Ngành kỹ thuật máy tính là gì ?

Khi nghe tới tên ngành KỸ THUẬT MÁY TÍNH hầu hết các bạn học sinh đều nghĩ ngành này liên quan nhiều đến việc làm (lập trình phần mềm) trên máy vi tính; hoặc một số bạn khác thì lại suy luận ngành này liên quan đến việc lắp ráp máy vi tính cho người ta xài hoặc lắp ráp máy vi tính cho công ty. Nhưng ngành này không phải như các bạn suy luận như thế.

Vai trò và vị trí của ngành Kỹ thuật máy tính

Ngành khoa học máy tính có tên tiếng anh Computer Engineering là ngành rất phát triển trên thế giới thu hút nguồn nhân lực khổng lồ và đang tiếp tục phát triển rất mạnh mẽ. Ngành khoa học máy tính là ngành giao thoa giữa ngành kỹ thuật điện tử và công nghệ thông tin. Khối lượng kiến thức và công việc của ngành này liên quan đến ngành điện tử rất nhiều. Điểm khác biệt so với ngành điện tử là kỹ thuật máy tính đưa các chương trình phần mềm chạy thẳng trên hệ thống mạch điện tử theo yêu cầu. Để đưa được chương trình phần mềm chạy trên các hệ thống điện tử này, đòi hỏi có thêm lượng kiến thức khoa học từ ngành công nghệ thông tin.

Vì sao ngành này được sinh ra?

Thực tế là mạch điện tử đơn thuần không thể chạy được các chức năng phức tạp trên đó, và chỉ hoạt động theo một công năng duy nhất. Nhưng với yêu cầu của khoa học hiện đại, người ta cần có các thiết bị phải thật nhỏ gọn, hoạt động một cách thông minh hơn, phức tạp hơn. Vì vậy người ta xây dựng và tích hợp các chip điện tử có thể lập trình lên các mạch điện tử, đến lúc này các mạch điện tử chỉ còn đóng vai trò nền tảng, việc hoạt động và chức năng của mạch điện tử phụ thuộc vào người lập trình cho chip đó. Ví dụ như một máy MP3 nhỏ gọn vừa nghe nhạc, vừa thu âm, vừa lưu thông tin, vừa dùng để mở cửa… bao gồm các mạch điện tử nhỏ gọn và các chương trình được lập trình cho mạch điện tử đó hoạt động.

Vì sao người ta không sử dụng máy vi tính để điều khiển?

Một phần vì người ta cần tiết kiệm không gian, thiết bị, cũng như chi phí. Tiếp nữa là thiết bị phải nhỏ gọn, phải chạy liên tục và không bị lỗi trong nhiều môi trường khác nhau, điện năng khác nhau. 

Ví dụ khác: bộ não của một chú robot thông minh là các mạch điện tử nhỏ gọn được lập trình; việc nó thông minh đến mức nào là phụ thuộc vào người lập trình cung phương pháp lập trình. Các mạch điện tử nhỏ gọn hoạt động theo các chương trình được lập trình này chính là công việc của ngành khoa học máy tính.

Thế giới hiện tại đang chuyển mình với các thiết bị yêu cầu ngày càng thông minh và nhỏ gọn hơn: xe hơi thông minh, điện thoại thông minh, đồng hồ thông minh, áo thông minh, chìa khóa thông minh… Các hệ thống điều khiển dần chuyển sang các hệ thống điều khiển thông minh cả trong hoạt động công nghiệp và đời sống. Chính vì vậy, ngành kỹ thuật máy tính đang có nhu cầu rất rất lớn. Một vài công việc của ngành này như thiết kế các cấu trúc máy tính, các công nghệ để thiết kế chip, xử lý thuật toán một cách tối ưu bằng phần cứng, hay nghiên cứu để giải quyết các vấn đề cần nhiều công suất của máy tính ví dụ mô phỏng hoạt động của não người chẳng hạn.

Theo học ngành khoa học máy tính

Các thông tin định hướng nghề nghiệp về ngành khoa học máy tính đều chỉ ra điểm đặc trưng của ngành này cần nền tảng của hai ngành là điện tử và công nghệ thông tin. Phần nhiều liên quan về điện tử nên thường người ta xếp ngành này vào nhóm ngành điện tử. Do vậy khối lượng kiến thức liên quan đến điện tử sẽ nhiều trong thời gian học ban đầu. Các kiến thức về công nghệ thông tin cũng không thể thiếu nằm trong phạm vi của ngành này.

Theo những kỹ sư trong ngành, ngành này khá thú vị vì giải quyết được hầu hết các vấn đề của đời sống, cũng như trong công nghiệp. Tuy vậy đòi hỏi khả năng tư duy tốt, thiên hướng suy luận toán học, cùng với đó cần độ tập trung cao, chịu khó tìm hiểu nghiên cứu.

Cơ hội nghề nghiệp

Khi công nghệ máy tính đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong mọi khía cạnh của cuộc sống hiện đại, bạn có thể thấy khoa học máy tính đã và đang đáp ứng những nhu cầu cao trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau; chẳng hạn như các tổ chức tài chính, các công ty tư vấn quản lý, các công ty phần mềm, các công ty truyền thông, kho dữ liệu, các công ty đa quốc gia (liên quan đến CNTT, dịch vụ tài chính và các tổ chức khác), các cơ quan chính phủ, các trường đại học và bệnh viện. Vì vậy, cơ hội việc làm dành cho sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính rất nhiều, bao gồm:

  • Kỹ sư máy tính
  • Kỹ sư hệ thống
  • Người phát triển phần mềm
  • Lập trình viên
  • Trưởng phòng Công nghệ (CTO)
  • Giám đốc kỹ thuật CNTT
  • Kiến trúc sư kỹ thuật
  • Quản lý hỗ trợ kỹ thuật
  • Trưởng phòng dịch vụ CNTT
  • Kỹ sư ứng dụng
  • Nhà phát triển Mainframe
  • Kiến trúc sư phần mềm
  • Chuyên viên đảm bảo chất lượng phần mềm
  • Trình quản lý kho dữ liệu
  • Quản lý phát triển ứng dụng
  • Kiến trúc sư ứng dụng

Cơ hội việc làm của ngành khoa học máy tính Kỹ sư kỹ thuật máy tính

  • Kỹ sư, kỹ thuât máy tính có nhiều vị trí công việc ở khắp các nhà máy điện tử (như INTEL, SAMSUNG, Nokia, Viettel, Mobile Phone, Vina Phone…)
  • Vị trí công việc tại các nhà máy sản xuất thiết bị gia dụng như LG Electronics, Toshiba, Panasonic…
  • Vị trí tại các công ty sản xuất máy móc và thiết bị công nghiệp. Vận hành các hệ thống máy tính hệ thống server lớn nhỏ trong các công ty.

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);