Những điều cần làm khi du học sinh tới Canada

Những điều cần làm khi du học sinh tới Canada, Du học Canada có cần SAT không, Xin học bổng du học Canada cần những gì, Du học Canada cần bao nhiêu tiền, Học bổng du học Canada cho học sinh cấp 3, Đi du học Canada cần những điều kiện gì, Du học Canada không cần IELTS, Du học Canada cần IELTS bao nhiêu, Cách du học Canada kinh nghiệm chuẩn bị hành trang, chống lừa đảo khi sang Canada. Gửi tới các bạn bài viết cho du học sinh chuẩn bị sang Canada về những điều cần chuẩn bị trong tuần đầu tiên tới nơi đây du học. Đây là bài viết rất hay và quý báu được chia sẻ trên group hội du học nên post lại cho mọi người. Các bạn nhớ lưu ý nhé! Bài viết update mới nhất hiện nay\
Những điều cần làm khi du học sinh tới Canada
Những điều cần làm khi du học sinh tới Canada

1. Thủ tục  du học Canada – Nộp hồ sơ du học Canada

1.1 Chọn trường và chọn ngành

Đối với việc đi du học tại Canada thì điều tiên quyết đầu tiên là bạn phải chọn được trường và ngành học phù hợp với năng lực của bản thân. Canada là cường quốc giáo dục với rất nhiều trường cao đẳng, đại học và chương trình đào tạo chất lượng. Dựa vào mong muốn và khả năng của bản thân, sinh viên có thể chọn cho mình một ngôi trường phù hợp với nguyện vọng.

Khi đã xác định được trường và ngành học mà mình muốn theo học, bạn cần kiểm tra số số Designated Learning Institution (DLI) của trường. Số DLI sẽ cho bạn biết liệu trường mà mình dự định học tập có được chính quyền liên bang (hoặc tỉnh) tại Canada cho phép tiếp nhận học sinh quốc tế hay không. Nếu số DLI cho thấy trường được phép tuyển sinh sinh viên nước ngoài, bạn cần bắt tay ngay vào việc chuẩn bị bộ hồ sơ du học.

Học bổng trường Royal Elite International Academy

1.2 Các giấy tờ cần thiết cho bộ hồ sơ du học Canada

Nếu các nước Mỹ và Anh yêu cầu bài tự giới thiệu (Statement of purpose, hay SOP) là tài liệu quan trọng trong bộ hồ sơ du học. Thì tại Canada, kết quả học tập sẽ là một yếu tố đóng vai trò cốt yếu cho hồ sơ của ban. Do đó, bước quan trọng trong toàn bộ quá trình làm thủ tục du học Canada là chuẩn bị một bộ hồ sơ học tập càng ấn tượng càng tốt. Điểm số càng cao, khả năng đậu vào các trường học danh tiếng càng cao.

Các giấy tờ quan trọng trong bộ hồ sơ du học Canada có thể kể đến như chứng chỉ ngoại ngữ, học bạ, và bằng tốt nghiệp. Tài liệu cần thiết cho bộ hồ sơ du học Canada theo từng bậc học được quy định cụ thể cho từng bậc học như sau:

1.2.1 Bậc Trung học phổ thông

Tại Canada, THPT còn được gọi là K-12. Khi đi du học Canada bậc THPT, học sinh phải có các giấy tờ bao gồm: đơn xin học; bảng điểm; bằng cấp cao nhất; ý định thư (letter of intent – LOL) giải thích về mục đích đi du học và trình bày kế hoạch học tập khi học tập tại Canada. Bậc học này chưa yêu cầu học sinh phải cung cấp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.

1.2.2 Bậc Cao đẳng, Đại học

Thủ tục du học Canada bậc cao đẳng, đại học yêu cầu sinh viên phải chuẩn bị bộ hồ sơ với các giấy tờ sau:

  • Học bạ bậc THPT
  • Đơn xin học
  • Bằng tốt nghiệp THPT
  • Chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh (hoặc tiếng Pháp nếu sinh viên đi du học tại Quebec).
  • Bản lý lịch chi tiết, kê khai các thành tích học tập hoặc hoạt động tình nguyện, ngoại khóa (nếu có).
  • Ý định thư (LOI) trình bày rõ ràng về mục đích du học và kế hoạch học tập tại Canada.

