Lối đi nào phù hợp cho tuổi 18 ? định hướng ra làm sao ?

Người ta vẫn thường hay nhắc về tuổi 18 như một cơn mưa rào mùa hạ, mà có lẽ ai trong cuộc đời này khi đã đi qua, đã từng bị cảm lạnh vì tắm mưa, chúng ta vẫn muốn được đắm mình trong cơn mưa ấy thêm một lần nữa. Thế nhưng, ở cái tuổi đẹp và nhiều mộng mơ nhất ấy, mỗi chúng ta đều đã từng lựa chọn cho mình một lối đi riêng, một con đường để tự bước về tương lai phía trước.

Lối đi nào phù hợp cho tuổi 18 ? định hướng ra làm sao ?
Lối đi nào phù hợp cho tuổi 18 ? định hướng ra làm sao ?

Tuổi 18, bật khóc, bật cười vì những chuyện không đâu. Dễ lo âu với những chuyện cỏn con.

Suốt 12 năm ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta đi lên từ những bậc thang của lớp tiểu học, trung học cơ sở rồi lại đến trung học phổ thông. Có vui đấy, và cũng đôi lần buồn đấy. Tuy nhiên, đã bao giờ bạn tự hỏi chính mình: “Vì sao tôi lại phải đi học?” hay “Vì sao tôi phải lặp lại những điều này mỗi ngày mà chính mình cũng không hiểu lý do?”. Tôi đã từng vài lần thức dậy vào buổi sáng và chỉ muốn cuộn mình nằm im trong chăn với cái không khí lành lạnh của buổi sóm, không muốn đi học và cũng chẳng tha thiết gì việc đến lớp để gặp bạn bè, thầy cô. Tôi đã từng giận dỗi cha mẹ vì ép mình làm những điều tôi không thích, giận dỗi bạn bè khi nó không chờ mình về chung… Và có lẽ, chúng ta đã từng trẻ con như thế đấy.

Tuổi 18, mông lung giữa sự tự do và sự nghiệp, gia đình với những người thân, làm sao có thể an tâm mà lo nghĩ cho tương lai.

Lớn hơn một chút, chúng ta biết được mình phải học vì tương lai của bản thân, vì để chăm lo cho cha mẹ có một cuộc sống tốt hơn, vì mình cũng có những ước mơ còn chưa được thực hiện. Thế nhưng, phải làm bằng cách nào đây?

Ở Việt Nam, người ta hay mặc định rằng học xong cấp 3, sau khi bạn hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp, bạn phải nhất định vào được đại học thì mới gọi là có tương lai. Nếu lỡ không may thi trượt, phải vào một trường cao đẳng nào đó, không thì chỉ có nước… làm công nhân.

Lựa chọn của đa phần học sinh Việt Nam chỉ gói gọn như thế đấy. Đôi khi những đứa trẻ ấy còn chưa định hình được mình thích làm gì, sở trường của mình là gì đã phải tham gia vào cuộc chiến cân đong đo đếm giữa những ngành hot của Việt Nam mà người ta vẫn hay bảo nhau rằng: “Ừ, bác sĩ này, kỹ sư, nhân viên ngân hàng này,… những nghề này mới là tốt”. Để rồi trong 1.000.000 học sinh tuổi 18 mỗi năm tham gia kỳ thi tốt nghiệp và xét tuyển lên đại học, có biết bao nhiêu ‘đứa trẻ’ phải bật khóc nhận ra sau một, hai năm thậm chí đã trải qua 4 năm đại học mới ngộ ra rằng đây không phải là ngành, nghề mà mình thích. Thế nhưng lúc ấy đã đi được một nửa, hoặc hết cả đoạn đường dài vừa qua rồi, chúng ta ngại phải thay đổi, hoặc cũng chẳng còn đủ tự tin để dám làm một cuộc cải cách lại cuộc đời mình. Cứ thế, những cánh chim lạc loài đã lỡ phóng lao thì phải theo lao, hằng ngày vẫn cứ làm những việc lặp lại nhau trong vô định, không tìm thấy niềm vui, cũng chẳng biết cách thay đổi.

Tuổi 18 đẹp, nhiệt huyết và tràn đầy sức sống. Tựa như một chương của cuốn sách, khời đầu hoàn hảo cho một cuốn sách hay.

Bản thân cũng là một người đã bước qua độ tuổi 18, và mai mắn chọn cho mình được một ngành học phù hợp với sở thích của bản thân. Tôi mong muốn mình có thể được lắng nghe, chia sẻ cùng những nỗi băn khoăn của “lứa tuổi 18” đẹp những chênh vênh ấy.
 
Tuổi 18, em hãy cứ thử, và hãy mạnh dạn chấp nhận những rủi ro. Bởi lẽ khi em trải nghiệm đủ, thử qua nhiều thứ, em sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm ra và lựa chọn cho mình đâu là sở thích, sở trường của mình. Và khi được làm những điều mà em thích, em sẽ thấy cuộc đời này nó “lạ” lắm. Nó lạ ở chỗ, mỗi sáng thức dậy, em thấy mình vui vẻ, đầy năng lượng lắm khi chuẩn bị đi học, đi làm những thứ mình thực sự quan tâm.
 
