Du học Canada- chia sẻ kinh nghiệm và thông tin chọn nghề

Du học Canada- chia sẻ kinh nghiệm và thông tin chọn nghề, Các ngành dễ xin việc ở Canada, Du học Canada cần bao nhiêu tiền, Du học Canada nên học ngành gì, Ngành nghề ưu tiên định cư Canada 2021, Ngành nghề ưu tiên định cư Canada 2020, Có nên du học Canada, Chi phí du học nghề Canada, Các ngành nghề đang thiếu nhân lực ở Canada :Khi du học Canada- có rất nhiều những cái phải lựa chọn, gửi tới các bạn chia sẻ các thông tin chọn nghề và kinh nghiệm chọn nghề khi đi du học Canada.
Du học Canada- chia sẻ kinh nghiệm và thông tin chọn nghề
Du học Canada- chia sẻ kinh nghiệm và thông tin chọn nghề

Chia sẻ kinh nghiệm đi du học Canada

Chắc chắn rằng việc chúng ta bắt đầu học tập và sinh sống tại một môi trường mới sẽ không dễ dàng. Nhất là khi sang Canada, một quốc gia rất xa với chúng ta. Với nền văn hóa khác, nền giáo dục khác biệt. Và chính vì vậy, những kinh nghiệm đi du học Canada ANB chia sẻ dưới đây sẽ giúp ích cho bạn.

Chọn trường

Canada có rất nhiều trường trung học phổ thông, cao đẳng, đại học… để bạn lựa chọn. Hầu hết các trường trường trung học phổ thông, cao đẳng, đại học ở Canada đều được tài trợ. Đều được chính quyền liên bang công nhận và đảm bảo chất lượng. Điều này có nghĩa là dù bạn chọn trường học nào. Chọn ngành học nào, ở tỉnh bang nào của Canada thì cũng sẽ nhận được nguồn giáo dục chất lượng cao nhất. Để bạn tiếp thu những kiến thức hữu ích nhất và nhanh chóng có việc làm sau khi tốt nghiệp.

Tuy nhiên, một kinh nghiệm quan trọng liên quan đến việc chọn trường học là căn cứ vào năng lực. Cũng như khả năng tài chính của bản thân. Bởi trong cùng hệ thống trường đại học thì mỗi trường học, ngành học lại có yêu cầu đầu vào khác nhau. Việc bạn cần làm là chọn trường có yêu cầu đầu vào phù hợp với bản thân nhất.

Đôi khi bạn cần phải xem xét thật kỹ về học phí và các chi phí phí học tập liên quan. Vì dù Canada nổi tiếng với chi phí giáo dục hấp dẫn. Nhưng tổng chi phí du học tại nước này vẫn vượt quá khả năng của rất nhiều học sinh, sinh viên Việt Nam.

Vì thế bạn có thể lựa chọn trường có học phí thấp hơn – Đây cũng là cách được nhiều du học sinh áp dụng. Vì Canada đầu tư nhiều cho giáo dục nên học phí ở nước này tương đối thấp. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể chọn những trường học phí thấp hơn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng giáo dục như:

  • Đại học Brandon – học phí đại học là 6,471 CAD/ năm
  • Đại học Memorial of Newfoundland – học phí đại học là 8,800 CAD/ năm
  • Đại học Athabasca – học phí đại học là 9,520 CAD/ năm
  • Đại học Lethbridge – học phí đại học là 10,370 CAD/ năm
  • Đại học Saint Paul – học phí đại học là 10,941 CAD/ năm
  • Đại học York – học phí đại học là 15,150 CAD/ năm
  • Đại học Trent – học phí đại học là 16,879 CAD/ năm

 

Xin visa du học

Visa là yếu tố không thể thiếu để được đi du học Canada. Canada đánh giá việc xét hồ sơ visa rất cao dựa trên hồ sơ xin visa của bạn. Chính vì vậy mà việc chuẩn bị chu đáo là không thể thiếu được. Kinh nghiệm cho vấn đề này sẽ là gì? Tốt nhất là chúng ta nên chọn dịch vụ tư vấn xin visa Canada đi du học. Ở đó các công ty sẽ giúp bạn chuẩn bị mọi thứ cho hồ sơ xin visa.