1.2.3 Bậc sau Đại học

Thủ tục du học Canada bậc sau đại học yêu cầu sinh viên phải chuẩn bị bộ hồ sơ với các giấy tờ sau:

  • Bảng điểm Đại học
  • Bằng tốt nghiệp Đại học
  • Đơn xin học
  • Hai lá thư giới thiệu từ giảng viên hoặc công ty mà ứng viên đã từng học, hoặc làm việc.
  • Bản lý lịch chi tiết, kê khai các thành tích học tập hoặc hoạt động tình nguyện.
  • Ý định thư (LOI) trình bày chi tiết về mục đích du học và kế hoạch học tập tại Canada
  • Chứng chỉ quốc tế tiếng Anh hoặc tiếng Pháp (Nếu học tại Quebec)
  • Nếu ứng viên trên 25 tuổi và đã tốt nghiệp 2 năm trước thời điểm nộp hồ sơ thì cần phải trình bày về công việc mình đã làm trước đây.

1.3 Nộp hồ sơ và phản hồi đề xuất nhập học

Sau khi chuẩn bị một bộ hồ sơ hoàn chỉnh, đầy đủ những giấy tờ cần thiết. Bạn nộp hồ sơ cho trường THPT, đại học và chờ kết quả. Một khi đã nhận được thư chấp thuận từ trường. Bạn sẽ có một khoảng thời gian suy nghĩ để phản hồi lại đề xuất từ trường. Nếu đồng ý nhập học, bạn cần gửi thư phản hồi và chờ xác nhận chính thức từ trường, đồng thời lên kế hoạch cho các bước tiếp theo.

2. Thủ tục du học Canada – Xin visa du học

2.1 Thủ tục du học Canada diện chứng minh tài chính

Du học Canada theo diện chứng minh tài chính truyền thống vẫn là lựa chọn của nhiều học sinh và phụ huynh. Hình thức này được ưa chuộng bởi sự ổn định và an toàn nếu bạn có điều kiện về tài chính và giấy tờ chứng minh thu nhập rõ ràng. Thủ tục du học Canada theo diện chứng minh tài chính cần những giấy tờ sau:

  • Hộ chiếu còn thời hạn
  • 02 ảnh thẻ 4×6 thời gian chụp không quá 6 tháng
  • Giấy khai sinh
  • Giấy CMND của ứng viên và phụ huynh
  • Giấy đăng ký kết hôn/ly hôn của phụ huynh
  • Sổ Hộ khẩu
  • Lý lịch tư pháp số 2
  • Giấy khám sức khỏe tại bệnh viện được chỉ định.

2.2 Thủ tục du học Canada diện SDS không chứng minh tài chính

SDS (Study Direct Stream) là chương trình du học Canada miễn chứng minh tài chính được tung ngay ra để thay thế cho chương trình CES, có hiệu lực từ tháng 3/2018. Về bản chất, SDS giống hệt CES khi gỡ bỏ thủ tục chứng minh tài chính cho du học sinh Việt, thậm chí còn tạo điều kiện cho các bạn hơn khi cho phép du học sinh nhập học tất cả các cơ sở giáo dục sau phổ thông (post-secondary institution) có mã DLI của Canada chứ không còn giới hạn trong 55 trường như CES. Khó khăn lớn nhất khi du học qua chương trình SDS là điểm IELTS tăng.