 
Nó “lạ” ở chỗ, dù việc học, làm những điều đấy có mệt, có vất vả đấy, những em vẫn thấy rất xứng đáng, và cũng rất vui. Nó còn “lạ” ở chỗ, khi em nhìn thấy được những thành công dù là nhỏ nhất từ việc làm những điều em thích, em sẽ thấy mình càng được tiếp thêm sức, có đủ lý do để thuyết phục người thân, gia đình tin vào điều mình làm và lại ngày càng hang say hơn. Dĩ nhiên, cuộc đời này không phải là một con đường trải đầy hoa hồng đang chờ đón em.
 
Đôi khi ngay chính khi làm những điều em thích, đôi lúc em cũng sẽ gặp những khó khăn làm chân em chùn bước và suy nghĩ. Nhưng nếu em nghĩ về những cố gắng của mình trước đây, nhớ về lý do mình đã chọn và gắn bó, em sẽ tìm lại được cảm xúc để tiếp tục bước con đường của mình. Hoặc nếu, em thấy mình không còn phù hợp với những thứ này nữa thì cũng chẳng sao cả. Bởi, những việc em làm và con đường em đã đi qua đều là những quyết định của em. 18 tuổi, chúng ta đủ tuổi để chấp hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật, thì 18 tuổi, em cũng có thể đủ can đảm để quyết định và chịu trách nhiệm về con đường đi của chính mình. Có rất nhiều người phải đến độ tuổi 30, 40 thậm chí 50 60 tuổi mới khởi nghiệp thành công và tìm cho mình con đường đi đúng đắn. Em đang ở độ tuổi của thanh xuân, của tuôi trẻ nên cứ hết mình với nó và chào đón những điều đến trong đời mình.
 
Có câu nói: “Mọi thứ đến trong cuộc đời của chúng ta đều có lý do của nó.” Nếu không để lại thành công, thì nó cũng sẽ là những trải nghiệm, kinh nghiệm quý báu mà không có cuốn sách hay bậc truyền cảm hứng nào mang lại được cho chính em.

Tuổi 18 hướng về mục tiêu phía trước với bao hoài bão, ước mơ thay đổi cuộc sống. Ước mình có đôi cánh thật khỏe để tự do bay trên bầu trời.

Con đường đi đến thành công có rất nhiều hướng. Không phải cứ vào cánh cửa đại học thì em sẽ thành công, và cũng không phải không vào được đại học thì em sẽ thất bại, sẽ là những tầng lớp dưới cùng của xã hội. Việc học đại học ngày nay không còn giống như ngày xưa. Nó không phải là đích đến của thành công mà là một trong những con đường có thể dẫn em đến với điểm đích mà em muốn.
 
Ngày nay, em có nhiều sự lựa chọn hơn như thế. Ngoài việc vào đại học, em có thể đi du học để đến một đất nước khác, biết thêm được nhiều kiến thức mới bổ ích mà tại quốc gia của em, môi trường hiện tại của em không đủ cung cấp. Khi em vươn đôi cánh xa và rộng hơn, tầm mắt của em cũng sẽ cao, và rộng hơn rất nhiều.
 
 
Em được tiếp thu thêm một và nhiều hơn những nền văn hóa, gặp gỡ và biết đến những con người, vùng đất, món ăn, phong tục, tập quán, phong cảnh, thiên nhiên,… mà trước đây hoặc nếu như em cứ đứng ở một chỗ sẽ không bao giờ được biết hoặc chỉ được biết qua sách sở, điện thoại. Đi nhiều hơn, em sẽ có những trải nghiệm, những kỷ niệm đáng nhớ và đẹp nhất như một chương sách nhiều điều thú vị. Vốn dĩ, cuộc đời mỗi người không phải được đo bằng số năm chúng ta sống mà là bằng những nơi mà ta đi qua, những trải nghiệm mà mình tích lũy được và cả những người ta gặp. Hơn nữa, khi em tiếp thu thêm nền kiến thức hiện đại và những nền văn hóa mới, chính em sẽ là người mang lại hạnh phúc cho em, cho gia đình em và cho cả quốc gia quê hương của em. Hoặc nếu không, em cũng có thể lựa chọn cho mình con đường kinh doanh khởi nghiệp, freelancer,… Thực tế đã cho thấy trong cuộc sống ngày nay, có rất nhiều bạn trẻ đã thành công với con đường của mình chứ không phải là con đường như mọi người và xã hội vẫn hay vạch ra như trước đây.
 
Nhưng dù chọn con đường nào, quyết định nào, em cũng phải cân nhắc và dũng cảm với lựa chọn của mình. Chính lúc em cảm thấy mình đã chịu trách nhiệm với con quyết định của mình thì em cũng đã trưởng thành hơn về mặt suy nghĩ rất nhiều. Ở đây, không có nghĩa là khuyến khích việc đi ngược lại với mong muốn của gia đình hay những lời khuyên từ bố mẹ.
 
Sẽ không còn gì tuyệt vời bằng việc gia đình em mong muốn cũng là điều em muốn làm. Tuy nhiên, nếu không may hai điều ấy không cùng là một, thì em hãy dùng những kiến thức và sự chính chắn, dám chịu trách nhiệm của lứa tuổi 18 của mình để thuyết phục bố mẹ. Suy cho cùng, bậc cha mẹ nào cũng chỉ muốn con mình được đi một con đường dễ dàng nhất và sáng sủa nhất. Tình yêu của cha mẹ dành cho con cái là một điều không cần phải bàn cãi.
 

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);