Bạn cũng nên tìm hiểu về những yêu cầu dành cho hồ sơ xin visa. Xem nó bao gồm những giấy tờ nào để bắt tay vào chuẩn bị. Bởi nếu lựa chọn công ty tư vấn thì bạn vẫn phải chuẩn bị giấy tờ. Chỉ khác là họ sẽ hướng dẫn bạn và kiểm duyệt để giúp hồ sơ xin visa đạt chất lượng nhất

Chi phí du học

Nếu chúng ta đã xác định đi du học thì chắc chắn cũng đã biết rằng nó khá tốn kém. Chính vì vậy mà tiết kiệm là việc cần thiết và nên làm đối với mỗi du học sinh. Khi so sánh với nhiều quốc gia phát triển khác về chi phí để đi du học. Bạn sẽ nhận thấy được chi phí du học ở Canada cũng thấp hơn nhiều. Chỉ khoảng trên dưới 600 triệu VNĐ cho một năm học. Do vậy mà có thể nói chi phí này hợp lý hơn đối với du học sinh. Các chi phí cho du học cũng có nhiều loại, bao gồm chi phí học tập, chi phí sinh hoạt, chi phí làm hồ sơ,… 

Để cân đối được chi phí khi đi du học, việc lựa chọn chương trình và địa điểm học có tác động lớn. Đối với mỗi chương trình học và mỗi khu vực khác nhau thì chi phí cũng khác nhau. Do vậy mà chúng ta không thể so sánh nếu du học sinh có những sự lựa chọn khác nhau. Và để tiết kiệm chi phí thì lựa chọn một nơi học tập giá rẻ mà chất lượng sẽ là lựa chọn hàng đầu.

Nếu chúng ta đã xác định đi du học thì chắc chắn cũng đã biết rằng nó khá tốn kém. Chính vì vậy mà tiết kiệm là việc cần thiết và nên làm đối với mỗi du học sinh. Khi so sánh với nhiều quốc gia phát triển khác về chi phí để đi du học. Bạn sẽ nhận thấy được chi phí du học ở Canada cũng thấp hơn nhiều. Chỉ khoảng trên dưới 600 triệu VNĐ cho một năm học. Do vậy mà có thể nói chi phí này hợp lý hơn đối với du học sinh. Các chi phí cho du học cũng có nhiều loại, bao gồm chi phí học tập, chi phí sinh hoạt, chi phí làm hồ sơ,… 

Để cân đối được chi phí khi đi du học, việc lựa chọn chương trình và địa điểm học có tác động lớn. Đối với mỗi chương trình học và mỗi khu vực khác nhau thì chi phí cũng khác nhau. Do vậy mà chúng ta không thể so sánh nếu du học sinh có những sự lựa chọn khác nhau. Và để tiết kiệm chi phí thì lựa chọn một nơi học tập giá rẻ mà chất lượng sẽ là lựa chọn hàng đầu.

Chọn thành phố có chi phí sinh hoạt thấp

Đây đang là phương án được nhiều học sinh lựa chọn. Vì theo khuyến cáo thì sinh hoạt phí cho một năm học ở Canada là từ 10,000 – 11,000 CAD. Tuy nhiên, mức sinh hoạt phí này có thể cao hơn rất nhiều ở các thành phố lớn, dân cư đông đúc, thu hút nhiều du học sinh. Ví dụ như Toronto hay Vancouver. Nhưng nó cũng có thể thấp hơn nhiều ở những thành phố ít đông đúc. Ít du học sinh hơn. Ví dụ như:

  • Calgary của Alberta
  • Winnipeg của Manitoba
  • St. Catharines của Ontario
  • Abbotsford của British Columbia
  • Sherbrooke của Quebec…

Hơn nữa, trường học ở những khu vực có chi phí sinh hoạt thấp hơn không có nghĩa là kém hơn. Vì chất lượng giáo dục của Canada không chỉ tốt mà còn khá đồng đều.