Thủ tục du học Canada diện SDS không chứng minh tài chính 2021 như sau:

  • Đăng kí theo học tại tất cả các cơ sở giáo dục sau phổ thông (post-secondary institution) có mã DLI của Canada
  • Mua Chứng chỉ Đầu tư Đảm bảo (GIC) của ngân hàng Scotiabank trị giá $10,000 CAD
  • Điểm IETLS tối thiểu 6.0 (không kỹ năng nào dưới 6.0) có hiệu lực trong vòng 2 năm
  • Nộp chứng thanh toán 1 năm học phí
  • Kiểm tra sức khoẻ trước khi nộp hồ sơ ít nhất 1 tuần
  • Sau khi chuẩn bị đủ các giấy tờ trên, du học sinh tiến hành tổng hợp hồ sơ và nộp đơn xin visa du học Canada như mục 2 và bỏ qua các bước chứng minh tài chính. Thời gian xét duyệt hồ sơ là 45 ngày kể từ ngày nộp.

2.3 Mẫu Form xin visa du học Canada

Mẫu 1294: điền các thông tin của học sinh, thông tin trường đăng ký theo học, học phí,.. Mẫu form này được điền online để lấy mã vạch và in ra trực tiếp.

Mẫu IMM5645E: gồm các thông tin về gia đình, anh chị em ruột,…

Study permit questionnaire: thông tin về khả năng tài chính của bố mẹ hoặc người thân ở Canada (nếu có)

Giấy ủy quyền cho công ty tư vấn du học làm hồ sơ

Nếu học tại Quebec, du học sinh cần phải có thêm giấy phép vào tỉnh Quebec (Certificat d’acceptation du Quebec – CAQ). CAQ có thể điền dưới dạng online hoặc dạng giấy với lệ phí là 108 CAD.

Trường hợp ứng viên chưa đủ 18 tuổi cần phải có giấy tờ chứng nhận bảo lãnh của người giám hộ bao gồm:

  • Custodian Declaration – Custodian for Minors Studying in Canada: chỉ dành cho người giám hộ ở Canada
  • Custodian Declaration – Parents/Guardians for Minors Studying in Canada: phụ huynh Việt Nam phải điền form

2.4 Khám sức khỏe

Các ứng viên bắt buộc phải khám sức khỏe – một trong các thủ tục du học Canada trước khi du học tới Canada tại các bệnh viện được chỉ định.

2.5 Thư nhập học

Học sinh, sinh viên cần cung cấp thư mời nhập học của trường để chứng minh mình đã được nhận vào học tại một trường trên lãnh thổ Canada. Do đó, thư nhập học là một phần không thể thiếu trong thủ tục du học Canada. Trong thư cần nêu rõ có mục sau đây:

  • Họ và tên, địa chỉ của sinh viên
  • Ngày tháng năm sinh của sinh viên
  • Khóa học và trình độ của khóa học
  • Ngày bắt đầu và ngày kết thúc khóa học

2.6 Hồ sơ học tập

Giống như thư nhập học, hồ sơ nhập học cũng là một phần không thể thiếu trong thủ tục du học Canada. Hồ sơ học tập của sinh viên bao gồm các giấy tờ sau:

  • Bảng điểm THPT, bằng tốt nghiệp cấp THPT
  • Bảng điểm đại học hoặc bằng tốt nghiệp đại học (nếu có)
  • Hóa đơn đóng học phí
  • Chứng chỉ IELTS
  • Kế hoạch học tập (study plan): Đây là phần quan trọng ảnh hưởng đến khả năng được cấp visa của bạn, giấy phép học tập của du học sinh. Thư giải trình kế hoạch học tập phải bao gồm đầy đủ chi tiết sau quá trình nghiên cứu, tìm hiểu của học sinh. Đồng thời, nêu rõ định hướng, kế hoạch sự nghiệp dự kiến của du học sinh sau khi tốt nghiệp chương trình học tại Canada. Bạn cần trả lời được một số câu hỏi sau:
    • Ước mơ, nguyện vọng của bạn là gì và nền tảng bắt đầu dẫn đến nguyện vọng đó?
    • Lộ trình sự nghiệp dự kiến của bạn trong vòng ít nhất 5 năm nữa ra sao? Sau khi kết thúc khóa học, kế hoạch sự nghiệp của bạn thế nào?
    • Bạn và gia đình bạn đã chuẩn bị thế nào để thực hiện lộ trình đó?
    • Khóa học tại Canada đóng góp giá trị gì cho lộ trình dự định của bạn? Vì sao bạn lựa chọn Canada và chương trình này thay vì một khóa học ở Việt Nam hoặc một quốc gia khác? Giá trị đó có tương xứng với việc đầu tư tài chính, thời gian của bạn và gia đình cho khóa học này hay không?
    • Khoản đầu tư này có nằm trong khả năng mà gia đình bạn có thể đảm bảo tính ổn định để bạn tập trung hoàn thành kế hoạch học tập của mình, ngay cả khi có rủi ro xảy ra hay không?

