Tôi xót xa cho mười mấy năm học của các bạn khi nhận được những email xin việc đầy lỗi” thế là động lực thôi thúc mình viết tiếp cho thế hệ trẻ.
Mình nói luôn đọc bài báo xong chả có mịa gì, chỉ để quảng cáo. Các bố chỉ viết ra, nêu ra vấn đề mà đếch có giải pháp cho những người đọc. Viết thế thì viết làm gì, muốn quảng cáo thì nói mịa muốn để đỡ phải đọc. Các em tự đọc và cảm nhận, link cuối bài. Còn anh sẽ viết cho các em những chú ý khi lập email và sử dụng email xin việc như thế nào là chuyên nghiệp:
1. Tên email: Tên email có hai phần:
– Phần 1: nick email, ví dụ như anh là eduvohai@gmail.com; nick email này phải có những tiêu chí sau:
+ Phải có tên của mình: tại sao hôm nào giải thích
+ Không được có ngày tháng, năm sinh: Điều này nói sau
+ Ngắn gọn, dễ nhớ
+ Thể hiện được cá tính hoặc kinh nghiệm, lĩnh vực mình làm. Như email của anh thể hiện anh là Hải, làm trong ngành đào tạo. hihi Pr tý.
– Phần 2: Tên hiện thị: Cái này được hiện thị khi các em gửi email cho nhà tuyển dụng, nhiều bạn đã ko biết cài đặt cái này và khi hiện lên những cái tên rất buồn cười: boy đẹp trai, girl xin gái,…ko thể hiện tính chuyên nghiệp.
2. Sub: chủ đề khi gửi email: Điều này rất quan trọng và có những điểm chú ý sau:
– Viết tiếng việt không dấu
– Nội dung ngắn thưởng 6-8 từ thể hiện tổng quan nội dung của cả email muốn trao đổi làm việc. Ví dụ: [Vị trí ứng tuyển]_Họ và tên_Ho so xin viec
Có nhiều bạn email phát cho mình: Anh ơi em xin gửi hồ sơ xin việc. Nhìn thấy cái này mình cho uot luôn, ko đọc.
3. Content: Nội dung trong emai:
– Cần có mở bài, thân bài và kết bài, nhưng không quá dài.
– Cần chú ý đến kỹ thuật: Nói sau
4. Chữ ký email: Nhiều bạn khoogn biết làm cho mình một chữ ký email chuyên nghiệp.
5. Đính kèm: Doanh nghiệp họ yêu cầu gì thì gửi cái đó, ví dụ gửi CV thì chỉ cần gửi CV thôi chứ đừng có cái gì cũng gửi cái đó. và không quá 2MB, nếu nặng quá tối đa 5MB.
– Chú ý khi đặt tên file gửi cũng phải chuyên nghiệp như việc làm Sub email.
6. Chuyên nghiệp và tò mò: Tất cả email gửi phải làm sao thể hiện được tính chuyên nghiệp và gây ra sự tò mò cho nhà tuyển dụng. Để họ có ấn tượng và mong được gặp bạn để xem bạn ra sao mà thấy có vẻ chuyên nghiệp vậy hoặc cá tính vậy…Đó đã là sự thành công bước đầu của việc đi xin việc.
Nên quá trình xin việc là quá trình BÁN MÌNH , vì vậy ban phải hiểu để bán mình có giá thì cần những kiến thức và kỹ năng, kinh nghiệp gì.
Tản mạn sáng chủ nhật, khi vọng bài viết có tý bổ ích cho các bạn. Sau đây là link bài báo và link phần 1:

Có thể bạn quan tâm:

1 thoughts on “Những lý do chủ yếu, hay gặp khiến bạn trượt khi đi xin việc

  1. Pingback: how to play cornhole

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);