Chuẩn bị hành lí du học 

  • Quần áo giày dép: Canada là đất nước có mùa đông rất lạnh, có tuyết rơi vào mùa đông và mùa hè rất ngắn.Vì vậy các bạn cần phải chuẩn bị áo ấm, khăn choàng cổ, bao tay,… trước khi sang Canada du học. Theo kinh nghiệm của nhiều người thì mua áo ấm bên Việt Nam sẽ tiết kiệm hơn ở Canada. Xem thêm khí hậu Canada tại đây
  • Thức ăn và thuốc: Khi bạn đến Canada bạn có thể chuẩn bị một số thức ăn đóng hộp để “cứu đói” trong trường hợp chưa quen với khẩu vị ở đây. Tuy nhiên cần xem kĩ quy định đồ ăn được phép mang vào và giấy cho phép khi nhập cảnh để tránh bị giữ lại. Không những thế bạn nên chuẩn bị một ít thuốc cần thiết như: thuốc hạ sốt, đau bụng, thuốc cảm,… Vì chi phí khám chữa bệnh ở đây rất cao.
  • Các đồ điện tử: Bạn có thể mang theo laptop, máy nghe nhạc, tai nghe,… Bạn cần chuẩn bị ổ cắm dạng dẹt vì ổ cắm điện bên Canada khác so với Việt Nam. Tránh mang các đĩa DVD, VCD,… vì đây là những thứ bị cấm mang khi lên máy bay 
  • Tiền bạc: Trước khi lên máy bay hãy đổi tiền đô la Canada hoặc đô la Mỹ.

 

Lựa chọn nhà ở 

Khi du học Canada bạn sẽ có 3 nơi ở để lựa chọn:

  • Kí túc xá: Hầu hết các trường ĐH đều có kí túc xá. Ở đây an ninh tốt, thuận lợi cho di chuyển. Tuy nhiên giá phòng khá đắt
  • Homestay: Là hình thức sống chung với người bản xứ nếu bạn muốn dễ dàng hòa nhập với cuộc sống ở Canada. Chi phí ở đây vô cùng hợp lí, tùy theo vị trí nhà. 
  • Thuê nhà: Đây là lựa chọn cho những bạn muốn sống tự do. Bạn có thể tìm người ở chung để chia sẻ chi phí nhà ở. 

Kinh nghiệm xin học bổng du học Canada

Nếu bạn vừa muốn tiết kiệm chi phí và cải thiện cuộc sống thì học bổng là một gợi ý không tồi. Để nhận được học bổng đồng nghĩa với việc bạn phải có thành tích học tập tốt. Thành tích học này sẽ nhận được khoản tiền kha khá để lo cho tiền học, tiền sinh hoạt.

 

Có không ít những trường đại học ở Canada đưa ra các chương trình học bổng cho du học sinh. Chính vì vậy mà chẳng có lý do gì mà chúng ta không cố gắng để rinh ngay cho mình một suất học bổng. Tuy nhiên, du học sinh cũng cần thực sự nỗ lực và có kế hoạch để đạt được học bổng Canada. Và nhớ là phải thường xuyên cập nhật những thông tin về các suất học bổng mới nhất. Để tránh không bị bỏ lỡ cơ hội của bản thân nhé. Bạn có thể chú ý đến một số học bổng hấp dẫn cho sinh viên quốc tế như:

  • Học bổng tuyển sinh quốc tế Humber College
  • Học bổng tuyển sinh quốc tế (IMES) cho sinh viên
  • Học bổng du học Canada tại đại học Carleton
  • Học bổng Ontario Trillium (OTS)
  • Học bổng Trudeau Foundation
  • Học bổng điều dưỡng FA Davis
  • Vanier Canada Graduate Scholarships (Vanier CGS)
  • Giải thưởng Nelson Mandela (Đại học Toronto)….

