Tài liệu ôn thi chuyên viên kiểm tra nội bộ Vietcombank hay còn gọi là kiểm toán nội bộ. Đây là tài liệu file doc và pdf quý giá.Mô tả công việc kiểm toán nội bộ Ngân hàng, Đề thi kiểm toán nội bộ ngân hàng, Chuyên viên tài chính ngân hàng là gì, Lương các vị trí trong ngân hàng, Các vị trí kế toán trong ngân hàng, Vai trò của kiểm soát nội bộ trong ngân hàng, Quản lý ngân hàng là gì, Kiểm toán tại ngân hàng Phục vụ chuỗi tài liệu ôn thi Vietcombank.
Nội dung chính:
Cấu trúc Sổ tay kiểm toán nội bộ:
Sổ tay kiểm toán nội bộ gồm có 5 cấu phần:
Cấu phần thứ nhất: Giới thiệu chung
Trong phần này, Sổ tay kiểm toán nội bộ giới thiệu về sự cần thiết, mục đích, cấu trúc của Sổ tay kiểm toán nội bộ cũng như phương pháp tra cứu.
Cấu phần thứ hai: Chính sách kiểm toán nội bộ
Tại phần này Sổ tay kiểm toán nội bộ đề cập các nội dung của chính sách kiểm toán nội bộ, đó là những nội dung về quan điểm, định hướng, giải pháp đối với lĩnh vực kiểm toán nội bộ; các khuôn khổ hoạt động kiểm toán nội bộ được Hội đồng quản trị phê duyệt nhằm làm cơ sở cho việc xây dựng và tổ chức quản lý, thực hiện các cơ chế, quy chế, quy định, quy trình hoạt động kiểm toán nội bộ của NHTM.
Cấu phần thứ ba: Cơ cấu tổ chức, điều hành và hoạt động của Kiểm toán nội bộ
Phần này đề cập các nội dung về cơ cấu tổ chức bộ máy và điều hành hoạt động cũng như mối quan hệ giữa các bộ phận kiểm toán nội bộ và giữa bộ phận kiểm toán nội bộ với các bên có liên quan.
Cấu phần thứ tư: Quy trình, thủ tục kiểm toán nội bộ
Tại phần này, Sổ tay kiểm toán nội bộ đề cập cụ thể nội dung quy trình, thủ tục kiểm toán nội bộ nhằm hướng dẫn thực hiện chính sách kiểm toán nội bộ về hồ sơ kiểm toán và các bước thực hiện trong quy trình cũng như các thủ tục kiểm toán nội bộ.
Cấu phần thứ năm: Hướng dẫn kiểm toán nội bộ một số nghiệp vụ
Tại phần này được xây dựng độc lập và tách ra thành từng Phụ lục của Sổ tay kiểm toán nội bộ, theo đó hướng dẫn cụ thể về kiểm toán nội bộ một số nghiệp vụ của NHTM. Cùng với những hướng dẫn chung về quy trình, thủ tục kiểm toán nội bộ đã đề cập tại các cấu phần của Sổ tay kiểm toán nội bộ.
Công việc kiểm toán nội bộ ngân hàng
- Giám sát sự tuân thủ của một hoặc một số mảng nghiệp vụ/công việc theo cơ chế, chính sách, quy trình hiện hành của Pháp luật và Nhà nước;
- Giám sát từ xa một hoặc một số nghiệp vụ/công việc của các đơn vị thông qua việc kiểm tra số liệu trên một hệ thống hoàn toàn độc lập;
- Thực hiện đánh giá nội bộ (ĐGNB) một số mảng nghiệp vụ/công việc, đánh giá chất lượng (ĐGCL) hoạt động một số mảng /nghiệp vụ/công việc, checklist các phòng ban, các đơn vị và theo dõi tiến độ khắc phục, thẩm tra hành động khắc phục;
- Tổng hợp báo cáo của các Phòng/Bộ phận dưới sự giám sát của cấp quản lý trực tiếp;
- Theo dõi và lập báo cáo khắc phục theo kiến nghị của Kiểm toán nội bộ dưới dự giám sát của cấp quản lý trực tiếp.
Mức lương cho Kiểm Toán Nội Bộ Ngân Hàng
- KHOẢNG LƯƠNG PHỔ BIẾN
$387 – $749
- LƯƠNG TRUNG BÌNH
$1,028/tháng
Kiến thức, Kỹ năng & Kinh nghiệm cần có
Kinh nghiệm kiểm toán nội bộ ngân hàng
- Kiểm toán nội bộ ngân hàng hiểu biết về ngân hàng bán buôn: Thị trường tài chính doanh nghiệp, tư vấn, môi giới, vốn cổ động và vốn nợ tất cả đều có liên quan đến việc huy động tài chính và xem xét cách nào là tốt nhất để sử dụng;
- Hiểu biết và kinh nghiệm làm việc Ngân hàng bán lẻ: Biết cách giải quyết khi doanh nghiệp hoặc tư nhân cho vay và nhận tiền gửi, cùng với các tài khoản ngân hàng hoạt động, và thẻ tín dụng;
- Đánh giá rủi ro: Biết cách phân tích số liệu để nhận diện rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải.
Chuyên môn
Tốt nghiệp ngành ngân hàng, tài chính, kinh tế, kế toán, quản trị kinh doanh, ngoại thương.
Kỹ năng
- Khả năng phân tích cả về phương diện tài chính và về rủi ro;
- Kỹ năng giao tiếp, nói và viết. Giao tiếp cần phải rõ ràng, súc tích và giải thích xem mối quan tâm lớn nhất là gì (rất nhiều người có khoảng thời gian có thể tập trung nghe người khác nói rất ngắn);
- Trung thực và chuyên nghiệp là điều cần thiết mà Nhân viên kiểm toán phải có. Điều này hiển nhiên là quan trọng trong suốt quá trình cung cấp dịch vụ của kiểm toán nội bộ.
Nơi nào cho bạn những kỹ năng này?
Bạn cần phải chủ động rèn luyện kỹ năng giao tiếp, tư vấn và thấu hiểu tâm lý khách hàng. Bạn nên tích lũy kinh nghiệm ngay từ những công việc như part-time về bán hàng, tham gia các khóa đào tạo kỹ năng bán hàng, tài chính tín dụng,…
Ngoại ngữ là một yếu tố quan trọng để bạn mở rộng đối tượng khách hàng và khả năng thăng tiến trong công việc. Cho nên bạn cần rèn luyện vốn ngoại ngữ của bạn ngay từ bây giờ.
Tích lũy kiến thức thực tế ở đâu?
Đối với công việc này, đòi hỏi bạn phải xây dựng cho mình một nền tảng vững chắc về tín dụng ngân hàng. Bạn có thể học tại các trường như đại học Ngân Hàng, Ngoại thương,… hoặc tham gia các khóa học ngắn hạn (khi bạn đã có kiến thức cơ bản và tốt nghiệp các ngành liên quan) như tại UB Academy, FMIT , AFA, SMARTTRAIN,…
Chức năng của kiểm toán nội bộ là làm gì?
Các quan điểm trước đây cho rằng kiểm toán nội bộ chịu trách nhiệm trong việc kiểm toán báo cáo tài chính và tập trung vào công tác kiểm tra kế toán, thông tin tài chính của công ty.
Tuy nhiên quan điểm của kiểm toán nội bộ hiện đại đã được mở rộng không còn giới hạn ở công tác kiểm tra báo cáo tài chính mà thêm vào đó là công tác kiểm toán tính hiệu quả, tính tuân thủ của mọi hoạt động cũng như tư vấn cho nhà quản lý hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ.