Chia sẻ kinh nghiệm kiếm tiền từ Youtube chân thành

Chia sẻ kinh nghiệm kiếm tiền từ Youtube chân thành .Chia sẻ kinh nghiệm sáng tạo nội Youtube cho người mới bắt đầu- Từ bạn Tùng Dương

Kiếm tiền từ YouTube như thế nào, Video bao nhiêu phút thì được tiền trên YouTube, Cách kiếm tiền trên Youtube cho người mới bắt đầu, hướng dẫn làm youtube trên điện thoại kiếm 80tr/tháng, Youtube lấy tiền từ đâu để trả cho Youtuber, Cách bật kiếm tiền Youtube nhanh nhất, 12 cách kiếm tiền trên Youtube, Cách kiếm tiền qua YouTube và Facebook

Chia sẻ kinh nghiệm kiếm tiền từ Youtube chân thành
Chia sẻ kinh nghiệm kiếm tiền từ Youtube chân thành
7 năm làm Sáng tạo nội dung
Em góp vui một chút câu chuyện cá nhân về nghề Sáng tạo nội dung sau 7 năm làm việc.
Năm 2015, là lúc em lấy hết can đảm để bắt đầu sản xuất nội dung trên nền tảng này. Lúc đó em chỉ đơn giản là làm vì đam mê.
Sau 7 năm cố gắng, em có được 1 nút vàng, 3 nút bạc cho cá nhân, hiện đang quản lý một studio những anh em giống mình ngày xưa, và mọi người cũng có những thành quả đầu tay như 3 nút bạc, sắp tới sẽ còn có thêm nút vàng nữa.
Em viết tus này là chia sẻ về câu chuyện cá nhân, nếu anh chị ủng hộ em sẽ làm một tus chia sẻ kinh nghiệm cá nhân cho những người mới bắt đầu nữa nhen.

Những điều cần lưu ý khi Sáng tạo nội dung cho người mới bắt đầu:

Bước 1: Tìm sở thích:
– Trên Youtube thì có vô số nội dung, và nếu làm nội dung hay thì làm gì người ta cũng xem, thích ăn sẽ có người xem ăn, du lịch sẽ có người xem du lịch.
Vậy nên đầu tiên là cần tìm ra sở thích và đam mê của chính mình, vì phải thích thì mới theo nó lâu dài được, làm nội dung mà không thích thì về lâu về dài nó sẽ như cực hình, và nó sẽ giới hạn chất lượng nội dung rất nhiều.
Bước 2: Lên kế hoạch phát triển:
-Làm gì cũng nên có kế hoạch, Youtube cũng vậy, sau khi tìm được sở thích, bạn cần chia nhỏ những ngách nội dung và lên kế hoạch cho từng mảng nhỏ một để thử nghiệm độ hiệu quả.
Ví dụ: Bạn thích du lịch, vậy thì kênh sẽ làm về du lịch trong nước hay nước ngoài? Tour hay tự túc? Sang chảnh hay khám phá hoang dã? Càng cụ thể càng dễ định hướng nội dung.
Với mỗi nội dung ngách, bạn nên thử nghiệm khoảng 3-5 video để xem sự thích nghi của bản thân cũng như phản hồi của khán giả trước khi thử các loại nội dung khác. Nếu phản hồi tốt, bạn thích thì làm tiếp, nếu tệ thì thay đổi.
Bước 3: Khắc phục khuyết điểm và các lưu ý:
-Một số người bắt đầu thì nghĩ rằng nên đầu tư vào máy móc, thiết bị, nhưng hướng đi này không hoàn toàn đúng, tốt nhất là đầu tư vào kiến thức để khắc phục khuyết điểm bản thân, ví dụ như:
Bạn nói chưa hay? hãy đọc sách và tìm hiểu về nội dung định nói nhiều hơn, hãy luyện nói ở nhà và với bạn bè cho tự nhiên, đọc các sách hướng dẫn về thuyết trình hoặc tham gia khóa học thuyết trình.
Bạn quay chưa đẹp? Đừng vội mua camera xịn hơn mà hãy tham gia học quay phim cơ bản đã, học về ánh sáng, khẩu độ, góc máy, rồi lúc đó mới tính đến nâng cấp chất lượng hình ảnh. Trong hầu hết các trường hợp cơ bản, bạn chỉ cần camera điện thoại là ổn.
Quan trọng nhất là: Đừng cầu toàn.
Nhiều người không dám bắt đầu sản xuất nội dung vì sợ nhiều thứ: Sợ nói không hay, sợ không xinh đẹp, sợ nhạt, sợ quay xấu, v..v….Nhưng nếu bạn không bắt đầu, thì bạn sẽ chẳng bao giờ khắc phục được điểm yếu của bạn cả.
Tốt nhất là: Có gì, làm đấy, làm đến đâu, khắc phục đến đấy. Làm youtube cũng như nuôi một đứa trẻ con, khán giả thích thấy bạn trưởng thành qua từng ngày hơn là bụp vào ngay một con người hoàn hảo về mọi mặt.
Đó là một số kinh nghiệm ban đầu của em/mình, hi vọng mọi người thấy bổ ích và chúc mọi người thành công!

Phần 2: Xác định giá trị


Hi mọi người, sau khi làm phần một về chia sẻ kinh nghiệm, nhiều anh chị em inbox hỏi thêm về cách định hướng nội dung quá, mà em thì không rep từng người được, nên em làm phần 2 này mong giúp được mọi người trên con đường làm nội dung:
Khi làm nội dung cho Youtube nói riêng và nội dung cho hầu hết các nền tảng nỏi chung, một trong những việc quan trọng nhất mọi người cần làm là xác định được giá trị của nội dung mình làm
Thông thường, khi làm nội dung, em thường xác định giá trị nội dung của mình theo quy tắc chữ E (Entertaining/ Educational), tức là hoặc có tính giải trí, hoặc có tính giáo dục: Lưu ý là hai tính chất này có thể cùng xuất hiện trong một video, nhưng sẽ luôn có một đặc tính trội hơn.
– Nếu xác định nội dung mang tính giải trí là chính, vậy thì hãy làm những video thật hài hước, bớt tính học thuật, sao cho người xem thấy thoải mái nhất có thể. Một số kiểu chủ đề thường đặt nặng tính giải trí là: Game, Thử thách, Phỏng vấn đời thường, v…v… Các chủ đề có đặc điểm chung là dễ xem dễ hiểu dễ tiêu thụ, người xem không cần hiểu nhiều mà vẫn thấy buồn cười.
– Nếu xác định nội dung nặng tính giáo dục, thì hãy hỏi bản thân: Khán giả xem xong sẽ học hỏi được điều gì? Ví dụ làm video về một sự kiện thú vị trong lịch sử, thì hãy đặt trọng tâm vào sự kiện đó (Nguyên nhân, diễn biến, kết quả của sự kiện), tránh bớt các tình tiết rườm rà bên ngoài, để khán giả xem xong họ lập tức tiếp nhận được chủ đề chính. Sau khi xác định người xem sẽ nhận được những gì họ kỳ vọng, thì mới thêm các tình tiết hài hước để cuốn hút hơn. Một số dạng nội dung phù hợp với kiểu này là: Phân tích lịch sử, top 10, sự thật thú vị, v…v…

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);