Kinh nghiệm chọn ngành du học Canada

Có lẽ bạn cũng biết rằng, chọn được ngành học phù hợp rất quan trọng đối với việc học tập của chúng ta. Thế nhưng cũng có một thực tế rằng nhiều bạn gặp khó khăn trong việc chọn ngành. Với chia sẻ từ kinh nghiệm chọn ngành của những người đi trước. ANB hy vọng bạn sẽ có cho mình ngành học phù hợp nhất. Chọn ngành du học Canada cần căn cứ vào những yếu tố nào?

Chọn ngành theo sở thích cá nhân

Nhiều nguồn khảo sát cho thấy, chúng ta thường làm tốt hơn những gì mà mình thích. Khi chọn được ngành mà mình mong muốn, bạn sẽ có hứng thú hơn. Học tập miệt mài và tích lũy được nhiều kiến thức hơn. Chúng ta cũng có thể hạn chế được sự chán nản do nhiều tác nhân mang đến. Ví dụ như áp lực của môi trường mới, khó khăn trong quá trình học tập,…

Chọn ngành học có cơ hội việc làm tốt theo kinh nghiệm Canada

Đừng quên cân nhắc đến cơ hội việc làm cho ngành học đó sau khi chúng ta tốt nghiệp. Bởi như vậy sẽ có thể hạn chế được những nguy cơ thất nghiệp sau này. Bạn cũng sẽ dễ dàng tìm được việc tốt sau khi ra trường. Hiện nay có rất nhiều những ngành nghề đang có nhu cầu về nhân lực rất lớn. Theo đó, chúng ta cũng nên tập trung vào những ngành học đó để tự tạo cho mình nhiều hơn những cơ hội.

 

Kinh nghiệm du học Canada vừa học vừa làm

hả năng tài chính của các bậc phụ huynh Việt Nam thường không kham nổi toàn bộ học phí và sinh hoạt phí du học Canada của con em mình. Vì vậy, du học Canada vừa học vừa làm là lựa chọn của rất nhiều bạn trẻ. Trước khi chuẩn bị hành trang sang Canada, bạn nên tìm hiểu những kinh nghiệm dưới đây.

Vừa học vừa làm có được không?

Có thể du học Canada vừa học vừa làm, vì chính phủ Canada cho phép sinh viên làm thêm tối đa 20 giờ một tuần. Vì vậy, ở Canada bạn có cơ hội làm việc chính thức, có hợp đồng, bảo hiểm đàng hoàng và được luật pháp bảo hộ.

Làm công việc gì?

Du học Canada vừa học vừa làm
Du học Canada vừa học vừa làm

Có rất nhiều những công việc khác nhau ở Canada cho du học sinh quốc tế cũng như sinh viên bản địa. Tùy vào mục đích công việc mà bạn chọn cho mình công việc mang tính học thuật (ví dụ làm thí nghiệm cho giáo sư, …); phi học thuật hay online jobs (ví dụ quản lý mạng xã hội). Phần lớn du học sinh Việt Nam ở Canada làm việc trong các siêu thị như Walmart, Sobeys, phục vụ tại các nhà hàng, rửa xe, nhân viên các cửa hàng ăn nhanh Burger King, Mcdonalds, KFC, Subway, … cho đến gọt khoai tây, bartender, …

Lương có cao không?

Mức lương phụ thuộc vào công việc mà bạn chọn. Thường làm việc học thuật lương sẽ không đều và cố định như làm trong các siêu thị hay các cửa hàng ăn nhanh, nhưng bạn nhận lại kiến thức và kinh nghiệm. Mức lương trung bình cho tất cả các công việc là khoảng CA $10 đến CA $15 một giờ.

Tìm việc như thế nào?

