Lời khuyên chân thành các bạn muốn làm kinh doanh đừng học đại học quản trị kinh doanh

Thích kinh doanh nên học ngành gì? ✅Lời khuyên chân thành các bạn muốn làm kinh doanh đừng học đại học quản trị kinh doanh✅Cách đây không lâu tôi có nghe  một em trẻ nói về đam mê kinh doanh và muốn học quản trị kinh doanh. Thật ra tôi chưa học quản trị kinh doanh bao giờ, cũng không biết nước ngoài người ta dạy quản trị kinh doanh thế nào nhưng cũng xin chia sẻ thật với các bạn là tôi rất ít thấy ông nào học quản trị kinh doanh ra làm đúng nghề. Mà toàn những bạn có đam mê kinh doanh ở các trường có 1 chuyên môn nào đấy đi làm kinh doanh và thành công.
Lời khuyên chân thành các bạn muốn làm kinh doanh đừng học đại học quản trị kinh doanh
Lời khuyên chân thành các bạn muốn làm kinh doanh đừng học đại học quản trị kinh doanh

Nghề kinh doanh là gì?

Trước hết thì quản trị kinh doanh không phải là một nghề, và tôi cũng chẳng hiểu tên đấy trong công việc nó đặt cho vị trí  nào? Đặc biệt lúc mới ra trường?Quản trị kinh doanh không như vậy! Không có cái gì gọi là “nghề quản trị kinh doanh” hết! Và không có ai mới ra trường mà có thể tự tin giới thiệu “tôi làm nghề quản trị kinh doanh” cả!

 
Sinh viên chỉ được học lý thuyết suông tại các trường đại học dạy về quản trị kinh doanh.Thẳng thắn ở đất nước này không ai dạy cho bạn kinh doanh được đâu. Ai dám nói đến 2 từ nhũng nhiễu và các thực tại thuế má.Hơn nữa phần nhiều giảng viên đang dạy ngành này chưa từng đi qua các nấc thang doanh nghiệp, chưa từng tự mở và điều hành một công ty. Chuyện này không chỉ phổ biến tại Việt Nam, mà tại Mỹ hay bất cứ đâu cũng vậy.
– QTKD cần vì thực tế vẫn có nhu cầu cho các bạn mà gia đình có điều kiện, cần một người có kĩ năng quản lý việc kinh doanh của gia đình. Dĩ nhiên, cần phải trải qua từng vị trí phù hợp với trải nghiệm và va chạm thực tế thì mới có thể trở thành một CEO thực thụ. Nóng vội dễ dẫn đến thất bại và làm họ mất phương hướng- QTKD bản chất là điều hành kinh doanh, có các ngành đặc thù như QT sản xuất, QT nhân sự, QT nhà hàng – khách sạn, … Có thể đúng khi nói là QTKD không phải là một nghề, tuy nhiên, không thể phủ nhận nó sự cần thiết của nó.   
.  – QTKD cung cấp một cái nhìn bao quát về việc điều hành kinh doanh, những kiến thức chung cơ bản nhất nhưng đó là nền tảng để có thể bắt đầu điều hành doanh nghiệp. 
 
 – Đội ngũ giảng viên rất cần kinh nghiệm thực tế về từng môn, lĩnh vực khi dạy về QTKD nếu không chỉ là lý thuyết suông. Không thể nói các giảng viên tại ĐH hiện nay chỉ dạy lí thuyết suông, tất cả đều có kinh nghiệm từ việc nghiên cứu và quản lý chính cuộc sống của họ hay việc kinh doanh riêng. Vấn đề ở đây là cách truyền đạt và hướng dẫn để sinh viên có thể hiểu và áp dụng được.
 
  – Với Chương trình về QTKD hiện nay tại các Trường ĐH, hầu hết là lí thuyết và bài tập về tính toán. Có những môn trong QTKD cần thực tế hơn như phân tích tình huống (giả định hay thật tế) theo nhóm hay thậm chí tiếp cận doanh nghiệp để thực hiện. 
 
