Dấu hiệu tâm lý cho thấy bạn đang lừa dối chính mình

Dấu hiệu tâm lý cho thấy bạn đang lừa dối chính mình, Bạn có đang tự lừa dối chính mình? Trả lời câu hỏi này có thể khó khăn vì việc lừa dối bản thân của chúng ta thường rất vô thức. Trong cuốn sách Tư duy truy tìm sự thật thì chúng ta hay có xu hướng tự lừa dối bản thân là vì muốn có một tinh thần ổn định hơn. Dưới đây là một vài dấu hiệu bạn nên chú ý:

Bạn cảm thấy như đang chạy trốn khỏi thứ gì đó

Thật khó để thừa nhận… nhưng bạn sẽ cảm thấy như đang cố gắng trốn chạy khỏi điều gì đó; có thể là một suy nghĩ, một nhận thức, một sự thật phũ phàng nào đó? Có gì đó đang lẩn khuất trong bóng tối, và bạn không thích điều này. Bạn cảm thấy cần phải trốn thoát, nhưng bạn không biết tại sao.

Bạn liên tục biện minh cho hành vi của người khác

Để trốn tránh sự thật, bạn thấy mình đang bào chữa cho người những khác và hành vi xấu của họ. Ví dụ, bạn có thể nói với bản thân mình rằng người chồng đang lạm dụng tình cảm của bạn chỉ là đang “xả bớt căng thẳng trong công việc”, hoặc người bạn đâm sau lưng bạn “chỉ đang mắc một sai lầm ngớ ngẩn”. Biện minh cho cách cư xử của người khác dễ dàng hơn nhiều so với việc đối mặt với sự thật và đưa ra các quyết định khó khăn.

Bạn liên tục biện minh cho hành vi của chính mình

“Tôi không làm tổn thương anh ấy, tôi chỉ dạy cho anh ấy một bài học”, “Tôi không ghét công việc của mình, tôi chỉ cảm thấy hơi căng thẳng”, “Tôi không thể rời đi, tôi không có lựa chọn nào khác”, “Tôi không sợ thoát ra khỏi vùng thoải mái của mình, tôi chỉ quá bận rộn với những việc mình xác định sẽ làm”. Tự biện minh chính là sự lừa dối: một mặt nó khiến chúng ta tin rằng chúng ta có một “lý do chính đáng”, nhưng ở mặt khác, các lý do đó hết sức nhảm nhí. Chúng ta không ý thức được việc mình chỉ đang tạo ra những cái cớ, nhưng, một cách có ý thức, chúng ta lại lãng quên chúng.

Bạn có thái độ cứng nhắc

Bạn không thể chấp nhận bị đổ lỗi hoặc chịu trách nhiệm cho bất cứ điều gì đã xảy ra, thay vào đó, luôn đổ lỗi cho người khác. Biểu hiện của việc luôn nghĩ bản thân là người đúng và những người khác luôn luôn sai, thực chất để che giấu một nỗi sợ hãi vô cùng lớn. Bên dưới lối suy nghĩ hẹp hòi đó, bạn che giấu nỗi sợ hãi phải trả lời sự thật, vì vậy trong nỗ lực trốn tránh thực tại, bạn hình thành những rào cản tinh thần cứng nhắc và “chỉ tay” vào người khác.

Bạn cảm thấy mình giả tạo

Bạn dường như không thể rũ bỏ được cảm giác rằng bạn là một kẻ “giả mạo” hay “giả tạo”. Bên trong con người bạn, có một cảm giác rằng bạn đang mất kết nối với chính bản thân mình. Bạn đi đến những nơi không muốn đi. Bạn làm thân với những người bạn không thích. Bạn mua những thứ không đủ khả năng chi trả. Bạn cười khi trò đùa thậm chí còn không vui. Bạn không biết những gì làm cho bạn hạnh phúc hoặc những ai mà bạn thực sự muốn trở thành trong cuộc sống này nữa.

