Nhảy việc là gì Bí quyết nhảy việc thành công bài bản, dễ thực hiện :Thay đổi công việc là rất khó khăn, và thường với các bạn mới ra trường điều này cũng rất khó làm. Vậy làm cách nào để đổi việc thành công. Sau đây là một cách bài bản về chuyển việc được một chị làm tuyển dụng chuyên nghiệp chia sẻ:
Nội dung chính:
Nhảy việc là gì và tại sao mọi người lại nhảy việc?
Nhảy việc chỉ hành động chuyển từ công việc này sang công việc khác khi chỉ làm trong một thời gian ngắn như dưới 1 năm hoặc trong vòng 1, 2 năm. Nhảy việc thường được hiểu là bạn bất ngờ rời khỏi vị trí, vai trò công việc hiện tại khi chưa gắn bó được lâu và chuyển hẳn sang công ty khác.
Nhưng tại sao một người nào đó lại chỉ gắn bó với một công việc trong thời gian ngắn và liên tục nhảy việc sang các vị trí khác? Đâu là lý do khiến họ từ bỏ lợi ích, phúc lợi, lương thâm niên và tiền thưởng?
Đôi khi những người nhảy việc không hài lòng với công việc hiện tại vì họ cảm thấy nó không hướng họ đến sự nghiệp họ mong đợi hay đơn giản là “không có tương lai”. Nhiều người khác lại nhảy việc vì họ không thích công việc hiện tại hoặc môi trường làm việc tại công ty.
Trong một số trường hợp khác, người ta nhảy việc vì cảm thấy công việc hiện tại quá quen thuộc, nhàm chán và họ muốn tìm những thử thách mới. Không phải ai cũng thích ở một vị trí trong vài năm liên tiếp, họ hy vọng có những thay đổi, khác biệt và quyết định nhảy việc.
Cuối cùng, có những người nhảy việc vì họ đang cố gắng học các kỹ năng mới có thể mang lại lợi ích lâu dài. Ví dụ, một nhà thiết kế muốn chuyển sang làm copywriter có thể vì không chỉ muốn làm việc với Photoshop hoặc các công cụ thiết kế khác mà còn muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực quảng cáo.
Nhảy việc có phải là quyết định xấu hay không?
Trong một số lĩnh vực như kỹ thuật phần mềm, nhảy việc gần như không bị đánh giá tiêu cực. Nhiều công ty muốn nhân viên của họ có nhiều bộ kỹ năng sau khi chuyển từ công ty này sang công ty khác. Quá trình làm việc dù ngắn cũng khiến các nhân viên đó có được nhận thức đa dạng về phong cách làm việc và phần nào xác định được điều họ thích và không thích trong công việc.
Dĩ nhiên, điều đó không có nghĩa là nhảy việc là hành động chỉ dành cho giới trẻ. Một nghiên cứu được thực hiện bởi Cục Thống kê Lao động Mỹ cho thấy ngày nay, những lao động lớn tuổi cũng nhảy việc. Các nhà tuyển dụng đã bớt đánh giá tiêu cực về ứng viên hay nhảy việc như trước đây. Mọi người đang thay đổi công việc và nghề nghiệp thường xuyên hơn, vì vậy các tiêu chuẩn cũng đang dần thay đổi.
Nhảy việc – Được và mất gì?
1. Ưu điểm của nhảy việc
Bạn có thể có được rất nhiều kinh nghiệm và một cái nhìn mới mẻ
Nếu bạn thay đổi công việc vài năm một lần, bạn sẽ thấy hoạt động nội bộ của các công ty và văn hóa, môi trường làm việc khác nhau. Mỗi doanh nghiệp sẽ có những thực hành và quy tắc ứng xử nhất định. Nếu bạn mang theo kiến thức, kinh nghiệm tích luỹ được, sau đó áp dụng chúng trong công việc tương lai, bạn có thể có nhiều ý tưởng tích cực, sáng tạo và được đánh giá cao.
Bạn có thể phát triển một mạng kết nối rộng, đa dạng
Bạn càng làm việc tại nhiều công ty, mạng kết nối của bạn sẽ càng rộng lớn. Có nhiều mối quan hệ xã hội cung cấp cho bạn nhiều tiềm năng phát triển – mở rộng danh sách khách hàng tiềm năng, đối tác, v.v. Điều này có thể được coi như một loại “tài sản”, không chỉ của riêng bạn mà còn của cả doanh nghiệp bạn làm trong tương lai.
Bạn có nhiều cơ hội hơn để tìm thấy công việc phù hợp
Nếu bạn làm việc với các nhà tuyển dụng khác nhau, bạn sẽ có rất nhiều cơ hội để tìm ra loại công việc và văn hóa công ty phù hợp với mình nhất. Đây là một điều vô cùng có lợi cho cả bản thân bạn và nhà tuyển dụng tiềm năng, dĩ nhiên là với điều kiện bạn không tiếp tục nhảy việc trong thời gian ngắn.