 – Ví dụ như Đánh giá và khuyến nghị chính sách lao động hay quy trình quản lý của một công ty. Sinh viên có thể tiếp cận được thực tiễn, doanh nghiệp có thể có được một cách nhìn mới và không tốn phí. Hay Phân tích nguyên nhân và khuyến nghị cho một sự kiện nào đó. Sinh viên có thể hiểu được cần thực hiện như thế nào trong tình huống cụ thể. Các giảng viên/người hướng dẫn sẽ tư vấn cho sinh viên thực hiện. Như thế việc học sẽ tốt hơn
 

.  – Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, không ai thuê một sinh viên mới tốt nghiệp ngành QTKD về làm giám đốc dù có học ở đâu đi nữa. Các bạn sinh viên phải hiểu một tiêu lâu dài của mình khi chọn học ngày QTKD, qua đó tìm hiểu và lựa chọn các việc làm phù hợp để củng cố kiến thức của mình về QTKD.  Tôi may mắn đã đi làm về lĩnh vực kinh tế rồi mới học về QTKD. Tôi thấy rất bổ ích và hỗ trợ rất nhiều. Phải thực tế, nắm rõ vấn đề thì mới có thể giải quyết được công việc.  Bên cạnh đó, QTKD là hiểu các nguyên tắc và điều hành được với các kĩ năng và quan trọng là kinh nghiệm thực tiễn. Tất cả đều cần thời gian trải nghiệm.  Chúc các bạn sinh viên QTKD hay tự tin và cố gắng.

 (mr-Quang- Manager at SJ Grant Thornton)

 

5 QUY TẮC CHỌN NGÀNH, CHỌN TRƯỜNG PHÙ HỢP DÀNH CHO CÁC EM LỚP 12

Hai năm nay quy chế thi cử cao đẳng, đại học có khá nhiều thay đổi. Các em thi xong, biết điểm rồi mới bắt đầu chọn ngành và chọn trường học cho mình. Mình thấy chọn cách này ít rủi ro và áp lực hơn việc chọn trường trước rồi thi xong. Nhưng vẫn là vấn đề nhức nhối bấy lâu nay của các em học sinh: LOAY HOAY định hướng chọn ngành học, chọn trường nào cho phù hợp với bản thân.
Về gia đình thì bố mẹ chỉ định hướng theo KINH NGHIỆM cá nhân và đặc biệt rất hay hướng con vào nhà nước nên các em cần cân nhắc kỹ trước khi nghe lời bố mẹ. Bây giờ khác nhiều so với thế hệ của các phụ huynh ngày xưa rồi. Đa số các em lên mạng tìm hiểu, hỏi người thân, người quen, rồi nghe tư vấn khắp nơi nhưng vẫn rất mông lung. Mong là bài viết này sẽ giúp các bạn định hướng tốt hơn.Việc ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP đầu tiên và quan trọng nhất là các bạn LỰA CHỌN CHUYÊN MÔN cho mình, sau đó mới định hướng đến việc phát triển chuyên môn đó như thế nào. Vì vậy:

QUY TẮC 1: CHỌN NGÀNH RỒI MỚI CHỌN TRƯỜNG 

Bạn phải xem mình THÍCH chuyên môn nào đã, sau đó xem NGÀNH nào phù hợp chuyên môn đó, rồi mới chọn trường. Như tôi thì thường sẽ chia làm 5 KHỐI NGÀNH chính để bạn dễ định hướng:
1. Khối ngành kinh tế – tài chính – quản lý: bao gồm các ngành như Quản trị kinh doanh, Tài chính – Ngân hàng, Kế toán – kiểm toán, Quản trị nhân sự, Marketing, Đầu tư…
Đây là ngành có nhiều người chọn nhất trong vài năm trở lại đây, vì ai cũng nghĩ học kinh tế DỄ XIN VIỆC. Thực tế thì nhu cầu tuyển dụng khối ngành kinh tế đều rất cao, đáng tiếc là về đào tạo của Việt Nam ở khối ngành này là YẾU KÉM nhất. Đa số sinh viên học xong kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng đều rất kém. Nhiều người học xong 4 năm còn không biết gì.
Hơn nữa, kinh tế lại là lĩnh vực DỄ TỰ HỌC nhất trong số các chuyên môn, các khóa đào tạo bên ngoài nhiều, thậm chí chất lượng còn hơn đại học vì tính thực tế, thực hành cao, học xong làm được luôn.
Như vậy, nếu thực sự thích về kinh tế thì hãy học kết hợp cả đại học và học bên ngoài nữa nhé!