2.6 Giấy tờ chứng minh tài chính

Phụ huynh của học sinh cần đưa ra các giấy tờ chứng minh khả năng tài chính của mình như sau:

  • Giấy xác nhận tiền gửi trong ngân hàng trong vòng 2 tháng gần nhất
  • Sổ tiết kiệm
  • Hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, giấy nộp thuế thu nhập cá nhân, sao kê tài khoản lương,.. để chứng minh có đi làm và có thu nhập từ lương
  • Giấy phép kinh doanh, biên lai thuế (trong 6 tháng) nếu phụ huynh làm kinh doanh
  • Chứng nhận sở hữu nhà, đất, xe hơi,…

Trường hợp sinh viên có người tài trợ ở Canada thì cần chứng minh:

  • Giấy tờ chứng minh mối quan hệ
  • Bản sao thẻ công dân hoặc thường trú dân Canada
  • Thư bảo lãnh có ghi rõ trách nhiệm tài chính
  • Giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng
  • Bản chính của giấy khai thuế thu nhập (Notice of Assessment, vd: T451 / Income tax return information B Regular) trong 2 năm vừa qua của người bảo lãnh và của vợ/chồng của người bảo lãnh.
  • Thư xác nhận việc làm của người bảo lãnh và của vợ/chồng của người bảo lãnh.
  • Nếu sinh viên du học Canada với các khóa học có thời hạn dưới một năm thì cần chứng mình tài chính đủ thời gian du học. Trường hợp sinh viên du học Canada trong thời gian hơn 1 năm thì cần phải chứng minh khả năng hỗ trợ tài chính với số tiền ít nhất 10.000 CAD (nếu du học tại Quebec thì cần khoảng 11.000 CAD).

3. Lưu ý khi trả lời phỏng vấn xin visa

Về trang phục: trang phục khi đi phỏng vấn visa cần lịch sự, chỉnh tề. Điều này sẽ giúp bạn gây được thiện cảm với người phỏng vấn trong lần đầu gặp mặt.

Khi trả lời phỏng vấn: Hãy luôn tự tin thể hiện bản thân, bởi sự rụt rè sẽ là bước cản khi bạn nói chuyện với các chuyên gia phỏng vấn. Vì vậy, đừng tự gây áp lực cho bản thân mà hãy trả lời thật bình tĩnh và rõ ràng những câu hỏi mà đại sứ quán đưa ra.

Trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh: Bạn sẽ được lựa chọn trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt. Nhưng nếu khả năng tiếng Anh đủ tốt, bạn nên lựa chọn phỏng vấn bằng ngôn ngữ này để cho người phỏng vấn thấy sự chuẩn bị đầy đủ và chu đáo cho việc học tập tại Canada. Đồng thời, năng lực sử dụng tiếng Anh tốt của thể hiện khả năng thích ứng với môi trường mới. Điều này sẽ giúp gia tăng xác xuất thành công cho buổi phỏng vấn của bạn.