2. Nhược điểm của nhảy việc
Giống như bất cứ điều gì khác trong cuộc sống của chúng ta, bạn luôn phải cân nhắc những ưu và khuyết điểm trước khi hành động. Mặc dù bạn có thể đạt được các kỹ năng mới hoặc mức lương cao hơn, hãy tính đến những nhược điểm khi bạn nhảy việc thường xuyên. Đặc biệt, hãy tránh những sai lầm mà người nhảy việc hay mắc phải để quá trình tìm việc được như mong muốn.2.1.
Nhà tuyển dụng có thể ngại “đầu tư” vào bạn
Hãy tưởng tượng bạn là một nhà tuyển dụng. Liệu bạn có đầu tư vào đào tạo và phát triển nghề nghiệp của một người thay đổi công việc hàng năm? Chắc chắn là không. Nếu bạn thay đổi công việc thường xuyên, bạn có thể bị coi là nhân tố rủi ro. Kết quả là, bạn có thể không nhận được sự đào tạo, huấn luyện, phần thưởng hoặc cơ hội nghề nghiệp khác.
Bạn có nguy cơ bị cắt giảm nhân sự
Trong trường hợp thị trường hoặc ngành công nghiệp có những chuyển biến xấu, nhiều công ty sẽ buộc phải cắt giảm nhân sự để giảm chi phí vận hành. Lúc này, nhân viên trung thành thường được giữ lại vì sự ổn định và những cống hiến của họ. Trong khi đó, những người có “lịch sử” nhảy việc dễ bị sa thải đầu tiên.
Bạn có vẻ không đáng tin cậy
Nếu bạn liên tục nhảy việc, nhà tuyển dụng có thể có những nghi vấn về sự kiên trì, kiên định của bạn. Bạn có thể là có bằng cấp cao, kỹ năng tốt nhưng lại không đáng tin cậy. Điều đó cũng có nghĩa là bạn rất khó được sắp xếp vào các dự án dài hạn, yêu cầu kỷ luật và sự tuân thủ thời gian, chất lượng, hiệu suất,…
Làm sao để nhảy việc đúng cách?
Trước khi nhảy việc, bạn hãy cân nhắc các yếu tố sau:
- Xác định những gì bạn sẽ đạt được: Bắt đầu bằng cách tự hỏi liệu công việc tiếp theo sẽ cung cấp cho bạn những gì? Đó có phải là điều bạn tìm kiếm? Đừng nhảy việc chỉ vì lời hứa về mức lương cao hơn hiện tại, hãy cố gắng tìm ra một nơi cho phép bạn học hỏi, tiến bộ và cảm thấy gắn bó.
- Không nhảy việc quá sớm: Nhiều nhà tuyển dụng chỉ chấp nhận ứng viên có kinh nghiệm làm việc ở một vị trí từ ít nhất 1 năm trở lên. Do đó, bạn nên cân nhắc nếu mới chỉ làm ở công ty vài tháng.
- Để lại ấn tượng tốt với công ty hiện tại: Khi bạn quyết định nhảy việc, hãy thông báo sớm nhất có thể cho người quản lý của mình, thực hiện bàn giao công việc theo quy định. Điều này giúp bạn trở nên chuyên nghiệp hơn.
Cách đây không lâu, mọi người thường đánh giá tiêu cực về hành vi nhảy việc của một ai đó và xem nhảy việc là một điều không nên. Tuy nhiên, bên cạnh các khuyết điểm, nhảy việc cũng có ưu điểm, tác động tích cực đến sự nghiệp của bạn. Vậy nhảy việc – được và mất gì? Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu thêm về chủ đề này nhé!
Những nhà tuyển dụng tiềm năng, những người sử dụng lao động thường có cái nhìn định kiến về những ứng viên nhảy việc nhiều, cho rằng họ không tập trung, không có định hướng, không ổn định hoặc chỉ đơn giản là không kiên nhẫn và khó thích nghi. Mặc dù vậy, quan điểm này đang dần được thay đổi.
Nếu bạn muốn nhảy việc, hãy chắc chắn rằng bạn hiểu nhảy việc là gì và tại sao bạn lại ra quyết định đó trước khi bạn chuyển từ công việc này sang công việc khác. Nhận thức được về những điều được và mất vì nhảy việc sẽ giúp bạn ra quyết định chính xác hơn.ư
Bí quyết nhảy việc thành công bài bản, dễ thực hiện
Nhảy việc vừa là một thách thức nhưng cũng là một cơ hội đối với tôi. Điều quan trọng là bạn có biết cách để biến thách thức ấy thành cơ hội cho mình hay không. Tôi đã nhảy việc thành công và nhận được 3 offer khác nhau. Đó là kết quả của sự tìm tòi, nỗ lực và cố gắng của tôi trong thời gian qua và hôm nay tôi muốn chia sẻ lại cùng các bạn.