2.  Khối ngành xã hội – nhân văn:  bao gồm các ngành như Luật, sư phạm, ngoại ngữ, báo chí, khoa học xã hội nhân văn, Việt Nam học, Đông phương học… 
 Đây là ngành KHÔNG NHIỀU người lựa chọn và ở Việt Nam thì ngành xã hội KHÓ XIN VIỆC nhất và yêu cầu cũng tương đối cao. Khoa học xã hội ở Việt Nam vẫn còn kém phát triển. Tuy nhiên, việc đào tạo cũng tương đối tốt.
 Bạn nào chọn khối này thì phải định hướng từ SỚM công việc sau khi ra trường của mình kẻo lại bơ vơ không nơi nương tựa, rồi lại chuyển sang khối kinh tế làm thì phí lắm!
Và một 2 ngành lớn của xã hội – nhân văn nữa là: Sư phạm và Y dược. Hai ngành này thực trạng như thế nào có lẽ mình không cần nói nữa

3.  Khối ngành Khoa học – Kỹ thuật:  Bao gồm các ngành khoa học tự nhiên như Toán, Lý, Hóa, Sinh, các ngành kỹ thuật như công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, giao thông vận tải, xây dựng, công nghệ sinh học… 
Đây là khối ngành DỄ XIN VIỆC nhất ở Việt Nam, đào tạo cũng tương đối tốt, thị trường lao động có nhu cầu cao (vì nước ta vẫn đang trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng – công nghệ).

4. Khối ngành nghệ thuật:  bao gồm các ngành mỹ thuật, diễn xuất, hát, múa, các loại nhạc cụ… 
 Ngành này dành cho những bạn có năng khiếu từ sớm. 
 5. Khối ngành thể dục thể thao: cũng dành cho những bạn có năng khiếu từ sớm. 
➡ Như vậy, đa số chúng ta sẽ lựa chọn 1 trong 3: Kinh tế hay Xã hội hay Khoa học – kỹ thuật tùy sở thích của mỗi người.
Lưu ý:
Chọn được ngành rồi thì mới chọn trường tốt nhất vừa sức(ngang, xấp xỉ) với điểm của mình, lúc này trường nào không còn là vẫn đề nữa.
Ví dụ, Bản thân mình quyết định chọn ngành CNTT và lúc đó điểm thi thì vào Viện Đại học Mở Hà Nội là vừa sức và hợp lý nhất.

QUY TẮC 2: NÊN CHỌN NGÀNH CỤ THỂ – ĐỪNG CHỌN NGÀNH CHUNG CHUNG 

Điều này khá quan trọng! Nhiều bạn thích khoa Quản trị kinh doanh, nhưng thực sự đây là lựa chọn không tốt lắm, nhất là đối với chương trình học “chuối” như Việt Nam. Học quản trị kinh doanh rất chung chung, ra trường cái gì cũng biết một tý nhưng chẳng sâu cái gì, chuyên môn gần như không có, rất nguy hiểm.
Nên chọn các chuyên môn cụ thể hơn như: Marketing, Quản trị nhân lực, Kế toán – Kiểm toán hay Tài chính – ngân hàng.
Xã hội thì cũng nên chọn cụ thể như Luật, Sư phạm (môn gì đó), Ngoại ngữ nước nào chứ đừng chọn Việt Nam học, Đông phương học ra trường rất khó định hướng công việc.