Lần trước mình đã chia sẻ bài viết về những đồ nên mang đến Canada vào mùa đông dành cho các bạn du học sinh, lần này mình xin phép chia sẻ 1 số điều nên làm trong tuần đầu tiên khi bước chân đến Canada.
Bài viết mình sẽ liệt kê những điều cơ bản cấp thiết,không nhất thiết phải làm theo trình tự nhưng nên làm hết. 
Một lưu ý nhỏ nữa là mình ở bang Ontario nên mình sẽ viết những gì mình biết về bang này thôi, những bang khác các bạn có thể bổ sung để mình chỉnh sửa bài viết cho hợp lý.
 

1: Mua sim điện thoại:

 
Tuỳ vào túi tiền và mật độ sử dụng điện thoại mà bạn có thể lựa chọn nhà mạng và các gói cước khác nhau. Các nhà mạng khác nhau sẽ có những ưu điểm riêng dành cho các nhóm đối tượng khách hàng riêng và có chế độ ưu đãi riêng. Trước khi qua đây các bạn có thể tham khảo qua website của các nhà mạng như Bell.ca , Rogers.com , Fido.ca , Windmobile.ca , … và một số nhà mạng khác.
 
Gói cước rẻ nhất thường là 20$ + thuế của nhà mạng Chart 
Thuế ở bang Ontario là 13% nên các bạn nhìn giá của nhà mạng thì phải để ý xem giá đã bao gồm thuế chưa nhé, nếu người ta không ghi gì nghĩa là phải cộng thêm thuế,
 
>>> Các bạn có ý định mua điện thoại trả góp của nhà mạng thì nên lưu ý điều khoản hợp đồng nhé. Mình đã từng bị trả tiền ngu vì ham hố giá rẻ, hoặc phá hợp đồng nên hết sức lưu ý trường hợp này.

2: Tìm nhà ở:

Việc này nghe có vẻ hơi ngớ ngẩn vì đáng lẽ đây là việc phải làm trước khi đến Canada. Nhưng sự thật là đa số các bạn du học sinh khó có thể tiếp cận được với nguồn cho thuê nhà tại đây vì lý do ngôn ngữ và văn hoá thuê nhà khác biệt. Nhiều bạn sang đây rồi vẫn chưa có nhà ở, lúc đó mới gọi điện đi tìm nhà trong ngày hoặc ở tạm nhà bạn bè, người thân hoặc ở các nhà khách dành cho dân du lịch bụi.

Quan điểm của mình là các bạn nên lên những group người Việt chuyên rao vặt về nhà ở hoặc lên những trang web liên quan đến cho thuê nhà, chỉ cần google 1 cái là sẽ tìm ra ngay 1 đống web, nhưng hãy cẩn thận vì sẽ có thể gặp lừa đảo. Cách nhận biết thì mình xin trích dẫn bài viết sau để cho các bạn đọc cho đầy đủ:

“ KINH NGHIỆM THUÊ NHÀ KHI DU HỌC :

Trong thời điểm năm học mới, có rất nhiều bạn sinh viên đang tìm kiếm chỗ ở phù hợp cho mình trên những trang web mua bán như kijiji.ca, craiglist.ca. Đây đều là những trang web lâu đời và uy tín nhưng cũng lưu ý các bạn sinh viên 3 trường hợp dưới đây nhé:

a) Rental Fraud – Cho thuê nhà lừa đảo

Đây là 1 dạng khá phổ biến và khá nhiều bạn sinh viên gặp phải. Họ sẽ đăng tin cho thuê nhà rất đẹp với giá cực rẻ. Thường nhà cho thuê hay nằm ở những vị trí trung tâm thành phố như Yonge Street, Bloor Street, King Street, etc. Khi bạn gửi email muốn tới xem nhà, họ thường email lại với rất nhiều thông tin. Đặc điểm dễ nhận ra nhất của những email này đó là họ hay nói họ đang ở xa. Trong email, họ còn yêu cầu các bạn cung cấp rất nhiều thông tin cá nhân như quốc tịch, địa chỉ đang ở hiện tại, công việc của bạn.
==> Lưu ý: Tất cả những thông tin bạn cung cấp qua email sẽ bị họ sử dụng 1 cách bất hợp pháp cho mục đích riêng.