Bạn có thể tìm việc khi du học Canada vừa học vừa làm trên các trang web tuyển dụng, mạng xã hội hoặc qua người quen bạn bè. Nên chọn những công việc uy tín, chấp nhận kí hợp đồng lao động để nhận được sự bảo hộ của pháp luật.

Xin việc có khó không?

Nếu tiếng bạn đủ tốt, bạn có thể đi làm cho chủ Tây. Nếu chưa đủ tốt, bạn có thể rèn luyện thêm và đi làm với chủ Việt. Nhìn chung, để xin được việc tại Canada bạn nên chuẩn bị 3 yếu tố sau:

  • Một bản CV: nên ghi rõ kinh nghiệm làm việc trước đây cũng như khả năng của bạn.
  • Kỹ năng phỏng vấn: chuẩn bị những câu hỏi thông dụng khi phỏng vấn, cũng như tinh thần để hỏi đáp tình huống bất ngờ.
  • Các mối quan hệ xã hội: bạn nên kết nhiều bạn, tham gia các công việc tình nguyện, tạo nhiều mối quan hệ để có những cơ hội tìm việc tốt nhất.

Lời khuyên cho du học Canada vừa học vừa làm

Một kinh nghiệm cần chú ý là bạn phải cân đối thời gian học và làm của bản thân. Mặc dù giáo dục đại học dễ dãi hơn so với giáo dục trung học, nhưng nếu bạn quá lơ là việc học chỉ chú tâm vào kiếm tiền, số tiền học lại có khi còn gấp nhiều lần số tiền bạn kiếm được. Ngoài ra, nếu bạn du học theo diện học bổng, bạn phải đảm bảo điểm số của mình đủ để giữ số học bổng đó.

Lời khuyên nữa dành cho những ai đang có ý định làm thêm tại Canada, là không nên làm chui. Đi làm chui bạn sẽ không được pháp luật bảo vệ, dễ bị chèn ép, nhận mức lương không đúng với lao động bỏ ra.

Du học Canada vừa học vừa làm sẽ khá vất vả, nên bạn cần chuẩn bị tốt thể lực và tinh thần từ bây giờ. Tuy nhiên, đó sẽ là những trải nghiệm, kinh nghiệm đáng giá đối với bạn.

Kinh nghiệm về cuộc sống khi sang Canadadu học

Sang Canada du học, không phải tất cả thời gian của bạn chỉ dành cho việc học. Chúng ta cũng cần có khoảng thời gian để giải trí, tạo dựng những mối quan hệ mới. Bạn nên chủ động tìm kiếm những người bạn mới. Như vậy sẽ là một cách để chúng ta bớt nhớ nhà, có thể hỗ trợ nhau trong học tập và khó khăn trong cuộc sống. Và cũng từ những mối quan hệ này thì cũng là sự kết nối nhất định cho công việc của chúng ta sau này.

Về chi phí sinh hoạt cũng là vấn đề nhiều bạn du học sinh quan tâm. Có thể thấy được sự chênh lệch chi phí so với Việt Nam chúng ta rất lớn. Thế nhưng chi phí ở Canada đã là thấp hơn so với nhiều quốc gia khác rồi. Những khu vực trung tâm của Canada như Quebec, Bristish Columbia,… là sẽ có phí sinh hoạt cao hơn.

 

Mình chưa sang Canada và đang trong quá trình tìm hiểu để sang học và có nhu cầu định cư. Mình thấy rất nhiều bạn cũng như mình, có nhu cầu mong được người đi trước tư vấn để chọn nghề nghiệp và đặc biệt là nghề nào để dễ xin việc làm và xin định cư.
Đầu tiên, chia sẻ này của mình không phải là để hướng bản thân hay bất kỳ ai rằng “Từ bỏ đam mê đi, học cái nào để dễ định cư ấy”. Mình đi làm nhiều nên biết, ai cũng phải thực sự phù hợp và yêu thích môi trường và công việc của mình thì mới có thể gắn bó lâu dài và vui vẻ. Chúng ta di cư là để tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn mà, đúng không? Tuy nhiên với một số bạn, chi phí để sang đây ăn học, những hi sinh xa gia đình, những cố gắng thay đổi ở một môi trường mới,…bla bla tất cả chỉ vì có một công việc tốt, một tấm vé định cư ở Canada.