1. Phác thảo một kế hoạch cụ thể, bao gồm những công ty mà bạn muốn đến.
Nhiều người – nhất là những đã làm việc lâu năm có thể nghĩ sẽ rất khó khăn để bắt đầu lại một công việc hoàn toàn mới, khi mà họ đã quá quen thuộc với công việc của mình từ trước tới giờ, nhưng quá trình nào cũng phải có những bước khởi đầu như thế, đặt biệc là trong lĩnh vực nghề nghiệp. Tôi đã bắt đầu bằng cách tìm kiếm các công ty cùng ngành nghề với công ty hiện tại của mình, tìm hiểu môi trường làm việc, chỗ đứng trên thị trường, văn hóa công ty…rồi so sánh với nhau để tìm ra nơi phù hợp nhất.
2. Tận dụng kinh nghiệm của bạn.
Nếu bạn là một nhân viên đã có kinh nghiệm thì đây rõ ràng là một lợi thế rất lớn trên thị trường việc làm. Những khả năng và kinh nghiệm của bạn lúc này sẽ là đòn bẩy để bạn có thể cạnh tranh với các ứng viên khác, vì kinh nghiệm là thứ mà không một trường lớp nào có thể đào tạo chóng vánh được, và bạn chỉ có thể có khi thực sự trải nghiệm bằng những năm tháng làm việc vất vả. Vì vậy bạn không phải lo lắng quá nhiều là mình đã già (như tôi) rồi, mình sẽ khó tìm việc mới… Hãy khoanh vùng những công việc mà bạn muốn và tìm mọi cách để tiếp cận với nhà tuyển dụng, và hãy cho họ thấy được những giá trị của mình. Có thể bạn không tin nhưng kinh nghiệm làm việc và cả kinh nghiệm cuộc sống chính là tài sản quý mà rất nhiều nhà tuyển dụng đang tìm kiếm.
3. Sử dụng mẫu CV tốt để tạo lợi thế cho mình.
Nếu bạn có trình độ cao đẳng (hoặc đại học) – chuẩn mực trung bình để được tuyển dụng hiện nay thì quả thật sẽ rất khó để tìm được một công việc như ý muốn. Nhưng nếu bạn đã từng tham gia những khóa học ngắn hạn, những kỳ thực tập hay có những kinh nghiệm khác khi đi làm thêm thời sinh viên thì hãy thể hiện chúng trong CV sao cho thật ấn tượng, để nhà tuyển dụng thấy được bạn là một ứng viên năng động như thế nào. Tất nhiên, chỉ nên thể hiện những kinh nghiệm và kỹ năng phù hợp với những yêu cầu của công việc mà bạn đang tìm kiếm.
4. Tìm kiếm cơ hội ở các công ty nhỏ.
Các doanh nghiệp nhỏ có thể không được các ứng viên ưa chuộng cho lắm, nhưng chúng lại cực kỳ phù hợp với những sinh viên mới ra trường, những người chưa có nhiều kinh nghiêm. Những nguyên tắc tuyển dụng ở đây cũng khá linh hoạt nhưng quan trọng nhất là những kỹ năng, kinh nghiệm của bạn ở nơi đây sẽ có giá trị hơn rất nhiều so với ở những công ty lớn.
5. Luôn lạc quan và tích cực trong quá trình phỏng vấn.
Khi có cơ hội đến với bạn, hãy nghĩ đến những kinh nghiệm và kỹ năng mà bạn sẽ nói với nhà tuyển dụng. Chắc chắn là bạn sẽ nắm lấy cơ hội này và hoàn thành chúng thật tốt, thể hiện cho họ thấy bạn có khả năng làm tốt công việc này, và hơn hết là bạn muốn làm việc lâu dài ở nơi đây với họ.
Đừng quên viết email cảm ơn nhà tuyển dụng sau khi tham gia buổi phỏng vấn. Dù bạn có được tuyển dụng hay không thì đây cũng là cơ hội tốt để bạn thể hiện sự tích cực và chuyên nghiệp của mình trong quá trình tìm việc. Nếu bạn từ chối offer của một công ty nào đó, đừng quên cảm ơn họ, trình bày lý do thuyết phục và mong muốn của bạn được làm việc cùng họ trong tương lai.
6. Không nên từ bỏ hoặc chán nản.
Có thể sẽ mất khá nhiều thời gian khi bạn chờ đợi cơ hội tốt và phù hợp nhất đến với mình. Nhưng, dù có thể nào bạn cũng không nên từ bỏ hoặc chán nản buông xuôi. Hãy tiếp tục tìm kiếm và trau dồi kiến thức, kinh nghiệm cho mình. Bạn không thể biết trước được cơ hội sẽ đến với mình lúc nào đâu.
Nguồn:Joni Phuong Nguyen