b) Chủ nhà tăng tiền thuê

Theo luật tại Canada, chủ nhà cần phải báo trước việc tăng giá nhà trước khoảng 90 ngày. Thường thì 1 năm chủ nhà chỉ có quyền tăng giá nhà 1 lần.

c) Hợp đồng thuê nhà

Để đảm bảo quyền lợi của người thuê nhà, bạn nên thoả thuận bằng hợp đồng với người cho thuê nhà. Tại Canada, người thuê nhà thường phải trả tiền đặt cọc ban đầu. Số tiền này được sử dụng nếu bạn làm hư hỏng nhà trong thời gian cho thuê.
Nguồn: Canada-Vietnam Alumni Association”

3: Xin số bảo hiểm xã hội (SIN- Social Insurance Number):

Để có thể được đi làm ở Canada hợp pháp thì các bạn buộc phải có “SIN” a.k.a “ Sin năm bờ”.
Đối với các bạn học full time vào các kì mùa đông và mùa thu thì được phép làm part-time tối đa 20 giờ/ tuần và mùa hè full-time tối đa 40 giờ/ tuần.

Lưu ý là trong study permit của bạn phải có cái “ must actively study at a DLI. May accept employment on/off campus ….” Thì mới được làm giấy tờ để đi làm. Ngoài ra các bạn mới sang đi học tiếng anh thì mình nghĩ là cũng không làm được ~.~ .

Các bạn có thể lên www.ontario.ca hoặc http://www.servicecanada.gc.ca/eng/home.shtml để tìm hiểu kĩ hơn bằng tiếng anh cho rõ và được update liên tục.

Đối với các bạn muốn đi làm thêm ngay hoặc làm thêm giờ thì có thể lựa chọn đi làm tiền mặt. Nhưng nếu bị phát hiện hoặc có người report thì rất phiền phức.
Bonus: Ngoài ra các bạn nên làm thêm 1 thẻ ID card để thay thế cho hộ chiếu. đỡ phải lúc nào cũng mang hộ chiếu theo, dễ mất mát và mất thời gian làm lại, chi phí cho thẻ ID card rơi vào khoảng 10-20$, họ sẽ gửi về địa chỉ nhà bạn khai tạm trú sau 1-2 tuần. Bạn nên chuẩn bị đẹp đẽ 1 chút trước khi đi làm thẻ vì người ta sẽ chụp ảnh ngay lúc đó để làm ảnh thẻ. Không ai muốn có 1 cái thẻ hình xấu xí đúng không nào @@ .

4: Mở tài khoản ngân hàng:

Ở Canada người dân rất hạn chế sử dụng tiền mặt vì khó mang theo và đặc biệt là rất nguy hiểm nếu kẻ gian biết bạn cầm nhiều tiền mặt trong người. Nên ai cũng cho tiền vào trong ngân hàng và chỉ dùng thẻ Debit hoặc Credit để tiêu cho gọn lẹ + tiện. Bạn chỉ nên mang tối đa 200$ tiền mặt 10-20$ trong người để trả tiền ở những quán Việt Nam hay Tàu chỉ nhận tiền mặt hoặc để cho tiền mấy người homeless.

Sinh viên sang Toronto hay mở tài khoản ở các ngân hàng như TD bank ( www.td.com) , CIBC ( www.cibc.com) , scotia bank ( www.scotiabank.com ) , RBC (www.rbcroyalbank.com) , BMO ( www.bmo.com),…

Các bạn có thể làm thẻ Debit và cho tiền vào đó dùng bao nhiêu xài bấy nhiêu, tuỳ từng bank mà sẽ cho du học sinh tạo thẻ Credit mà không cần deposit, 1 số ngân hàng bắt deposit 1 khoản tiền nêú bạn muốn mở thẻ Credit.