QUY TẮC 3: TÌM HIỂU KỸ TÍNH CHẤT CỦA CHUYÊN MÔN XEM BẢN THÂN CÓ THẤY THÍCH VÀ PHÙ HỢP KHÔNG RỒI HÃY CHỌN

Chọn ngành nào thì nên đọc về ngành đó kỹ một chút, xem mình có thấy hứng thú, thấy thích nó thì hãy chọn.
Ví dụ :
Quản trị nhân lực thì làm việc với con người nhiều, thiên về công việc nhìn nhận, đánh giá thái độ, tính cách, năng lực của người khác; điều hòa các mối quan hệ; phù hợp với những bạn EQ cao, nhạy cảm, tâm lý, sâu sắc.
Marketing thì cần năng động, sáng tạo, thích kinh doanh.
Kế toán – kiểm toán thì cần người thích các con số, chi tiết, cẩn thân, tỉ mỉ…

QUY TẮC 4: CHỌN TRƯỜNG MẠNH VỀ ĐÀO TẠO NGÀNH ĐÓ 

Mình thấy các trường Đại học Việt Nam mở các ngành học rất vớ vẩn.
Ví dụ: Đại học Điện lực là khối kỹ thuật nhưng lại có khoa Quản trị kinh doanh.
ĐH Nông nghiệp cũng có khoa Quản trị kinh doanh.
Ra trường hỏi bằng gì thì bạn thử bảo bằng QTKD trường Điện lực hay trường Nông nghiệp nghe có buồn cười không?
Học khối Kinh tế thì phải chọn trường nghe nó “kinh tế” một chút như ĐH Thương mại, ĐH Ngoại thương, ĐH Kinh tế quốc dân, Học viện Tài chính, HV Ngân hàng, ĐH Kinh doanh công nghệ…
Đừng học kinh tế ở mấy trường nghe chả liên quan như ĐH Điện Lực, ĐH Công nghiệp hay ĐH Giao thông vận tải. Đã tệ lại còn tệ hơn!
Các khối khác thì tương tự!

QUY TẮC 5: CHỌN TRƯỜNG CÓ MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP TỐT VÀ NĂNG ĐỘNG 

Môi trường ở đây là tổng hợp về sinh viên, danh tiếng, giảng viên, hoạt động ngoại khóa…
Theo mình ĐH Ngoại thương có thê nói là trường ĐH có môi trường học tập tốt nhất ở Hà Nội hiện nay!
Một số trường cũng có môi trường tương đối tốt như ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Thương Mại, ĐH Lao động xã hội, ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Quốc gia, ĐH Thăng Long…
Một số trường tương đối trầm về không khí học tập và hoạt động ngoại khóa như Học viện hành chính, ĐH Công đoàn…thì nên cân nhắc trước khi chọn.
Tuy nhiên, có một số trường điểm đầu vào tương đối thấp nhưng đào tạo lại khá tốt, ví dụ như Viện Đại học Mở Hà Nội.. ^_^.  Trường này bản thân mình đã học nên chia sẻ nhé.
Đó là 5 quy tắc mà tôi nghĩ sẽ giúp cho các bạn học sinh cấp 3 LỰA CHỌN ngành học, trường học cho mình tốt hơn. Mong là bài viết này sẽ đến được với nhiều bạn cần nó!
Lưu ý: Những thông tin này cũng chỉ mang tính chất tham khảo!
Chúc các bạn có lựa chọn đúng đắn cho mình!

Bài viết tham khảo dựa trên kinh nghiệm hướng nghiệp của anh Nguyễn Đức Hải – giám đốc đào tạo công ty Vietfounder.

Có thể bạn quan tâm:

3 thoughts on “Lời khuyên chân thành các bạn muốn làm kinh doanh đừng học đại học quản trị kinh doanh

  1. Pingback: http://test4.nowonet.com/zobraz_kalkulace.php?jazyk=1&vyska=500&idprodukt=184&url=https://boikhuco.co.za/

  2. Pingback: b4R

  3. Pingback: ดูซีรี่ย์

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);