Tài liệu thi tuyển công chức ngành quản lý đất đai, kinh tế nông nghiệp Quản lý đất đai là một trong những ngành học luôn thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ trong những kỳ tuyển sinh, tuy nhiên cũng còn có nhiều bạn chưa hiểu rõ ngành Quản lý đất đai là gì, học gì, làm gì, mức lương bao nhiêu, xét tuyển khối nào, trường nào, ở đấu, lấy bao nhiêu điểm?… vậy chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết này.
Nội dung chính:
Ngành Quản lý đất đai là gì?
Ngành Quản lý đất đai hiểu một cách đơn giản là làm về công tác quản lý đất đai, lập Hồ sơ địa chính phục vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân,… đảm bảo quy trình, hợp lý theo pháp luật.
Ngành Quản lý đất đai học gì?
Theo Chương trình đạo tạo ngành ngành Quản lý đất đai bạn được trang bị kiến thức về:quản lý nhà nước về tài nguyên đất, đánh giá, phân hạng đất, thiết lập bản đồ; đồng thời, nghiên cứu các giải pháp kinh tế kỹ thuật, thực hiện các phương án sử dụng đất đai, giải quyết tranh chấp, đền bù đất nông thôn và đô thị.
Tùy vào đặc trưng công việc bạn có thể tham gia thêm các khóa học để bổ sung kiến thức liên quan (như bất động sản, địa ốc), cũng như rèn luyện những kỹ năng mềm quan trọng như: giao tiếp, khả năng truyền đạt thông tin, khả năng làm việc nhóm, hay giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn một cách độc lập và hiệu quả…
Nội dung chính các học phần cơ sở và chuyên môn:Trắc địa cơ sở, Bản đồ địa chính, Đất và bảo vệ đất, Hệ thống thông tin địa lý (GIS), Kinh tế đất, Đo đạc địa chính,Quy hoạch sử dụng đất, Giao đất, thu hồi đất, Định giá bất động sản, Đăng ký và thống kê đất đai, nhà ở, Thanh tra đất đai
Ngành Quản lý đất đai ra trường làm gì?
– Sau khi tốt nghiệp ngành Quản lý đất đai, tùy theo năng lực chuyên môn và kinh nghiệm, bạn có thể làm ở cơ quan quản lý đất đai của nhà nước: Bộ tài nguyên môi trường, sở TN&MT cấp thành phố, Văn phòng đăng ký đất đai các cấp, cán bộ địa chính cấp phường. Các cơ quan chuyên ngành: cục quản lý đất đai, trung tâm phát triển quỹ đất, viện nghiên cứu địa chính…
– Bạn có thể làm tại các công ty bất động sản, môi giới, định giá (phải có chứng chỉ), công ty bản đồ, trắc địa, quy hoạch. Bạn nên học tốt thêm ngoại ngữ, luật thì khả năng linh động trong công việc sẽ cao hơn.
– Khi ra truờng bạn có thể xin vào sở TNMT, phòng tài nguyên MT các quận, huyện, các công ty đo đạc để làm việc. Trong STNMT và Quận, huyện công việc là quản lý hồ sỏ nhà đất, địa chính, cấp giấy chứng nhận, công ty tư nhân thì làm công tác đo vẽ.
Mức lương ngành Quản lý đất đai là bao nhiêu?
Cũng như các ngành nghề khác, mức lương của Quản lý đất đai cũng tuỳ thuộc vào kinh nghiệm và năng lực, tuy nhiên mức lương khởi đầu cũng khá tốt so với các ngành nghề khác. Theo như khảo sát các sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý đất đai tại Trường Cao đẳng Miền Nam, mức lương mới ra trường của các bạn dao động vào mức 4 – 7 triệu đồng, mức lương sẽ tăng theo số năm kinh nghiệm và năng lực làm việc.
Ngành Quản lý đất đai xét tuyển tổ hợp môn nào? khối nào?
Hầu hết các trường xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia còn 1 số trường có thêm hình thức xét tuyển bằng học bạ THPT. Các tổ hợp môn xét tuyển Ngành quản lý đất đai là Khối A00 (Toán – Lý – Hoá), A01 (Toán – Lý – Văn), B (Toán – Hoá – Sinh), D01 (Toán – Văn – Anh)
Ngành Quản lý đất đai lấy bao nhiêu điểm?
Tùy theo từng trường, chất lượng và số lượng hồ sơ ứng tuyển sẽ có các mức điểm chuẩn khác nhau, theo như năm trước Điểm chuẩn ngành Quản lý đất đai ở trình độ đại học một số trường tại Tp.HCM như sau:
Trường tuyển | Tổ hợp môn xét tuyển | Điểm xét tuyển 2018 |
ĐH Tài Nguyên môi trường TPHCM | A00; A01; B00; D01 | 15.50 |
Đại Học Nông Lâm TPHCM | A00; A01; D07 | 17.00 |
Trường nào đào tạo ngành Quản lý đất đai tại Tp HCM?
Trường đào tạo | Tên ngành | Tổ hợp môn xét tuyển |
ĐH Tài Nguyên môi trường TPHCM | Quản lý đất đai | A00; A01; B00; D01 |
Đại Học Lâm Nghiệp ( Cơ sở 2 ) | Quản lý đất đai | A00; A01; B00; D01 |
Đại Học Nông Lâm TPHCM | Quản lý đất đai | A00; A01; D07 |
TT | Tên tài liệu | Giới hạn | Ghi chú |
1 | Luật Đất đai | Các Điều: 4, 6, 13, 22, 41, 54, 55, 56, 57, 58,59,60, 61, 62, 63 87, 106, Mục 2 và 3 Chương II, Mục 1 và 2 Chương III, | |
2 | Nghị định 181 | Các Điều: 33, 34, 36, 45, 57, 68,71,78, 80, 84, 86, 87. | |
3 | Các tài liệu khác | Ngoài ra cần tham khảo Luật Nhà ở, các Nghị định số: 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007, Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009, Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 và số 121/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010, 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ. |