Nên tìm ngân hàng gần nhà mình ở thì sẽ tốt hơn, mỗi lần có việc đỡ phải đi xa.
Nếu được, bạn nên làm 2-3 cái, để tiền ở nhiều tài khoản sẽ tốt hơn là chỉ để 1 tài khoản, vì khi mất thẻ sẽ không có cái dự phòng, hoặc nhiều khi bạn muốn tiêu thêm tiền nhưng tài khoản hết hạn mức, ai sẽ giúp bạn @@.

5: Lấy bản đồ đường phố và tìm hiểu về các lộ trình xe bus và mua thẻ xe bus:

Ở Toronto có hệ thống xe bus và tàu điện ngầm khá tốt và phủ sóng rộng. Các bạn ở khu GTA(Greater Toronto Area ) có thể dùng chung 1 thẻ TTC để đi xe bus và subway mà không cần trả thêm phí, trừ trường hợp đi xa khỏi GTA và sang các thành phố khác thì phải chịu giá xe Bus ở đó. Thường là 3.25$ / lượt/ 2 tiếng.
Ở các trạm xe bus trung tâm và trạm tàu điện ngầm có bán vé lượt, vé ngày, vé tuần và vé tháng với các mức giá khác nhau , cao nhất là 140$/ tháng. vé tháng thì tính từ mùng 1 đầu tháng cho đến cuối tháng, nên bạn nào sang giữa tháng hoặc cuối tháng thì nên mua vé tuần cho tiết kiệm. Mọi chi tiết các bạn có thể lên www.ttc.ca để tham khảo thêm.
Nên nắm rõ giờ giấc của các tuyến bus và tàu vì nếu bạn lỡ chuyến hoặc về quá khuya thì sẽ phải trả phí taxi hoặc uber rất cao, ít nhất 1.5$/km.

6: Tìm hiểu về chợ và trung tâm mua sắm:

Bạn nên tìm hiểu về các cửa hàng tiện lợi, siêu thị, trung tâm mua sắm quanh nhà để có thể mua những đồ dùng cần thiết cho bản thân 1 cách chính xác và nhanh chóng. Mình có thể liệt kê 1 số sau:

Chợ bán đồ tàu, Việt Nam : Chợ Kiến Hưng- North york. Chợ Bến Thành – Vaughan,Chợ 888 Dundas W- Missisauga, ở trong Toronto thì có nhiều mà mình không biết tên, các bạn cứ đi quanh quanh hoặc hỏi hàng xóm là biết …
Chợ tây: No Frills, Fortinos… cứ đi quanh 1 vòng là thấy nhiều lắm.
Vào mua đông các bạn nên mua mấy chai lotion để bôi vào người sau khi tắm, tránh ngứa ngay và nứt nẻ.
Các bạn nên mua tích trữ đồ ăn ở nhà đủ dùng cho 1-2 tuần, vì bên này ít thời gian nên không phải ai cũng có thể đi chợ mỗi ngày. Hãy làm quen với việc ăn đồ đông lạnh từ ở VN nhé @@
Trung tâm mua sắm nổi tiếng: Yorkdale, Eaton centre, Sherway Gardens, Vaughan Mills,…
Ở các trung tâm này hay có các mặt hàng giảm giá hoặc không bao giờ giảm giá, nên hãy lựa chọn thông mình, đừng tốn quá nhiều tiền vào việc shopping. Nên chỉ mua những mặt hàng cần thiết cho bản thân. Mùa đông ở Toronto rất khắc nghiệt, đừng vì tiết kiệm tiền mà để cơ thể chịu lạnh nhé … Ốm không ai cứu nổi đâu @@

7: Đến trường bạn đăng kí học:

Thường thì các trường sẽ cho các bạn làm bài kiểm tra tiếng anh ( đôi lúc có cả toán cho các bạn học mấy ngành liên quan đến tính toán), Các bạn nên tranh thủ đi thăm thú trường lớp, làm bài test càng sớm càng tốt, đăng kí môn học. Tránh tình trạng đi học mấy tuần rồi mới nhận ra mình chưa biết mặt thầy cô bạn bè….

