Nội dung thi môn nghiệp vụ chuyên ngành ngạch quản lý thị trường (Ban hành kèm theo Quyết định số 652/QĐ-UBND ngày 27 tháng 11 năm 2012 của UBND tỉnh)
heo đó, tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ các ngạch công chức QLTT được quy định phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của lực lượng QLTT.
Trước đây, Thông tư số 09/2018/TT-BCT quy định tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng các ngạch công chức QLTT phải có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 4 của Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam; chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.
Hiện nay, các ngạch công chức QLTT theo Thông tư số 02/2022/TT-BCT không còn quy định các yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học như tại Thông tư số 09/2018/TT-BCT.
Một trong những yêu cầu về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của các ngạch Kiểm soát viên cao cấp thị trường, Kiểm soát viên chính thị trường, Kiểm soát viên thị trường là có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Bên cạnh đó, còn yêu cầu về trình độ đào tạo, bồi dưỡng là có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hoạt động của lực lượng QLTT; có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước đối với công chức giữ ngạch chuyên viên cao cấp/chuyên viên chính/chuyên viên và tương đương với từng ngạch công chức.
Riêng, ngạch Kiểm soát viên cao cấp thị trường còn phải có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc bằng cao cấp lý luận chính trị – hành chính hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền.
Đối với ngạch Kiểm soát viên trung cấp thị trường yêu cầu về trình độ đào tạo, bồi dưỡng là có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên với chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hoạt động của QLTT.
Việc thay đổi quy định tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng, không còn quy định yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học nhằm đảm bảo tính hợp pháp, thống nhất, đồng bộ với quy định tiêu chuẩn ngạch công chức hành chính.
Bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học với công chức Quản lý thị trường
Đây là nội dung được nêu tại Thông tư 02/2022/TT-BCT do Bộ Tài chính ban hành ngày 20/01/2022 quy định về mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công hchức Quản lý thị trường.
Theo đó, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng chỉ yêu cầu:
– Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường.
– Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước phù hợp với ngạch công chức.
– Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc bằng cao cấp lý luận chính trị – hành chính hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền (đối với kiểm soát viên cao cấp thị trường).
Ngoài ra, Thông tư này cũng quy định việc xếp lương các ngạch công chức Quản lý thị trường. Theo đó, mức lương cao nhất của công chức Quản lý thị trường là 11,92 triệu đồng/tháng.
1. Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005, gồm các Điều: 8, 294, 320; 321 và 322;
2. Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007 (gồm các Điều: từ 5, 6, 8, 9, 10 và từ 15 đến 18);
3. Nghị định số 10/CP ngày 23 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Quản lý thị trường và Nghị định số 27/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 10/CP của Chính phủ;
4. Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 02 năm 2006 của Chính phủ Quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hoá (gồm các chương: IV; V và VI);
5. Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện và Nghị định số 43/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 59/2006/NĐ-CP, gồm các loại Hàng hóa quy định tại Phần A Phục lục I, Phần A Phục lục II, Phần A mục 1 và Phần A mục 2 của Phụ lục III;
6. Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa, gồm các Điều: 3, 5, 10, 11, 13, 14, 17;
7. Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại; Nghị định số 112/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2008/NĐ-CP và Thông tư số 15/2008/TT-BCT ngày 02 tháng 12 năm 2008 của Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 06/2008/NĐ-CP;
8. Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung năm 2008, gồm các Điều: 01 đến 07, 09, 12, 15, 16, 17, 21, 22, 23, 26, 27, từ 29 đến 34).
9. Thông tư số 26/2009/TT-BCT ngày 26 tháng 8 năm 2009 của Bộ Công Thương ban hành quy trình nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của lực lượng quản lý thị trường;
10. Quyết định số 587/TM-TCCB ngày 12 tháng 7 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Thương mại về ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức trong ngành Thương mại và Quyết định số 1243/2000/QĐ-BTM ngày 06 tháng 9 năm 2000 của Bộ Thương mại về việc ban hành Quy chế công tác của công chức quản lý thị trường;
11. Quyết định số 1073/QĐ-CTUBND ngày 11 tháng 5 năm 2009 của Chủ tịch UBND tỉnh tỉnh về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định./.