Bạn thích nhìn đời qua lăng kính màu hồng

Bạn thích sống trong một thế giới đầy mơ mộng hơn là trong thực tế. Chẳng hạn, trong các mối quan hệ, bạn phóng chiếu những tưởng tượng của mình lên đối tác của mình, tin rằng mọi thứ đều ổn, ngay cả khi nó không ổn. Phần phẩm chất duy tâm trong bạn tin rằng bạn có thể khiến mọi thứ trở nên tốt đẹp, nhưng chủ nghĩa lý tưởng của bạn là một hình thức thoát ly che khuất đi sự thật. Để tự xoa dịu mình trước những thực tế khắc nghiệt của cuộc sống, bạn lựa chọn nhìn thế giới theo cách ngây ngô.

Bạn không thích nghe lời khuyên của người khác

Khi một người bạn, đồng nghiệp hoặc thành viên gia đình cho bạn một góc nhìn mới mẻ về vấn đề của bạn, ngay lập tức bạn khép kín lại. Những cảm giác như giận dữ, buồn bã và cáu kỉnh được bị kích động bên trong bạn, và thường khiến bạn đả kích vào những con người tội nghiệp “dám” giúp đỡ bạn. Tại sao điều này lại xảy ra? Khi bạn đang tự dối lòng mình, bạn sẽ có xu hướng thiên vị những người trấn an bạn – chứ không phải thách thức bạn. Bất cứ ai thách thức bạn, ngay cả với ý định tốt nhất, đều có nguy cơ phơi bày lời nói dối được tạo dựng một cách công phu của bạn.

Bạn mang theo nỗi lo lắng tận trong sâu thẳm

Bất kể bạn làm gì, bạn luôn cảm thấy sự khó chịu lẩn quẩn đâu đó và bất an theo bạn ở khắp mọi nơi. Cảm giác khó chịu này khiến bạn liên tục tự vấn bản thân mình và tự hỏi liệu bạn đã thực sự làm đúng hay đưa ra quyết định tốt nhất hay chưa. Đôi khi sự lo lắng từ sâu thẳm này có thể biểu hiện như một cảm giác tội lỗi mà bạn không muốn đối mặt và cố gắng chôn vùi.

Trái tim của bạn mâu thuẫn với tâm trí

Bạn liên tục cố gắng thuyết phục bản thân rằng mọi thứ đều ổn và bạn kiểm soát được tình hình, trong khi về mặt cảm xúc, bạn hoàn toàn sụp đổ. Bạn có thể thấy mình bùng nổ trong sự tức giận với người khác hoặc cố gắng che giấu những giọt nước mắt của mình, và bạn có thể tự hỏi những cảm xúc như vậy đến từ đâu. Nếu bạn cực kỳ mất kết nối với trái tim, bạn có thể thấy cảm xúc của mình được biểu lộ bằng cơ thể để thay thế vào đó.

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu Blog

Cuộc sống - cho đi là còn mãi- chia sẻ và yêu thương!

Chào các bạn- Mình là Ngô Hải Long - Ceo công ty Giải pháp số LBK- Chuyên seo web, quảng cáo Google , Facebook, Zalo và lập trình web wordpress, App (ứng dụng) IOS, Android. Các blog lập ra với mục đích chia sẻ kiến thức cuộc sống, thủ thuật máy tính, việc làm, tài liệu miễn phí. Trong quá trình đội ngũ biên soạn không tránh khỏi thiếu sót hoặc trùng lặp nội dung với các quý blog khác, thành thật xin lỗi nếu có sự cố đó xảy ra - Vậy bạn Vui lòng liên hệ giúp tới ngolonglbk@gmail.com nếu có bất cứ ý kiến, thắc mắc , yêu cầu xóa bài nào! Trân trọng cám ơn các bạn!

Chào mừng các bạn đến với  ngolongnd.net - Blog thư giãn và chia sẻ kiến thức, tài liệu miễn phí! 

Liên hệ quảng cáo- mua back link tại đây

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);