8: Học cách chào hỏi + kết bạn mới:

Cái bất lợi nhất khi đi du học là bạn sẽ có rất ít bạn hoặc không có một ai thân quen tại đất nước mới này. Nên việc tự kỉ không dám nói chuyện với người ngoài sẽ làm cho bạn bị cách ly với xã hội. Canada là một đất nước tự do, người ta sẽ không để ý bạn là ai, da màu gì, quốc tịch gì, mà chỉ để ý đến cách bạn đối xử với người ta. Đừng nghĩ mọi người sẽ ghét bạn, hãy làm cho họ quý bạn bằng cách bắt chuyện với họ. Nếu bạn yếu về tiếng anh cũng không sao, vì ở đây không phải ai cũng có tiếng anh là tiếng mẹ đẻ. Không việc gì phải ngại nói sai hay không biết nói, cứ ra dùng cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể, bản thân người đối diện với bạn sẽ hiểu được bạn muốn nói gì vì người ta cũng đã từng trải qua giai đoạn đó rồi.
Hồi mới sang mình chỉ có gia đình + 0 Friend, bây giờ gia đình tăng thêm mấy người do gia tăng dân số còn bạn bè thì chắc có cả 500 anh em … nên đừng ngại thể hiện, cố lên Chi A Ki …

9: Học cách giữ gìn vệ sinh chung + vệ sinh riêng + văn hoá mới:

>>> Vệ sinh chung: Ở đây việc ai người nấy làm, ở những nơi công cộng, người ta ăn xong sẽ tự động dọn đồ của mình và cho vào thùng rác( trừ nhà hàng có nhân viên lau dọn). Mình thấy một số người mới sang ăn xong vẫn để đồ ăn thừa hoặc rác trên bàn và bỏ đi, như vậy người đến sau sẽ nhìn rất phản cảm và có thể gọi mình lại mắng cho 1 trận và bắt mình dọn dẹp. Nếu bạn ở nhà bạn có thể bừa thoải mái không ai quan tâm, nhưng khi ra đường nên sạch sẽ gọn gàng, giữ vệ sinh. Tuyệt đối không nên vứt rác ra đường vì nếu cảnh sát nhìn thấy, có thể phạt bạn đến 500$ nếu bị bắt tận tay.

>>> Vệ sinh riêng: Ở Canada nhà vệ sinh không có vòi xịt, chỉ có giấy, nên các bạn hãy làm quen với việc đó nhé… ( Cẩn thận nát đít) … Tuy nhiên bạn nào cao thủ vẫn có thể dùng vòi xịt trong phòng tắm, nhưng ở ngoài wc công cộng không có cái đó đâu. Kinh nghiệm bản thân mình là để 1-2 chai nước Lavie trong wc ở nhà hoặc mang theo 1-2 chai khi đi ra ngoài, đề phòng bất trắc… không ai cứu nổi.

>>>Văn hoá: Các bạn có thể tìm hiểu thêm về các văn hoá và luật lệ ở Canada qua các website của chính phủ, các vấn đề liên quan đến Thuế, xin trợ cấp, các vấn đề khi đi làm thêm, các trung tâm y tế, thư viện, các trường học, các quyền và nghĩa vụ của mình ở bang mình ở… Cái này mỗi người sẽ tự có cảm nhận riêng, không nên nói trước mất vui …

10: Tiêm cảm cúm ( Flu Shot):

Ở bang Ontario có chương trình tiêm thuốc tránh cảm cúm cho tất cả mọi người, hoàn toàn miễn phí, các bạn có thể lên ontario.ca để xem địa điểm gần nhà nhất hoặc ra bất kì tiệm shopper drug mart nào để tiêm. Nhớ mang theo ID nhé.

Bài viết tương đối dài và có tham khảo nhiều nguồn nên sẽ có nhiều sai sót, mong các bạn sẽ chỉnh sửa giúp mình những gì còn thiếu hoặc sai để xây dựng một cẩm nang tốt cho những người mới sang nhé… xin cảm ơn …

Nguồn: https://www.facebook.com/quypop/posts/10211365750556532

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);