Những bạn nào may mắn gặp thiên thời địa lợi nhân hoà thì cứ tiến thôi, nhưng cũng có những bạn phải lựa chọn giữa sở thích và nhập cư (mình nói là sở thích vì nhiều khi các bạn thích ở thời điểm này nhưng sẽ có thể khác ở tương lai). Khi đó nếu bạn cảm thấy bản thân đủ giỏi để nước người công nhận thì chọn ngành mình thích. Nếu khả năng bản thân có hạn thì coi có chấp nhận hi sinh sở thích được thì làm hồ sơ, không thì nên chọn một quốc gia phát triển khác mà tại đó ngành bạn thích đang được trọng dụng. Vì đời không như là mơ, kỳ tích ít xuất hiện và thực tế thì rất đau lòng. 🙂

Trong group bữa giờ có rất nhiều bạn khuyên nên chọn theo sở thích. Vâng, ra đời mới biết. Đâu phải ai chạy theo đam mê cũng thành công và đặc biệt là trong trường hợp này. Khi chúng ta bỏ ra quá nhiều thì cần nhất một tấm vé định cư với rủi ro thấp nhất. Vậy thì làm sao biết nghề mình thích có được ưu tiên định cư ở Canada không? Cái này mình tìm thấy ở CIC – danh sách những ngành nghề ưu tiên tại Canada: http://www.cic.gc.ca/english/immigrate/skilled/noc.asp

Đại khái là các ngành nghề ở Canada sẽ được phân loại theo: 0, A, B, C và D. Nắm chắc 90% cơ hội tìm được việc và định cư là ngành nghề thuộc loại 0 và A. Ở những Bang dễ thở như Manitoba, New Brunswick, Nova Scotia, Quebec thì để nắm chắc 90% cơ hội thì ngoài loại 0 và A thì loại B cũng được ưu tiên. Riêng ngành nghề loại C sẽ được bang Nova Scotia hoặc Quebec chấp nhận với một vài điều kiện như thuộc lĩnh vực quy định hay có đơn xin từ chủ thuê lao động. Loại D thì thực sự là hết cứu.
Trích một số thông tin hữu ích từ trang CIC ra như sau:
“For immigration purposes, the main groups are:
1. Skill Type 0 (zero) – management jobs. Examples: restaurant managers, mine managers, shore captains (fishing)
2. Skill Level A — professional jobs. People usually need a degree from a university for these jobs. Examples: doctors, dentists, architects
3. Skill Level B — technical jobs and skilled trades. People usually need a college diploma or to train as an apprentice to do these jobs. Examples: chefs, electricians, plumbers
4. Skill Level C — intermediate jobs. These jobs usually need high school and/or job-specific training. Examples: long-haul truck drivers, butchers, food and beverage servers
5. Skill Level D — labour jobs. On-the-job training is usually given. Examples: cleaning staff, oil field workers, fruit pickers”
Ngoài những ví dụ trên, với công việc cụ thể hơn, bạn vào link trang, kéo xuống dưới có mục tìm kiếm xếp loại. Bạn đánh tên công việc mà mình dự là có khả năng tìm được sau khi ra trường vào và tra xem hắn được xếp hạng mấy. Để biết đường mà tính nha. Vì chưa qua nên còn thiếu kinh nghiệm, có gì sai sót, anh em bên Canada cmt cho em sửa nha Ahihi
Nguồn: hội du học Canada

Có thể bạn quan tâm:

2 thoughts on “Du học Canada- chia sẻ kinh nghiệm và thông tin chọn nghề

  1. Pingback: their website

  2. Pingback: Ks Quik

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);